Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

KSNB là một trong những loại kiểm soát mà nhà quản lý sử dụng trong quá trình quản lý đơn vị nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Khái niệm KSNB đƣợc định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1929 trong công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve Bulletin), theo đó KSNB là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên.

Năm 1936, Hiệp hội kiểm toán viên công chứng Mỹ (AICPA) đã định nghĩa KSNB: ―là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép của sổ sách‖. Với định nghĩa này, mục tiêu của KSNB đã đƣợc bổ sung không chỉ nhằm bảo vệ tiền và các tài sản khác mà còn bảo đảm số liệu kế toán chính xác.

Năm 1949, AICPA bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ chính sách của nhà quản lý vào trong định nghĩa về KSNB.

Năm 1958, trong tài liệu về thủ tục kiểm toán 29 (SAP 29 - Statement on Auditing Procedure 29) do Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) trực thuộc AICPA ban hành đã lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.

Nhìn chung, trƣớc khi có Báo cáo COSO năm 1992 khái niệm KSNB chƣa đƣợc định nghĩa một cách đầy đủ trên các phƣơng diện. Năm 1992 COSO đã phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control – Intergrated framework), trong đó khái niệm KSNB đƣợc định nghĩa ―là một quá trình do ngƣời quản lý. HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó

đƣợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây: Đảm bảo sự tin cậy của BCTC; Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động đƣợc thực hiện hiệu quả‖.

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm kể từ ngày phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất lần đầu tiên, môi trƣờng kinh doanh và hoạt động cao su hành của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi, ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi mục tiêu của KSNB cần đƣợc mở rộng hơn so với những khuôn khổ ban đầu. Chính vì vậy, năm 2013 COSO đã phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất cập nhật với khái niệm KSNB đã đƣợc bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)