Công cụ thu thập số liệu:
- Bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt và được xin ý kiến chuyên gia để điều chỉnh từ ngữ cho sát nghĩa và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Sau đó sẽ được phỏng vấn thử và tính độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Anpha trên 30 người bệnh không liên quan đến cỡ mẫu nghiên cứu.
- Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi ( Phụ lục 1). Câu hỏi về thông tin người bệnh [ phần A], câu hỏi đánh giá chất lượng giấc ngủ [phần B], câu hỏi thực hành vệ sinh giấc ngủ [ phần C], câu hỏi về kiến thức giấc ngủ [ phần D], câu hỏi đánh giá rối loạn về niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ [phần E].
- Độ tin cậy:
Công cụ được đánh giá về độ tin cậy bẳng phân tích hệ số Cronbach Anpha của KSQ, ISH, VOSS nằm trong khoảng 0.8- 0,9.
Các kết quả đáng tin cậy cho các công cụ như sau 1) Kiến thức về giấc ngủ= 0,805
Phần A: Thông tin người bệnh.
Các câu hỏi về thông tin chung người bênh gồm: Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nơi cư trú, thời gian bị bệnh THA. Phần B: Chỉ số đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI ( The Pittsburgh sleep quality index)
Phiên bản tiếng Việt - Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI, đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ, là thang đo được sử dụng tại Viện Sức Khỏe Tâm thần Quốc Gia. Công cụ đã được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ và được sử dụng trong hơn 1000 nghiên cứu được công bố [29]. Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo “Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI”. Sử dụng chỉ số chất lượng giấc ngủ - Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI là một phương pháp chủ quan đánh giá chất lượng và các yếu tố liên quan đến giấc ngủ. Chỉ số PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được hỏi tham gia trả lời gồm 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời dựa trên tần suất sự kiện và các mức độ
(sử dụng những từ đi theo cặp có ý nghĩa đối lập…) trên 7 phương diện:
Thời gian ngủ
Tỉnh giấc giữa đêm
Mức độ khó ngủ
Hiệu suất giấc ngủ
Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ
Sử dụng thuốc ngủ
Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ chủ quan, thời gian để đi vào giấc nhủ, độ dài giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (tỷ lệ toàn bộ thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường), các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không cần kê đơn) và những bất thường về thời gian ngủ trong ngày.
Tiêu chuẩn đánh giá: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng thang điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ sắp xếp theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm sẽ được báo cáo dưới 2 dạng là: - Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho thấy rối loạn chất lượng giấc ngủ.
- Nếu tổng điểm PSQI của người bệnh > 5 người bệnh được đánh giá là chất lượng giấc ngủ kém. Mức điểm càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng thấp. Điểm PSQI > 13 liên quan đến chất lượng giấc ngủ rất kém
Phần C: Chỉ số đánh giá thực hành vệ sinh giấc ngủ SHI.
Sleep Hygiene Index ( SHI) được phát triển bởi Mastin và cộng sự năm 2006 [62]đánh giá sự thực hành vệ sinh giấc ngủ gồm các nội dung về môi trường và hành vi có thể làm kìm hãm giấc ngủ. Chỉ số đánh giá này được Tina Marie Barker sử dụng trong nghiên cứu trên đối tượng người bệnh phục hồi chức năng tim trong đó có bệnh tăng huyết áp năm 2008. SHI là bộ công cụ gồm 13 nội dung mô tả các thói quen khi ngủ và môi trường thực hành vệ sinh giấc ngủ trong tháng qua của đối tượng nghiên cứu. Những nội dung này được bắt nguồn từ thông tin kết hợp thu được từ các nghiên cứu vệ sinh giấc ngủ cùng với các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trong phân loại quốc tế rối loạn giấc ngủ cho việc chẩn đoán của một vệ sinh giấc ngủ không đầy đủ theo hiệp hội rối loạn giấc ngủ Mỹ năm 1990.
Tiêu chuẩn đánh giá: Những người tham gia được yêu cầu để chỉ ra mức độ thường xuyên họ tham gia vào các hành vi cụ thể và chỉ ra tần số là luôn luôn, thường xuyên, đôi khi, hiếm khi, hoặc không bao giờ. Các mức độ của hành vi vệ sinh giấc ngủ được đo bởi những người tham gia trả lời mỗi câu lệnh trên SHI sử dụng loại thang điểm Likert 5. Sau đó mỗi nội dung hỏi được mã hóa ra điểm đánh giá khác nhau từ 5 điểm( luôn luôn) đến 1 điểm( không bao giờ). Điểm số cao hơn thể hiện sự thực hành vệ sinh giấc ngủ chưa tốt.
Phần D: Câu hỏi đánh giá kiến thức giấc ngủ SKQ.
Sleep Knowledge Questionnaire ( SKQ) là bộ công cụ được xây dựng bởi Gallasch và Gradisar năm 2007 [53] là một phần mở rộng của bộ công cụ ( SHAPS:
Sleep Hygiene Attitude Practice Scale) nhằm đánh giá kiến thức cơ bản về giấc ngủ. SKQ gốc gồm 25 nội dung hỏi đánh giá 2 yếu tố là kiến thưc vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ. SKQ phiên bản thứ 2 gồm 15 nội dung hỏi cũng bao gồm 2 nội dung đánh giá trên với yếu tố kiến thưc vệ sinh giấc ngủ gồm 7 câu ( câu 1,3,4,5,10,11,12) và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ gồm 8 câu (câu 2,6,7,8,9,13,14,15). được ông sử dụng trong một nghiên cứu năm 2007" Mối liên hệ giữa kiến thức và thực hành giấc ngủ với chất lượng giấc ngủ" trên đối tượng là 946 người dân. Trong 15 nội dung hỏi có 7 nội dung hỏi vể kiến thức vệ sinh giấc ngủ và 8 nội dung hỏi về kiến thức những hành vi điều trị giấc ngủ.
Tiêu chuẩn đánh giá: Các nội dung hỏi yêu cầu người trả lời đánh giá các nội dung là" đúng"," sai" hoặc " không biết". Chấm điểm được dựa trên điểm cho một câu trả lời chính xác là 2 điểm, không chính xác là -2 điểm, và với câu trả lời " không biết" là 0 điểm. Do đó điểm số cao hơn phản ánh kiến thức về vệ sinh giấc ngủ và kiến thức về những hành vi điều trị giấc ngủ tốt hơn.
Phần E: Thang đo đánh giá niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ VOSS. View on Sleep Scale ( VOSS) là bộ câu hỏi được phát triển bởi Chelsea Louise Dolan năm 2013. Đây là bộ công cụ được chấp nhận và sử dụng để đánh giá niềm tin và thái độ của một cá nhân về chức năng giấc ngủ, để đánh giá những niềm tin sai lệch của người tham gia và thái độ về giấc ngủ nói chung của đối tượng nghiên cứu. Với bộ câu hỏi gồm 20 nội dung trong bảng hỏi được phát triển từ nhiều nguồn khác nhau 11 nội dung từ Morin, et,al (1993); 4 nội dung từ Ware(1996) và 5 nội dung được tạo ra bởi tác giả. Các nội dung chính được lấy từ bộ câu hỏi của Morin và cộng sự năm 1993 đánh giá những rối loạn chức năng về niềm tin và thái độ đối với giấc ngủ ( DBA Scale). Bản chất của niềm tin và thái độ xung quanh 5 yếu tố là yếu tố khuếch đại các hậu quả của giấc ngủ kém( câu 1,5,6,10,11,13,17,19 ,20); Tiên lượng thái quá về giấc ngủ ( câu 3,8,17); Quan niệm sai lầm liên quan đến thuốc ngủ ( câu 2,4,9); Niềm tin sai lệch về mất ngủ, sức khỏe
và hành vi thúc đẩy ( câu 7,12, 15,18) và mong đợi giấc ngủ không thực tế ( câu 14, câu 16).
Tiêu chuẩn đánh giá: Người tham gia được hướng dẫn trả lời từng câu hỏi với 5 mức độ trả lời khác nhau là " Rất đồng ý", " Đồng ý", " Trung lập", " Không đồng ý", " Rất không đồng ý" và người trả lời chỉ được trả lời 1 đáp án. Cách cho điểm là 1 điểm với câu trả lời " Rất đồng ý", 2 điểm với câu trả lời " đồng ý", 3 điểm với câu trả lời " trung lập", 4 điểm với câu trả lời" không đồng ý" và 5 điểm với câu trả lời " rất không đồng ý". Tổng điểm của bộ câu hỏi dao động từ điểm thấp nhất là 20 điểm ( Có sự sai lệch về niềm tin và thái độ với các chức năng của giấc ngủ) đến điểm cao nhất là 100 điểm ( Không có sai lệch về niềm tin và thái độ với chức năng giấc ngủ). Tức là điểm càng thấp thì càng thể hiện sự rối loạn hay có sự sai lệch về niềm tin và thái độ về các chức năng của giấc ngủ.