Các yếu tố liên quan đến Chất lượng giấc ngủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 77 - 85)

4.2.1 Nhân khẩu học

Tuổi có thể có mối tương quan đến chất lượng giấc ngủ như trong nghiên cứu của Gallasch [53]với ( r= -0.23, p<0.0001) hoặc không có mối tương quan như trong kết quả của Alebiosu [17] với (p=0,653). Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng trong nghiên cứu cao hơn trong nghiên cứu năm 2009 của Alebiosu [17] trên người bệnh THA mạn tính điều trị tại một bệnh viện ở Nigeria là 58,12±9,65. Kết quả nhiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối tương quan giữa tuổi và CLGN ở người bệnh THA điều trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Có thể vì độ tuổi của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi và không có sự khác biệt quá lớn giữa các nhóm tuổi. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh bị THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết là người cao tuổi thuộc độ tuổi có nguy cơ cao bị các bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh THA . Tỷ lệ người bệnh có CLGN kém trong tất cả các nhóm tuổi trong nghiên cứu đều rất cao vì vậy ngoài việc khám và điều trị bệnh THA thì nhân viên y tế cần chú trọng hơn nữa trong việc tư vấn và giáo dục sức khỏe về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ cho tất cả người bệnh đến khám và điều trị.

Tỷ lệ CLGN kém hơn ở nữ giới cũng là đặc điểm thường thấy trong các nghiên cứu khác [17], [73 ]. Phụ nữ nhất là trong giai đoạn mãn kinh có CLGN kém hơn so với nam giới vì có thể có yếu tố nhạy cảm ơn trong thời kỳ này như vấn đề tâm lý căng thẳng và lo lắng và có sự thay đổi về hormon [53]. Giới tính có thể có hoặc không có mối tương quan đến CLGN. Trong nghiên cứu của Alebiosu năm 2007 [17] giới tính không có mối tương quan với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THA với (p = 0.710). Trong nghiên cứu của Julie Gallasch [53] giới tính có liên quan đến CLGN và thường có CLGN kém hơn so với nam giới. Điều đó được giải thích bằng sự thay đối sinh học trong cơ thể của nữ giới ở giai đoạn mãn và tiền mãn kinh. Trong một số nghiên cứu khác cho thấy nữ giới lại có CLGN tốt hơn so

mình như vấn đề thực hành vệ sinh giấc ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu hầu hết là người cao tuổi nên hầu như ít có các vấn đề về thay đổi tâm lý và hormon trong cơ thể như trong thời kỳ mãn kinh đối với nữ nên không tìm thấy sự tương quan giữa giới tính và chất lượng giấc ngủ trong nghiên cứu.

Mặc dù có sự khác biệt một chút về tỷ lệ người bệnh có CLGN kém trong các nhóm người bệnh có trình độ học vấn khác nhau [Bảng 3.17] nhưng trình độ học vấn lại hoàn toàn độc lập với CLGN trong nghiên cứu này có thể vì trình độ học vấn không liên quan đến sức khỏe thể chất của từng cá nhân người bệnh và nó độc lập với các kinh nghiệm sức khỏe cả về bệnh THA cũng như vấn đề giấc ngủ. Hơn nữa CLGN còn phu thuộc vào tâm lý, vào môi trường ngủ và các thói quen sinh hoạt khác của người bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tỷ lệ người bệnh có CLGN kém trong các nhóm người bệnh có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống hầu như cao hơn nhóm người bệnh có trình độ trung cấp, đại học. Vì vậy trong quá trình tư vấn cần chú ý và giải thích kỹ hơn về vấn đề liên quan đến giấc ngủ cho đối tượng này.

Người bệnh hưu trí chiếm tỷ lệ cao( 67,5%), tiếp theo là người già không chế độ hưu ( 14,2%), công nhân ( 9,8%), kinh doanh buôn bán và nông dân là tương đương nhau 4% và 4,5%. Sự phân bố nghề nghiệp này là do độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ rất cao trong cộng đồng người bệnh THA. Mặt khác người bệnh chủ yếu có nơi cư trú trong địa bàn thành phố Nam Định vì vậy có thể họ có điều kiện để tiếp xúc với các dịch vụ y tế hơn so với những người già ở vùng khác như người già ở nông thôn và không có chế độ hưu.

Do đặc thù của độ tuổi nên tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu cũng ảnh hưởng một phần nên có 10,2% người bệnh góa chồng hoặc vợ [Bảng 3.1] và 95,1% người này có CLGN kém [Bảng 3.17]. Người bệnh sống cùng gia đình 85,8%. Tỷ lệ người bệnh có CLGN kém trong các nhóm người bệnh rất cao và thấp nhất là ở nhóm người bệnh đã kết hôn và đang sống cùng gia đình ( 73,8% ), thấp hơn so với nhóm người bệnh độc thân là 92,9% và trong nhóm có biến cố về tình trạng hôn nhân như đã ly thân hoặc ly dị là 100% người bệnh có CLGN kém.

Người bệnh có sự tương đồng về độ tuổi nên có thể ít nhiều có sự tương đồng về thời gian bị bệnh THA dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao 82,8%

Đặc thù địa bàn tỉnh Nam Định không có nhiều các khu công nghiệp lớn, không tập trung nhiều các trung tâm thương mại lớn như ở các tỉnh thành khác, giao thông đi lại thuận tiện và đặc biệt thành phố Nam Định là thành phố nhỏ và cổ có nền văn hóa lâu đời nên không có sự ồn ào sầm uất của một thành phố công nghiệp mới hiện đại và sôi động, ít có sự khác biệt giữa các vùng miền trong tỉnh nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phong cách sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Môi trường thiên nhiên ôn hòa và ổn định, không có sự phân biệt lớn trong mức sống cộng đồng nói chung. Những yếu tố đó có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan nào giữa mức thu nhập hàng tháng hay nơi cư trú với chất lượng giấc ngủ của đối tượng trong nghiên cứu.

4.2.2 Kiến thức về giấc ngủ

Với 15 câu hỏi kiến thức chung không có ai trả lời đúng hết 15/15 câu hỏi, số người bệnh trả lời đúng 11 câu hỏi trở lên trên 15 câu là 13%. Nhìn chung kiến thức về giấc ngủ người bệnh bao gồm kiến thức vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về hành vi điều trị giấc ngủ của người bệnh chưa cao. Điểm trung bình kiến thức chung là 5,18 ± 6,9 điểm trên tổng điểm 15 câu hỏi nếu trả lời đúng hết là 30 điểm.

Trong 15 nội dung hỏi có nội dung hầu hết mọi người đều nhận thức đúng những yếu tố có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến chất lượng giấc ngủ như hành động thư giãn trước khi ngủ sẽ có lợi cho giấc ngủ hoặc các kiến thức về hành vi ăn uống trước ngủ như để tình trạng khát nước đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Có thể do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người cao tuổi bị bệnh THA nên hầu hết mọi người đều có những kinh nghiệm hoặc quan tâm nhất định đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe bản thân từ nhiều nguồn. Tuy nhiên có đến 70,8% người bệnh cho rằng không nhất thiết phải đi ngủ vào cùng một thời gian nhất định trong ngày vì người bệnh nghĩ rằng bản thân đã khó ngủ nên khi nào cảm thấy buồn ngủ thì mới đi ngủ còn nếu cố gắng ngủ vào một giờ nào đó thì càng khó ngủ. Sự nhận thức

chưa đúng về điều này phần nào đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ người bệnh. Kết quả phân tích tương quan sử dụng hệ số tương quan r Pearson cho thấy không có sự tương quan giữa kiến thức về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Sự không tương quan này cũng được báo cáo trong nghiên cứu cuả Julie Gradisar nghiên cứu về mối liên quan giữa kiến thức, thực hành giấc ngủ trên một mẫu nghiên cứu gồm 946 với độ tuổi trung bình là 38,5 ± 14,7 với tỷ lệ nữ là 67% cho thấy có mối có liên quan của tuổi và giới tính cũng như thực hành giấc ngủ đến chất lượng giấc ngủ tuy nhiên lại không tìm thấy mối tương quan giữa kiến thức và chất lượng giấc ngủ ( β= 0.02, p= 0.47) ông cho rằng lĩnh vực giáo dục về giấc ngủ hiện tại có thể không có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do người bệnh có nhiều điểm tương đồng ví dụ độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn...nên những kiến thức về giấc ngủ cũng không có quá nhiều sự khác biệt, hoặc tuy người bệnh có cũng những mối quan tâm nhưng những thông tin và sự cập nhật về kiến thức chưa được chính thống hoặc đầy đủ nên qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy răng kiến thức về giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu không có tương quan đến chất lượng giấc ngủ.

4.2.3 Thực hành vệ sinh giấc ngủ

Thực hành vệ sinh giấc ngủ được đánh giá bằng bộ công cụ Sleep Hygien Index ( SHI) trên 4 phương diện là thói quen thời gian ngủ, thói quen ăn uống trước ngủ, thói quen sinh hoạt trước ngủ và môi trường ngủ của người bệnh. Với điểm số trung bình là 30,88 ±3.93 trên thang điểm 65. Điều đó chứng tỏ người bệnh chưa hoàn toàn tuân thủ và thực hành đúng vệ sinh giấc ngủ trong mỗi phương diện thực hành vệ sinh giấc ngủ.

Hầu hết người bệnh đã thực hành tích cực về thói quen thời gian ngủ. Tuy nhiên, có 8,2% người bệnh thường xuyên đến luôn luôn có giấc ngủ ban ngày từ 2 tiếng trở lên. Người bệnh cao tuổi nên hầu như không có bất kỳ sự gò bó hay ràng buộc nào về thời gian sinh hoạt trong ngày nên nhiều người có thói quen ngủ trưa thời gian dài quá 2 tiếng. Với giấc ngủ trưa quá dài có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự khó ngủ vào buổi tối gây ra tâm lý không thoải mái khi ngủ

làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Có khoảng 5% người bệnh để bụng đói hoặc khát nước thường xuyên khi đi ngủ vì nghĩ rằng để không phải thức giấc để đi vệ sinh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trong thói quen ăn uống trước ngủ. Trong thói quen sinh hoạt trước khi ngủ thì có đến 46,5 % người bệnh thường xuyên sử dụng giường ngủ cho những công việc khác như xem ti vi hoặc 30,8% người bệnh nói rằng thỉnh thoảng có tâm trạng không vui, lo lắng và căng thẳng trước lúc ngủ. Những hành vi đó là những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà người bệnh đã mắc phải vì các hành vi cá nhân như một số thói quen ăn uống ảnh

hưởng đến vấn đề giấc ngủ được giải thích theo gỉa thuyết hằng định nội môi là quá

trình cơ thể duy trì sự ổn định vững chắc các điều kiện bên trong cơ thể như huyết áp, thân nhiệt, sự cân bằng acid – base (acid-base balance). Số lượng giấc ngủ mỗi đêm cũng chịu sự kiểm soát của hằng định nội môi này. Trong một số chất thức ăn hoặc nước uống có chưa các chất kích thích như cafein tác động lên thụ thể Adenosine làm ngăn cản quá trình gây buồn ngủ [22]. Tâm trạng lo lắng căng thẳng, trầm cảm cũng là một trong những hành vi cá nhân trong thực hành vệ sinh giấc ngủ. Những trạng thái tiêu cực về tâm lý và chất lượng giấc ngủ được giải thích dựa vào vai trò của một số chất dẫn truyền thần kinh. Acetylcholine của não có vai trò trong giấc ngủ, đặc biệt trong việc tạo ra giấc ngủ REM làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ [13], [22].

Có 6,2 % người bệnh thường xuyên đến luôn luôn cảm thấy giường ngủ hoặc chiếu ngủ của mình quá cứng nên đôi khi làm người bệnh không thoải mái khi ngủ, và có đến 70,5% trả lời rằng thỉnh thoảng cũng cảm thấy điều đó. Tỷ lệ này nhiều hơn trong kết quả nghiên cứu của Tina Marie Barker năm 2008 trên người bệnh được chẩn đoán bệnh mạch vành tham gia chương trình phục hồi chức năng tim là 3% [83]. Có 3,2% người bệnh thường xuyên và luôn luôn cảm thấy phòng ngủ không thoải mái. Tỷ lệ này ít hơn trong kết quả nghiên cứu của Tina năm 2008 là 6% [83]. Khi được hỏi thêm thì hầu hết người bệnh cho biết có sử dụng và để đèn ngủ khi đi ngủ và đôi khi vẫn còn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ trong lúc ngủ, còn trong nghiên cứu của Tina thì người bệnh cảm thấy phòng ngủ của mình không

thoải mái chủ yếu là do người bệnh cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh và ồn ào. Đó là những thực hành liên quan đến yếu tố môi trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

Điểm số trung bình thực hành vệ sinh giấc ngủ là 30.88±3.93 tương đối cao so với nghiên cứu trên người bệnh có bệnh mạch vành năm 2008 của Tina là 23 điểm cho thấy đối tượng nghiên cứu là người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chưa tuân thủ hoặc tuân thủ chưa đúng trong thực hành vệ sinh giấc ngủ để có một giấc ngủ tốt, hoặc có thể người bệnh đang điều trị bệnh THA nên điều quan tâm hơn cả của người bệnh lúc này là chỉ số huyết áp nên đã bỏ qua các vấn đề liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Đánh giá riêng lẻ trên các yếu tố thực hành vệ sinh giấc ngủ cho thấy đa số người được hỏi trả lời sử dụng giường ngủ của họ cho các thói quen khác như xem ti vi và một số thói quen trong thời gian ngủ là nằm lại trên giường lâu hơn cần thiết để ngủ hoặc đang có vấn đề nhỏ với môi trường ngủ của người bệnh.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy thực hành vệ sinh giấc ngủ có mối tương quan yếu đến chất lượng giấc ngủ( r=0.182, p<0.05). Sự tương quan giữa 2 yếu tố này cũng được báo cáo trong nghiên cứu của Julie và công sự năm 2007 với (r=0.2, p< 0.0001) [53]. Điều này chứng tỏ người bệnh thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt sẽ có thể có chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người thực hành vệ sinh giấc ngủ kém.

4.2.4 Niềm tin và thái độ về giấc ngủ

Kết quả phân tích cho thấy người bệnh có những sai lệch nhất định về niềm tin và thái độ về giấc ngủ. Một đánh giá về những niềm tin bị sai lệch của người bênh về giấc ngủ trên 5 lĩnh vực là khuếch đại các hậu quả của giấc ngủ, tiên lượng thái quá về giấc ngủ, quan niệm sai lầm liên quan đến thuốc ngủ, niềm tin sai lệch về mất ngủ, sức khỏe và hành vi thúc đẩy và những mong đợi một giấc ngủ không thực tế.

Một tỷ lệ cao (35%) rất đồng ý rằng cần thiết phải ngủ đủ 8 giờ với tất cả mọi người để có được một một giấc ngủ tốt hoặc hầu hết người bệnh đồng ý và rất

đông ý rằng ngủ kém sẽ gây những hậu quả cho ngày hôm sau như mệt mỏi, tâm lý chán nản, khó chịu hoặc có thể gây cản trở các mối quan hệ cũng như gây trở ngại cho hoạt động ngày hôm sau. Thực tế mỗi cơ thể khác nhau có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Một số người khỏe mạnh, không có cảm giác mệt mỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong ngày cần 3-4 giờ/ đêm; tuy nhiên, đa số cần ngủ nhiều hơn, trung bình từ 6 đến 8 giờ/ đêm. Thời gian ngủ bình thường được xác lập vào những năm đầu của tuổi trưởng thành; khi con người ở giai đoạn lão hóa, thời gian ngủ được rút ngắn hơn, dưới 6 giờ/ đêm [11]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi hoặc những tâm lý lo lắng chán nản chứ không chỉ là do nguyên nhân mất ngủ. [83], [68]. Do đó, chính từ những rối loạn trong niềm tin và thái độ về giấc ngủ có thể tham gia vào việc làm trầm trọng thêm các vòng luẩn cuẩn của chứng mất ngủ.

Người bệnh nói chung có niềm tin thái quá về tiên lượng giấc ngủ chẳng hạn như mọi người có thể ngủ ngay sau khi đặt đầu xuống gối hay không ngủ đủ sẽ gây giảm tuổi thọ. Trên thực thế ảnh hưởng của mất ngủ với sức khỏe thể chất về lâu dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)