Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện hạng I có quy mô 600 giường với bảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số gần 600 cán bộ viên chức. Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Nam Định, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định sẽ nâng cấp lên một nghìn giường bệnh năm 2020 nhằm bảo đảm khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Thực tế về nhân lực tại phòng khám quản lý tăng huyết áp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có 2 Bác sĩ khám tại 2 phòng khám quản lý tăng huyết áp, 1 Điều dưỡng kiểm tra huyết áp cho người bệnh trước khi vào 1 trong 2 phòng khám quản lý tăng huyết áp. Thời gian làm việc của phòng khám từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 1 ngày làm việc 8 tiếng và thời gian bắt đầu khám bệnh buổi sáng từ 7h30 giờ sáng đến 11 giờ và buổi chiều từ 13h30 giờ đến 17 giờ. Như vậy thời gian khám bệnh 1 ngày tại các phòng khám quản lý tăng huyết áp là 7 tiếng.
Ước tính số lượng người bệnh thực tế đến khám trong 1 ngày khoảng 100 đến 150 người bệnh. Như vậy thời gian thu thập số liệu trong vòng khoảng 40 ngày với số lượng là 400 người bệnh thì 1 ngày nhóm nghiên cứu gồm 5 điều tra viên phỏng vấn tối thiểu được 10 người như vậy phù hợp với khả năng của nhóm nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại phòng khám quản lý THA thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
Tiêu chuẩn chọn:
- Người bệnh được chẩn đoán THA
- Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Có khả năng giao tiếp, hiểu và trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Người bệnh không có khả năng giao tiếp.
- Người bệnh có tiền sử mất ngủ và đã từng điều trị mất ngủ trước khi bị bệnh THA. - Người bệnh có thêm các bệnh lý mạn tính nặng khác như suy gan, suy thận, suy tim...
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 đến 10 năm 2016
Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám quản lý THA thuộc Khoa khám bệnh-Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định thực trạng về chất lượng giấc ngủ trên người bệnh THA và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THA
2.4 Cỡ mẫu
Áp dụng cỡ mẫu cho các nghiên cứu mô tả tính theo công thức: n=Z2( 1- /2)
( )
Với:
- n: Số người bệnh cần nghiên cứu
Z( 1- /2) ( với = 0,05) = 1,96
- p: Tỷ lệ người bệnh THA có chất lượng giấc ngủ kém của một nghiên cứu tương tự đã được Alebisu thực hiện năm 2009
- d: Độ chính xác mong muốn
Tham khảo kết quả nghiên cứu của Olutayo C. Alebiosu tháng 01 năm 2009 nghiên cứu chất lượng của giấc ngủ ở người bệnh THA, tác giả cũng sử dụng chỉ số PSQI để làm thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ. Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả cho kết quả nghiên cứu là trong 132 người bệnh THA có xấp xỉ 43% người bệnh có chất lượng giấc ngủ kém tương ứng với giá trị PSQI ≥ 5 [17].
Tham khảo một số nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê y học, trong nghiên cứu này các thông số trên được đề xuất áp dụng là p= 0,43; d=0,05. Thay vào công thức trên ta có cỡ mẫu là 375 người bệnh. Để tránh các nguy cơ người bệnh không hợp tác hoặc bỏ tham gia nghiên cứu tôi đã lấy cỡ mẫu là 400 người bệnh.
2.5 Phương pháp chọn mẫu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định hiện tại theo phần mềm quản lý bệnh nhân có khoảng 3029 người bệnh THA đang điều trị ngoại trú, mặt khác hàng ngày có thêm bệnh nhân khám mới và được cấp sổ quản lý bệnh hàng tháng. Trên thực tế, số lượt bệnh nhân khác nhau đến khám mỗi ngày khoảng 100 đến 150 người bệnh. Thời gian người bệnh đến khám hàng ngày tập trung chủ yếu từ 7 giờ đến 10 giờ và buổi chiều người bệnh đến rất ít tập trung khoảng từ 2 giờ đến 3 giờ. Trước khi được vào phòng để bác sĩ khám người bệnh được đo huyết áp và ngồi chờ trước khi vào gặp bác sĩ khám.
Thực tế nhân lực tại phòng khám có 2 bác sĩ tại 2 phòng khám và 1 Điều dưỡng kiểm tra HA trước khi người bệnh được vào 1 trong 2 phòng khám. Trong vòng khoảng 3 tiếng vào buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều theo như nhóm điều tra thử trước khi nghiên cứu mỗi ngày nhóm nghiên cứu chỉ chọn ra được khoảng 10 người, tối đa là 15 người đủ tiêu chuẩn chọn vì vậy nhóm nghiên cứu chọn hết người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn và đồng ý để tham gia nghiên cứu này.
Vì vậy, phương pháp chọn mẫu của nhóm nghiên cứu là chọn toàn bộ người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian thu thập số liệu của nhóm nghiên cứu là 40 ngày. Mỗi ngày nhóm nghiên cứu thu thập được khoảng 10 người bệnh. Trong khoảng 100 người bệnh đến khám, hàng ngày nhóm nghiên cứu phải tham khảo số khám bệnh trước đó để chọn ra người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn sau đó hỏi ỷ kiến người bệnh nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ kí vào bản đồng thuận và điều tra viên tiến hành phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu có 5 điều tra viên và mỗi ngày mỗi điều tra viên đã phỏng vấn được 2 người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn.
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
- Liên hệ với bệnh viện nơi thực hiện nghiên cứu để được sự đồng ý nghiên cứu
- Tập huấn kỹ cho 4 cộng tác viên nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu( Người phỏng vấn hỏi chậm nói rõ ràng nội dung câu hỏi để người bệnh hiểu câu hỏi một cách chính xác nhất. Khi cần người phỏng vấn sẽ phải dành thời gian để giải thích và định hướng cho người bệnh trả lời trung thực và sát với thực trạng của họ nhất.
- Tham khảo hồ sơ người bệnh (sổ khám bệnh) để chọn đối tượng nghiên cứu - Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tại bàn người bệnh sếp sổ vào bàn Điều dưỡng để chờ được đo HA nhóm nghiên cứu lựa chọn người bệnh đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu thông qua sổ khám sức khỏe của người bệnh
Bước 2: Trong thời gian người bệnh ngồi chờ để được đo huyết áp hoặc chờ vào khám bệnh, nhóm nghiên cứu gồm 5 điều tra viên lựa chọn khoảng trống thời gian thích hợp đó của người bệnh để giới thiệu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu cho người bệnh. Nếu đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu thì người bệnh sẽ ký vào bản đồng thuận ( Phụ lục 2)
Bước 3: Phổ biến cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi Bước 4: Tiến hành hỏi trên người bệnh.
Thời gian giải thích và hướng dẫn người bệnh tham gia nghiên cứu và thời gian hỏi bộ câu hỏi đã được in sẵn được tiến hành trên mỗi người bệnh khoảng 15 phút, tối đa là 20 phút.
2.7 Các biến số nghiên cứu
- Biến phụ thuộc: Chất lượng giấc ngủ
- Biến độc lập: Biến nhân khẩu học ( tuổi, giới, nghề nghiêp, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập, thời gian bị bệnh THA), kiến thức vệ sinh giấc ngủ, niềm tin và thái độ về những rối loạn chức năng giấc ngủ, thực hành vệ sinh giấc ngủ.
2.8 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá Công cụ thu thập số liệu: Công cụ thu thập số liệu:
- Bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt và được xin ý kiến chuyên gia để điều chỉnh từ ngữ cho sát nghĩa và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Sau đó sẽ được phỏng vấn thử và tính độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Anpha trên 30 người bệnh không liên quan đến cỡ mẫu nghiên cứu.
- Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi ( Phụ lục 1). Câu hỏi về thông tin người bệnh [ phần A], câu hỏi đánh giá chất lượng giấc ngủ [phần B], câu hỏi thực hành vệ sinh giấc ngủ [ phần C], câu hỏi về kiến thức giấc ngủ [ phần D], câu hỏi đánh giá rối loạn về niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ [phần E].
- Độ tin cậy:
Công cụ được đánh giá về độ tin cậy bẳng phân tích hệ số Cronbach Anpha của KSQ, ISH, VOSS nằm trong khoảng 0.8- 0,9.
Các kết quả đáng tin cậy cho các công cụ như sau 1) Kiến thức về giấc ngủ= 0,805
Phần A: Thông tin người bệnh.
Các câu hỏi về thông tin chung người bênh gồm: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nơi cư trú, thời gian bị bệnh THA. Phần B: Chỉ số đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI ( The Pittsburgh sleep quality index)
Phiên bản tiếng Việt - Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI, đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, là thang đo được sử dụng tại Viện Sức Khỏe Tâm thần Quốc Gia. Công cụ đã được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ và được sử dụng trong hơn 1000 nghiên cứu được công bố [29]. Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo “Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI”. Sử dụng chỉ số chất lượng giấc ngủ - Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI là một phương pháp chủ quan đánh giá chất lượng và các yếu tố liên quan đến giấc ngủ. Chỉ số PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được hỏi tham gia trả lời gồm 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời dựa trên tần suất sự kiện và các mức độ
(sử dụng những từ đi theo cặp có ý nghĩa đối lập…) trên 7 phương diện:
Thời gian ngủ
Tỉnh giấc giữa đêm
Mức độ khó ngủ
Hiệu suất giấc ngủ
Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ
Sử dụng thuốc ngủ
Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ chủ quan, thời gian để đi vào giấc nhủ, độ dài giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (tỷ lệ toàn bộ thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường), các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không cần kê đơn) và những bất thường về thời gian ngủ trong ngày.
Tiêu chuẩn đánh giá: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng thang điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ sắp xếp theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm sẽ được báo cáo dưới 2 dạng là: - Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho thấy rối loạn chất lượng giấc ngủ.
- Nếu tổng điểm PSQI của người bệnh > 5 người bệnh được đánh giá là chất lượng giấc ngủ kém. Mức điểm càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng thấp. Điểm PSQI > 13 liên quan đến chất lượng giấc ngủ rất kém
Phần C: Chỉ số đánh giá thực hành vệ sinh giấc ngủ SHI.
Sleep Hygiene Index ( SHI) được phát triển bởi Mastin và cộng sự năm 2006 [62]đánh giá sự thực hành vệ sinh giấc ngủ gồm các nội dung về môi trường và hành vi có thể làm kìm hãm giấc ngủ. Chỉ số đánh giá này được Tina Marie Barker sử dụng trong nghiên cứu trên đối tượng người bệnh phục hồi chức năng tim trong đó có bệnh tăng huyết áp năm 2008. SHI là bộ công cụ gồm 13 nội dung mô tả các thói quen khi ngủ và môi trường thực hành vệ sinh giấc ngủ trong tháng qua của đối tượng nghiên cứu. Những nội dung này được bắt nguồn từ thông tin kết hợp thu được từ các nghiên cứu vệ sinh giấc ngủ cùng với các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trong phân loại quốc tế rối loạn giấc ngủ cho việc chẩn đoán của một vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ theo hiệp hội rối loạn giấc ngủ Mỹ năm 1990.
Tiêu chuẩn đánh giá: Những người tham gia được yêu cầu để chỉ ra mức độ thường xuyên họ tham gia vào các hành vi cụ thể và chỉ ra tần số là luôn luôn, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, hoặc không bao giờ. Các mức độ của hành vi vệ sinh giấc ngủ được đo bởi những người tham gia trả lời mỗi câu lệnh trên SHI sử dụng loại thang điểm Likert 5. Sau đó mỗi nội dung hỏi được mã hóa ra điểm đánh giá khác nhau từ 5 điểm( luôn luôn) đến 1 điểm( không bao giờ). Điểm số cao hơn thể hiện sự thực hành vệ sinh giấc ngủ chưa tốt.
Phần D: Câu hỏi đánh giá kiến thức giấc ngủ SKQ.
Sleep Knowledge Questionnaire ( SKQ) là bộ công cụ được xây dựng bởi Gallasch và Gradisar năm 2007 [53] là một phần mở rộng của bộ công cụ ( SHAPS:
Sleep Hygiene Attitude Practice Scale) nhằm đánh giá kiến thức cơ bản về giấc ngủ. SKQ gốc gồm 25 nội dung hỏi đánh giá 2 yếu tố là kiến thưc vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ. SKQ phiên bản thứ 2 gồm 15 nội dung hỏi cũng bao gồm 2 nội dung đánh giá trên với yếu tố kiến thưc vệ sinh giấc ngủ gồm 7 câu ( câu 1,3,4,5,10,11,12) và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ gồm 8 câu (câu 2,6,7,8,9,13,14,15). được ông sử dụng trong một nghiên cứu năm 2007" Mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành giấc ngủ với chất lượng giấc ngủ" trên đối tượng là 946 người dân. Trong 15 nội dung hỏi có 7 nội dung hỏi vể kiến thức vệ sinh giấc ngủ và 8 nội dung hỏi về kiến thức những hành vi điều trị giấc ngủ.
Tiêu chuẩn đánh giá: Các nội dung hỏi yêu cầu người trả lời đánh giá các nội dung là" đúng"," sai" hoặc " không biết". Chấm điểm được dựa trên điểm cho một câu trả lời chính xác là 2 điểm, không chính xác là -2 điểm, và với câu trả lời " không biết" là 0 điểm. Do đó điểm số cao hơn phản ánh kiến thức về vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ tốt hơn.
Phần E: Thang đo đánh giá niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ VOSS. View on Sleep Scale ( VOSS) là bộ câu hỏi được phát triển bởi Chelsea Louise Dolan năm 2013. Đây là bộ công cụ được chấp nhận và sử dụng để đánh giá niềm tin và thái độ của một cá nhân về chức năng giấc ngủ, để đánh giá những niềm tin sai lệch của người tham gia và thái độ về giấc ngủ nói chung của đối tượng nghiên cứu. Với bộ câu hỏi gồm 20 nội dung trong bảng hỏi được phát triển từ nhiều nguồn khác nhau 11 nội dung từ Morin, et,al (1993); 4 nội dung từ Ware(1996) và 5 nội dung được tạo ra bởi tác giả. Các nội dung chính được lấy từ bộ câu hỏi của Morin và cộng sự năm 1993 đánh giá những rối loạn chức năng về niềm tin và thái độ đối với giấc ngủ ( DBA Scale). Bản chất của niềm tin và thái độ xung quanh 5 yếu tố là yếu tố khuếch đại các hậu quả của giấc ngủ kém( câu 1,5,6,10,11,13,17,19 ,20); Tiên lượng thái quá về giấc ngủ ( câu 3,8,17); Quan niệm sai lầm liên quan đến thuốc ngủ ( câu 2,4,9); Niềm tin sai lệch về mất ngủ, sức khỏe
và hành vi thúc đẩy ( câu 7,12, 15,18) và mong đợi giấc ngủ không thực tế ( câu 14, câu 16).
Tiêu chuẩn đánh giá: Người tham gia được hướng dẫn trả lời từng câu hỏi với 5 mức độ trả lời khác nhau là " Rất đồng ý", " Đồng ý", " Trung lập", " Không đồng ý", " Rất không đồng ý" và người trả lời chỉ được trả lời 1 đáp án. Cách cho điểm là 1 điểm với câu trả lời " Rất đồng ý", 2 điểm với câu trả lời " đồng ý", 3 điểm với câu trả lời " trung lập", 4 điểm với câu trả lời" không đồng ý" và 5 điểm