7. Kết cấu của luận văn
1.4.2 Lý thuyết quan hệ lợi ích chi phí
Lý thuyết quan hệ lợi ích chỉ ra rằng lợi ích có đƣợc từ việc các thông tin kế toán đƣợc cung cấp phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho ngƣời sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tƣ và tổ chức đó; còn chi phí thì do ngƣời lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu nhƣng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không đƣợc vƣợt quá lợi ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010).
29
Mục đích của KTQT là nhằm hƣớng đến phục vụ nhu cầu quản trị của đơn vị, nên mỗi đơn vị khác nhau có yêu cầu về hệ thống KTQT khác nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT khác nhau. Đối với một tổ chức với quy mô nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản thì việc đầu tƣ một bộ máy KTQT cồng kềnh với hàng loạt các công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng KTQT không tƣơng xứng với chi phí bỏ ra đầu tƣ. Ngƣợc lại đối với một tổ chức có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tƣ một khoản chi phí tƣơng thích cho hệ thống KTQT phức tạp là điều chấp nhận đƣợc.
Lý thuyết này đƣợc vận dụng vào nghiên cứu nhằm giải thích cho biến chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị, quy mô tổ chức ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT của đơn vị.
1.4.3 Lý thuyết ủy nhiệm
Đƣợc C.Jensen và H.Meckling lần đầu công bố vào năm 1976, lý thuyết ủy nhiệm tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) nhƣ cổ đông, chủ sở hữu,... và bên đƣợc ủy nhiệm (agent) nhƣ các nhà quản lý, điều hành đơn vị thông qua việc ủy nhiệm.
Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu: lý thuyết ủy nhiệm thể hiện thông qua mối quan hệ bên đƣợc ủy nhiệm và bên ủy nhiệm đƣa ra các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động của tổ chức, đảm bảo các lợi ích. Để thực hiện trách nhiệm này, nhà quản lý cần nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức vận hành hệ thống kế toán quản trị để cung cấp thông tin ra các quyết định kịp thời và hiệu quả.
Nhƣ vậy lý thuyết này đƣợc sử dụng nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố nhƣ: Nhận thức của ban lãnh đạo; Quy mô tổ chức; Cơ cấu tổ chức đến vận dụng kế toán quản trị.
30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng này tác giả trình bày các nội dung lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Trƣớc hết, tác giả trình bày về tổng quan đơn vị sự nghiệp y tế công lập với các nội dung nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại, quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Tiếp đó, tác giả trình bày các nội dung lý thuyết về kế toán quản trị nhƣ nội dung tổ chức trong công tác kế toán quản trị, vai trò của việc vận dụng KTQT tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Nội dung chƣơng cũng trình bày về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, cũng nhƣ một số lý thuyết nền giải thích cho các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị.
31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá. Các dự án đƣợc nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tƣợng nghiên cứu, trong trƣờng hợp này chọn mẫu đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp chọn mẫu lý thuyết (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Quy trình chọn mẫu lý thuyết đƣợc tiến hành thông qua việc thảo luận với các chuyên gia để thu thập các dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng lý thuyết cho đến điểm bảo hòa (điểm tới hạn) là điểm mà đến đây không còn thông tin gì mới nữa để tiếp tục cho các phần tử tiếp theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Đối tƣợng khảo sát cho nghiên cứu định tính: Trƣớc tiên tiến hành khảo sát với mẫu là 5 ngƣời bao gồm các chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý và làm việc thực tế tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập Bình Định, nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định, xây dựng thang đo cho từng nhân tố và thực hiện điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp. Các câu hỏi để thảo luận phỏng vấn xoay quanh các vấn đề Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định.
- Về cơ cấu chuyên gia đƣợc lựa chọn để phỏng vấn:
(1) Ban lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định: 4 cá nhân.
(2) Nhà nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành kế toán có kinh nghiệm trong kế toán khu vực công: 1 giảng viên của trƣờng đại học.
32
ngƣời đã làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định 5 năm trở lên hoặc đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị đã đƣợc công bố.
- Tiêu chuẩn về trình độ: Có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó chú trọng đến các chuyên gia có trình độ cao nhƣ: Tiến sĩ trở lên (Danh sách chuyên gia xem ở Phụ lục 1).
- Công cụ thu thập dữ liệu: Là đề cƣơng thảo luận với 2 phần chính: Phần giới thiệu và phần thảo luận gồm các câu hỏi mở.
- Phƣơng pháp khảo sát: Trực tiếp phỏng vấn với các chuyên gia. - Nội dung khảo sát và xây dựng Dàn bài thảo luận chuyên gia: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trƣớc liên quan; cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị và quan sát tình hình thực tế áp dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định. Do vậy, nội dung khảo sát là xoay quanh về tìm hiểu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định; Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định. Dàn bài đƣợc xây dựng gồm những câu hỏi mở và những câu hỏi xác định và chọn đáp án trả lời đã đƣợc xây dựng trƣớc (Dàn bài thảo luận nhóm xem ở Phụ lục 2).
- Tổng hợp và kiểm tra kết quả phỏng vấn: Để nâng cao tính khoa học của kết quả nghiên cứu, tác giả thực hiện việc thống kê lấy ý kiến về Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định. Kết quả của khảo sát này là cơ sở để xác định lại Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định trƣớc khi dùng làm cơ sở thiết lập thang đo và bảng câu hỏi khảo sát chi tiết cho nghiên cứu định lƣợng.
33
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc trong nƣớc và ngoài nƣớc nhƣ Lê Châu Xuân Mai (2017); Salah A.Hammad và cộng sự (2010); Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017); Nguyễn Thị Lan Anh (2016) tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định. Cụ thể căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
STT Nhân tố Kế thừa từ nghiên cứu
1 Nhận thức của ban lãnh đạo Lê Châu Xuân Mai (2017)
2 Quy mô tổ chức Salah A.Hammad và cộng sự (2010) 3 Cơ cấu tổ chức Salah A.Hammad và cộng sự (2010 4 Ứng dụng công nghệ thông tin Salah A.Hammad và cộng sự (2010) 5 Trình độ nhân viên kế toán Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017)
6 Chi phí cho việc tổ chức một hệ
thống kế toán quản trị Nguyễn Thị Lan Anh (2016)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Mô hình nghiên cứu đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Nhận thức của ban lãnh đạo Quy mô tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Ứng dụng công nghệ thông tin Trình độ nhân viên kế toán
Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT
Vận dụng KTQT tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định
34
Bảng 2.2: Thang đo của nghiên cứu
Thang đo nháp Căn cứ xây dựng
thang đo I. Nhận thức của ban lãnh đạo
1. Nhà quản lý đánh giá cao KTQT
Salah A.Hammad và cộng sự (2013) 2. Nhà quản lý có hiểu biết về KTQT
3. Nhà quản lý có nhu cầu cao về việc vận dụng KTQT 4. Nhà quản lý chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tƣ vận dụng KTQT
II. Quy mô tổ chức
1. Doanh thu
Salah A.Hammad và cộng sự (2010) 2. Số luợng nhân viên
3. Số năm hoạt động 4. Nguồn vốn kinh doanh
III. Cơ cấu tổ chức
1. Có một cơ cấu tổ chức đƣợc chia thành các đơn vị hành chính theo bản chất của hoạt động.
Salah A.Hammad và cộng sự (2010) 2. Có sự rõ ràng trong việc phân chia công việc
3. Có sự phối hợp trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong đơn vị.
4. Có một ngƣời quản lý chuyên môn cho từng bộ phận của đơn vị.
IV. Ứng dụng công nghệ thông tin
1. Phần mềm thiết lập báo cáo quản trị
Salah A.Hammad và cộng sự (2010) 2. Mạng thông tin nội bộ kết nối kết quả thực hiện công
việc trong doanh nghiệp
3. Phần mềm kế toán riêng biệt cho công tác KTQT
V. Trình độ nhân viên kế toán
1. Nhân viên kế toán có kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực kế toán quản trị.
Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017)
35
2. Nhân viên kế toán có khả năng sử dụng các kỹ thuật và phƣơng pháp thực hiện kế toán quản trị
3. Công tác tổ chức, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kiến thức về kế toán quản trị cho nhân viên kế toán
4. Nhân viên kế toán đƣợc đào tạo theo những quy trình uy tín, chất lƣợng.
VI. Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị
1. Chi phí cho hệ thống KTQT bao gồm chi phí thiết kế
Nguyễn Thị Lan Anh (2016) 2. Chi phí cho hệ thống KTQT bao gồm chi phí vận
hành
3. Chi phí cho hệ thống KTQT bao gồm chi phí tổ chức thực hiện
4. Chi phí cho hệ thống KTQT bao gồm chi phí đào tạo, tập huấn.
VII. Vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định
1.Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phí
Lê Châu Xuân Mai (2017)
2. Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT dự toán
3. Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT đánh giá hiệu suất
4. Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT hỗ trợ quá trình ra quyết định
5. Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chiến lƣợc
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lƣợng đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tƣợng khảo sát. Dữ liệu hồi đáp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và các kỹ thuật nhƣ:
+ Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; + Phân tích nhân tố khám phá EFA;
+ Phân tích hồi quy đa biến để xác định và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự
36
nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định.
2.2. Mô hình nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng giả thuyết
Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định, các giả thuyết nghiên cứu đƣợc xác định nhƣ sau:
Giả thuyết H1: Nhận thức của ban lãnh đạo có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
Giả thuyết H2: Quy mô tổ chức có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
Giả thuyết H3: Cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
Giả thuyết H4: Ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
Giả thuyết H5: Trình độ nhân viên kế toán có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
Giả thuyết H6: Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị có ảnh hƣởng cùng chiều đến vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định (+).
2.2.2. Quy trình nghiên cứu
37
phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc kết hợp sử dụng với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, theo đó, nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng thể hiện qua hình dƣới đây:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự thiết kế)
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Thảo luận chuyên gia
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Xử lý, phân tích dữ liệu
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Phần mềm SPSS 22.0 N = 158
Nghiên cứu định lƣợng N = 5
38
2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi
Đối tƣợng khảo sát là đại diện lãnh đạo gồm ban giám đốc, các trƣởng phó phòng ban, nhân viên kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định nhằm thu thập dữ liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần:
Thứ nhất, các thông tin riêng của ngƣời trả lời bảng hỏi nhƣ họ tên, giới tính, chức vụ, đơn vị đang công tác và trình độ học vấn.
Thứ hai, đây là nội dung khảo sát chủ yếu của tác giả nhằm ghi nhận đánh giá của cá nhân đƣợc khảo sát về sự tác động cũng nhƣ sự chấp nhận ở mức độ cao hay thấp của các nhân tố: Nhận thức của ban lãnh đạo, quy mô tổ chức, cơ cấu tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế Bình Định cũng nhƣ đánh giá sự phù hợp của các thang đo (biến quan sát) của từng biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ từ “1 - Rất thấp” đến “5 – Rất cao”, trong đó “3 – Trung bình” (Bảng câu hỏi khảo sát xem ở Phụ lục 4).
2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
- Phƣơng pháp chọn mẫu:
Mẫu trong nghiên cứu này đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, với phƣơng pháp này mẫu đƣợc lấy dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ