7. Kết cấu của luận văn
1.3.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp công việc, phân công lao động giữa các bộ phận trong một tổ chức và cùng phối hợp lại với nhau nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc thiết lập (Starling 2008). Một đơn vị có cơ cấu tổ chức tốt, có sự phân công hợp lý giữa các bộ phận, giữa các nhân viên sẽ góp phần đảm bảo chất lƣợng dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán của đơn vị nói chung và thông tin KTQT nói riêng nhờ vào sự kiểm soát lẫn nhau giữa giữa các bộ phận và các nhân viên (Xu, 2003). Vì dữ liệu mà kế toán có đƣợc để xử lý và cung cấp thông tin KTQT là do các bộ phận trong đơn vị cung cấp, nên nếu không tổ chức tốt và phân công hợp
25
lý giữa các bộ phận sẽ làm cho dữ liệu cung cấp bị chồng chéo, thời gian lƣu chuyển thông tin, chứng từ bị chậm, giảm khả năng kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận từ đó làm cho thông tin KTQT cung cấp sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng, yêu cầu quản lý của nhà quản trị.
Mối quan hệ mạnh mẽ giữa KTQT với cơ cấu tổ chức cũng thể hiện trong các nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Salah A.Hammad và cộng sự (2010). Khi các nhà quản lý thực hiện phát triển hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức, có nghĩa rằng lúc này họ đang tham gia vào thiết kế tổ chức, một quá trình liên quan đến các yếu tố chính nhƣ: chuyên môn hóa công việc (work specialization), chuyên môn hóa phòng ban (departmentalization), hệ thống phân quyền (chain of command), hệ thống kiểm soát (span of control), tổ chức đơn vị theo hình thức tập trung và phân tán (centralization & decentralization). Theo Xu (2003), cơ cấu tổ chức theo hình thức tập trung sẽ giúp đơn vị kiểm soát chất lƣợng dữ liệu tốt hơn. Các tổ chức lớn có các bộ phận ở những vị trí khác nhau lúc này rất khó tập trung dữ liệu, do đó muốn dữ liệu đạt chất lƣợng thì đơn vị đó cần có phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng dữ liệu phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị mình.
Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.