7. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Nhận thức của ban lãnh đạo
Theo nhƣ nghiên cứu của CIMA về thực trạng vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp tại Anh đã chỉ ra rằng ngƣời chủ/ngƣời điều hành đơn vị thƣờng đảm trách luôn công tác KTQT. Và điều này đã dẫn đến một hệ lụy tất yếu là các doanh nghiệp đã tiêu tốn một lƣợng chi phí cơ hội lớn về việc sử dụng thời gian của các nhà quản lý cấp cao vào công việc KTQT thay vì tập trung thời gian vào việc phát triển chiến lƣợc marketing, phát triển doanh số, thị trƣờng, sản phẩm mới,… Trong khi đó với nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình, các doanh nghiệp lớn thƣờng tổ chức KTQT thành các bộ phận chức năng riêng biệt với bộ máy nhân sự riêng biệt chuyên trách do đó hiệu quả của việc vận dụng KTQT mang lại thƣờng cao hơn (Michael Lucas et al., 2013).
23
Việc tổ chức và áp dụng KTQT phụ thuộc chủ yếu vào trình độ nhận thức của nhà quản trị cấp cao từ việc đƣa ra định hƣớng, chủ trƣơng đến quá trình tổ chức, thực hiện, kiểm soát toàn bộ quá trình và sau cùng là đánh giá kết quả thực hiện trƣớc, sau khi thực hiện áp dụng KTQT. Nhà quản trị cấp cao sẽ xác định đƣợc nhu cầu thông tin cần dùng, cách thức sử dụng thông tin KTQT một cách hiệu quả để từ đó đƣa ra các quyết định quản trị dựa trên những thông tin đã đƣợc sàng lọc phân tích và dựa vào quyết đoán của bản thân. Ngoài ra, nhà quản trị cần xác định đối tƣợng nhận và sử dụng thông tin, từ đó phân cấp cho việc xử lý thông tin cho từng bộ phận, cá nhân ví dụ các thông tin phục vụ cho cơ quan thuế phải theo các khuôn mẫu hiện hành; thông tin chi tiết phục vụ cho nhà đầu tƣ, cổ đông theo ý định của doanh nghiệp; thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị để ra các quyết định quản trị.
Từ những phân tích trên cho thấy nhận thức của ban lãnh đạo có ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.