Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34)

1.3.1 Yếu tố nhân khẩu học

Kết quả trong nghiên cứu của Julie Gallasch và Michael Gradisar năm 2007 cho thấy thực hành hành vi giấc ngủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì yếu tố tuổi và giới cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ [53]. Ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi mãn kinh có chất lượng giấc ngủ kém hơn so với nam giới vì có thể có yếu tố nhạy cảm hơn ở phụ nữ thời kỳ này đặc biệt về vấn đề tâm lý căng thẳng và lo lắng được phát hiện ở phụ nữ nhiều hơn điều đó phần nào nói lên có mối liên quan của yếu tố giới và CLGN cũng như tình trạng THA [53], [89], [76].

Cũng trong nghiên cứu của Julie Gallasch chỉ ra rằng giới tính có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các giá trị trong kết quả nghiên cứu về giới cho rằng những người đàn ông có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Mặc dù phụ nữ báo cáo rối loạn giấc ngủ thường xuyên hơn và ông đưa ra giải thích phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi) có thể do họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế cho các vấn đề ngủ của họ, trong đó có thể ảnh hưởng đến mức độ kiến thức giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ [53]. Kết quả nghiên cứu của Zhang về giới tính và giấc ngủ năm 2006 cho thấy phụ nữ có xu hướng bị rối loạn mất ngủ nhiều hơn nam giới [89].

Tuổi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả kiến thức giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Tuổi lớn hơn có liên quan với kiến thức giấc ngủ kém hơn, thực hành giấc ngủ tốt hơn, nhưng chất lượng giấc ngủ kém hơn [53].

1.3.2 Yếu tố vệ sinh giấc ngủ và thực hành vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là những hành vi và những yếu tố được cho là để thúc đẩy cải thiện số lượng và chất lượng của giấc ngủ [82], hay vệ sinh giấc ngủ có thể được định nghĩa là "những hành vi tạo thuận lợi cho giấc ngủ và tránh những yếu tố và những hành vi can thiệp không tốt vào giấc ngủ", những hành vi thúc đẩy chất lượng giấc ngủ tốt, đủ thời gian ngủ và đầy đủ sự tỉnh táo vào ban ngày [27],[61]. Thực hành vệ sinh giấc ngủ bao gồm sự thực hành những hành vi và nhân tố môi trường tác động lên chất lượng giấc ngủ. Hành vi có lợi cho giấc ngủ bao gồm thập

thể dục thường xuyên, duy trì ổn định thời gian đi ngủ và thức dậy. Hành vi không có lợi cho giấc ngủ là sử dụng các chất kích thích như cà phê hoặc thuốc lá, tham gia các hoạt động thể lực quá mức hay có những trạng thái cảm xúc khó chịu trước khi ngủ. Vệ sinh giấc ngủ cũng bao gồm các yếu tố môi trường có lợi cho giấc ngủ, nhân tố môi trường bao gồm sử dụng nệm, gối được thoải mái cũng như ngủ trong một môi trường có mức bóng tối, âm thanh và nhiệt độ thích hợp dựa trên mức độ thoải mái cá nhân của mỗi người. Mặc dù giấc ngủ có thể được quản lý, nó vẫn có thể có vấn đề trên những người bệnh có bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành [83], [61].

Các giá trị kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thực hành hành vi giấc ngủ có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giấc ngủ. Thực hành vệ sinh giấc ngủ có liên quan đến chất lượng giấc ngủ [27], [61], [53].

CDC năm 2012 đưa ra hướng dẫn về thực hành vệ sinh giấc ngủ và được sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nội dung các khuyến nghị trong thực hành vệ sinh giấc ngủ là:

(1) Cố định thới gian ngủ và thời gian thức giấc

(2) Phòng ngủ yên tĩnh, tối, và là môi trường để nghỉ ngơi với nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh.

(3) Giường ngủ thoải mái và chỉ sử dụng nó để ngủ và không phải là nơi để sử dụng cho các hoạt động khác, chẳng hạn như đọc sách, xem TV, hoặc nghe nhạc. Loại bỏ tất cả các hoạt động như xem ti vi, làm viếc với máy vi tính, và các 'tiện ích' khác từ phòng ngủ.

(4) Tránh ăn nhiều trước giờ ngủ.

Trong nhiều trường hợp, mất ngủ là liên quan đến “vệ sinh” giấc ngủ kém. Đó là những thói quen xấu gây trở ngại cho giấc ngủ như: Sử dụng chất kích thích, hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, đi ngủ không đúng giờ [67]. Môi trường bên ngoài, những tác nhân vật lý như ánh sáng, thói quen làm việc, hoạt động và đồng hồ sinh học của cơ thể cũng như dao động của nhiệt độ cơ thể, nồng độ hormone, nhịp thức – ngủ xảy ra trong khoảng 24h, được điều khiển bởi đồng hồ

sinh học của não. Ở người, đồng hồ sinh học bao gồm một nhóm các tế bào thần kinh nằm ở vùng dưới đồi thị. Nhịp sinh lý 24 giờ có sự đồng bộ với những thay đổi vật lý môi trường bên ngoài và thời gian biểu xã hội/công việc. Tác nhân đồng bộ có tác động mạnh nhất là ánh sáng. Sáng – tối là những tín hiệu bên ngoài giúp thiết

lập đồng hồ sinh học trong giấc ngủ. Như vậy, hệ thống hằng định nội môi có

khuynh hướng gây buồn ngủ không phụ thuộc vào thời điểm ngày hay đêm, trong khi hệ thống giờ sinh học có khuynh hướng gây buồn ngủ theo nhịp ngày đêm. Do sự tác động qua lại này nên chất lượng giấc ngủ đạt được tốt nhất khi lịch ngủ đồng nhất với đồng hồ sinh học bên trong và ánh sáng ngày – đêm bên ngoài. Điều đó giải thích sự cần thiết của ngủ đúng giờ để không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ [67].

Nghiên cứu của Lorna KP Suen và cộng sự năm 2010 thực hiện phân tích hồi quy cho thấy rằng kiến thức về vệ sinh giấc ngủ có liên quan đến thực hành giấc ngủ, trong đó, lần lượt, có liên quan đến chất lượng giấc ngủ tổng thể( β=-0,08, p< 0,001). Các dữ liệu từ mô hình hồi quy của họ cho thấy lịch trình giấc ngủ, tiếng ồn môi trường, và lo lắng trong khi ngủ góp phần vào chất lượng giấc ngủ kém [57]. Nghiên cứu trong các quần thể người trưởng thành khỏe mạnh khác cho thấy rằng các hoạt động buổi tối và các điều kiện trong khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ [ 26]. Một khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ khác bao gồm không tập thể dục vào ban đêm; không sử dụng cà phê, rượu, và không sử dụng thuốc lá cũng như các hoạt động xảy ra ngay trên trên giường, chẳng hạn như đọc sách hoặc xem truyền hình là những yếu tố liên quan đến giấc ngủ kém [82], [26], [61].

Như vậy Thực hành vệ sinh giấc ngủ là thực hiện các hành vi cải thiện giấc ngủ và hạn chế các hành vi không tốt cho giấc ngủ. Đây là biện pháp để có một giấc ngủ ngon mà không cần dùng các loại thuốc. Thực hành vệ sinh giấc ngủ bao gồm một loạt các hành vi và yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ [61].

1.3.3 Yếu tố kiến thức về giấc ngủ

Trong một số nghiên cứu trước về kiến thức giấc ngủ thường chỉ tập trung vào kiến thức vệ sinh giấc ngủ và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về mối quan hệ giữa kiến thức vệ sinh giấc ngủ với chất lượng giấc ngủ [57], [53], [25]. Trong nghiên cứu của Gradisar năm 2007 đã mở rộng và làm rõ điều này hơn bằng cách bao quát hơn về lĩnh vực kiến thức giấc ngủ bao gồm cả kiến thức vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ. Mối quan hệ giữa kiến thức giấc ngủ, thực hành giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ đã được kiểm tra để xác định kiến thức giấc ngủ bao gồm kiến thức vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về hành vi điều trị giấc ngủ có sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ [53]. Những hành vi điều trị giấc ngủ là những hành động có thể mang lại một cảm giác nhẹ nhõm dẫn đến một giấc ngủ tốt [53]. Điều này đã được kiểm tra trong nghiên cứu của ông rằng sẽ có hữu ích cho người có CLGN kém hoặc những người có mất ngủ thoáng qua và có lợi cho công tác phòng chống mất ngủ. Như vậy phù hợp với mục đích của giáo dục sức khỏe là để nâng cao kiến thức về các vấn đề sức khỏe, để thúc đẩy và khuyến khích thay đổi hành vi, dẫn đến một sự cải tiến trong kết quả sức khỏe. 1.3.4 Yếu tố niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ

Bằng chứng lâm sàng cho thấy rằng một loạt các niềm tin bất thường, kỳ vọng quá mức và một loạt những thái độ sai lệch là yếu tố kích thích tinh thần và làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ [68].

Theo Julie Gradisar và cộng sự nghiên cứu về mối liên quan giữa kiến thức, thực hành giấc ngủ trên một mẫu nghiên cứu gồm 946 với độ tuổi trung bình là 38,5 ± 14,7 với tỷ lệ nữ là 67% cho thấy có mối có liên quan của tuổi và giới tính cũng như thực hành giấc ngủ đến chất lượng giấc ngủ tuy nhiên lại không tìm thấy mối tương quan giữa kiến thức và chất lượng giấc ngủ ( β= 0.02, p= 0.47) trên cơ sở đó ông có đưa ra hướng tiếp theo là tiếp tục nghiên cứu các yếu tố bổ sung như niềm tin vào giấc ngủ đặc biệt ông nhấn mạnh vào những niềm tin sai lệch về giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và việc thực hiện các kiến thức giấc ngủ chính xác là cần thiết [53].

Niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ được cho là đóng một vai trò trung gian quan trọng trong việc duy trì mất ngủ. Trong nghiên cứu của Morin và cộng sự đã đánh giá tác động của phương pháp điều trị nhận thức hành vi trên những niềm tin giấc ngủ liên quan đến thái độ cũng như mối quan hệ giữa những thay đổi và cải thiện giấc ngủ. Những phát hiện này làm nổi bật tầm quan trọng của mục tiêu niềm tin và thái độ ngủ liên quan trong việc điều trị chứng mất ngủ [30]. Morin (1993) đã đưa ra kết luận rằng cách chúng ta nghĩ về giấc ngủ của mình có khả năng đóng góp vào khả năng để bắt đầu và duy trì giấc ngủ.

Bằng chứng lâm sàng trong các tài liệu cho thấy rằng một loạt các lỗi về niềm tin, sự kỳ vọng là công cụ trong việc nâng cao kích thích cảm xúc và làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ [39], [63]. Quan sát này phù hợp với những phát hiện của Jansson & Linton (2007) trong một nghiên cứu (N = 3600) kiểm tra xem hưng phấn, đau khổ, và niềm tin của giấc ngủ có liên quan đến chứng mất ngủ. Nghiên cứu được tiến hành trong một năm. Jansson & Linton cho thấy niềm tin của giấc ngủ liên quan đến, lo âu, trầm cảm, và kích thích là liên quan đến việc duy trì mất ngủ, nhưng cũng có những hiện tượng tâm lý thường đồng xảy ra ở những người bị mất ngủ [49].

1.4 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ 1.4.1 Phương pháp đo lường khách quan

Phương pháp đo lường khách quan thường được áp dụng phổ biến hiện nay là đa kí giấc ngủ (Polysomnography). Đa kí giấc ngủ là phương tiện giúp ghi lại một loạt các thông số sinh lý của con người trong khi ngủ nhằm đánh giá giấc ngủ và chẩn đoán những vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Máy đa kí giấc ngủ có các kênh để ghi lại sóng của não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim, các cử động mắt, cử động chân, thông số hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy. Đa kí giấc ngủ thường được thực hiện tại các đơn vị điều trị giấc ngủ trong bệnh viện hoặc trung tâm theo dõi giấc ngủ và là một thử nghiệm để ghi lại các mô hình giấc ngủ [64]

1.4.2 Phương pháp đo lường chủ quan

Cho đến thời điểm hiện tại có nhiều phương pháp đo lường giấc ngủ chủ quan như thang đo mất ngủ Athens (Ethens Isomia Scale- AIS), chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsbrurgh( Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI), thang đo thiếu ngủ Epworth( Epworth Scale- ESS), thang đo mất ngủ Bergeb Insomia Scale - BIS)...được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia [77].

Trong chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) cuả Daniel J. Buysse và cộng sự được xem như công cụ thông dụng và hữu hiệu được sử dụng nhiều nơi trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, là một thang đo có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng " Thang PSQI" theo bản dịch tiếng Việt được sử dụng tai Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai [5]. Chỉ số PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được hỏi tham gia trả lời gồm: 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần dựa trên tần suất sự kiện và các mức độ tốt xấu khác nhau trên 7 phương diện:

 Thời gian ngủ.

 Tỉnh giấc giữa đêm.

 Mức độ khó ngủ.

 Hiệu suất giấc ngủ

 Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ.

 Sử dụng thuốc ngủ.

 Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ.

CLGN được tính bằng thang điểm có giá trị từ 0 – 21, sẽ được báo cáo dưới hai dạng là:

- Điểm tổng chung của các câu hỏi từ 0-19 hoặc

- Hai nhóm "chất lượng giấc ngủ kém" hay "chất lượng giấc ngủ tốt": + Tổng điểm PSQI ≤ 5 chất lượng giấc ngủ tốt.

+ Tổng điểm PSQI > 5 chất lượng giấc ngủ kém trong đó Điểm PSQI > 13 chất lượng giấc ngủ rất kém.

Do điều kiện và khuân khổ của luận văn thạc sĩ nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) cuả Daniel J. Buysse để đánh giác chất lượng giấc ngủ của người bệnh THA điều trị ngoại tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

1.4.3 Khung lý thuyết

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu và thực tiễn quản lý và chăm sóc người bệnh THA ngoại trú. Khung lý thuyết được hình thành bao gồm các yếu tố dưới đây:

Yếu tố nhân khẩu học - Tuổi - Giới - Nghề nghiệp - ... Kiến thức giấc ngủ

- Kiến thức vệ sinh giấc ngủ - Kiến thức hành vi điều trị giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ

Niềm tin và thái độ về giấc ngủ - Khuếch đại các hậu quả giấc ngủ - Tiên lượng thái quá về giấc ngủ - Quan niệm sai lầm liên quan đến thuốc ngủ

- Niềm tin sai lệch về mất ngủ đến sức khỏe và hành vi thúc đẩy - Mong đợi giấc ngủ không thực tế

Thực hành vệ sinh giấc ngủ - Thói quen thời gian ngủ - Thói quen ăn uống trước ngủ - Thói quen sinh hoạt trước ngủ - Môi trường ngủ

1.5 Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện hạng I có quy mô 600 giường với bảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số gần 600 cán bộ viên chức. Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Nam Định, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định sẽ nâng cấp lên một nghìn giường bệnh năm 2020 nhằm bảo đảm khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Thực tế về nhân lực tại phòng khám quản lý tăng huyết áp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có 2 Bác sĩ khám tại 2 phòng khám quản lý tăng huyết áp, 1 Điều dưỡng kiểm tra huyết áp cho người bệnh trước khi vào 1 trong 2 phòng khám quản lý tăng huyết áp. Thời gian làm việc của phòng khám từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 1 ngày làm việc 8 tiếng và thời gian bắt đầu khám bệnh buổi sáng từ 7h30 giờ sáng đến 11 giờ và buổi chiều từ 13h30 giờ đến 17 giờ. Như vậy thời gian khám bệnh 1 ngày tại các phòng khám quản lý tăng huyết áp là 7 tiếng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)