Phƣơng pháp xử lý dữ liệu thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 54)

7. Kết cấu luận văn

3.6. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu thu thập

3.6.1 Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập về sẽ đƣợc tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Trong đó, tác giả giữ lại các phiếu khảo sát hợp lệ còn các phiếu khảo sát không hợp lệ sẽ bỏ đi. Sau đó, tác giả dùng phần mềm SPSS 22 để mã hóa và xử lý số liệu. Các dữ liệu sau khi mã hóa đƣa vào phân tích thống kê mô tả,

đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để xác định mức độ tƣơng quan giữ các mục trong bảng hỏi, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định phù hợp của mô hình nghiên cứu. Sử dụng công cụ thống kê tần số để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ đồng ý của ngƣời đƣợc khảo sát đối với từng biến quan sát.

3.6.2. ánh giá độ tin cậ của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau và đƣợc sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên thì chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt (Nunnally & Bernstein 1994). từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc (Peterson 1994).

3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).

Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết các biến không tƣơng quan trong tổng thể căn cứ vào giá trị Sig.. Nếu Sig. <0.05 thì các biến có mối tƣơng quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).

Phân tích nhân tố để xác định số lƣợng các nhân tố trong thang đo. Các biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5 sẽ đạt mức ý nghĩa, nếu nhỏ hơn 0.5 thì bị loại.

Số lƣợng nhân tố đƣợc xác định dựa trên chỉ số Eigenvalues. Chỉ số Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố.

Nhân tố đƣợc trích phải có Eigenvalues lớn hơn 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích. (Hair và các cộng sự 2006).

Tổng phƣơng sai trích > 50%: thể hiện phần trăm biến thiên của biến quan sát nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích đƣợc bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.6.4. Hệ số tương quan và phân tích hồi qu đa biến

Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, tác giả thực hiện theo các bƣớc:

Bước 1: Kiểm tra tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau để dự đoán có xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy hay không và kiểm tra tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu gần 0.4 đến 0.6 thì tƣơng quan trung bình. lớn hơn 0.6 thì tƣơng quan chặt chẽ và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì mối quan hệ không chặt chẽ.

Bước 2: Thực hiện đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy sử dụng hệ số xác định R2

(R – Square) hoặc R2 hiệu chỉnh. Trong đó:

H0: Các biến độc lập không tác động đến biến phụ thuộc. H1: Các biến độc lập tác độngđến biến phụ thuộc.

Nếu kết quả kiểm định có mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mô hình đƣợc xem là phù hợp.

Bước 3: Để đảm bảo độ tin cậy của mô hình. tác giả thực hiện kiểm tra các giả định sau:

- Giả định tính độc lập của phần dƣ với hệ số Durbin-Watson thỏa điều kiện trong khoảng từ 1 đến 3.

- Giả định phƣơng sai phần dƣ không đổi bằng kiểm định Spearman’s. Trong đó:

thì hệ số tƣơng quan hạng tổng thể giữa phần dƣ và biến độc lập sẽ khác 0.

+ Giả thuyết H0 cho phần dƣ với biến độc lập là hệ số tƣơng quan hạng của tổng thể bằng 0. Khi Sig. thỏa điều kiện > 0.05 mô hình không vi phạm hiện tƣợng phƣơng sai phần dƣ thay đổi.

- Giả định phân phối chuẩn của phần dƣ thông qua biểu đồ Histogram với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1; đồ thị P- P plot với các điểm quan sát tập trung sát đƣờng chéo những giá trị kỳ vọng.

- Giả định liên hệ tuyến tính thông qua biểu đồ Scatterrplot với giá trị phần d chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành. Nếu biểu đồ phân bố đều, rải rác thì giả định này không bị vi phạm.

- Giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập (hiện tƣợng đa cộng tuyến), thông qua hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF). Nếu hệ số này có giá trị lớn hơn 10 có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra.

3.6.5. Phân tích phương sai ANOVA

Để kiểm định sự khác biệt giữa tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ với các nhóm khác nhau của yếu tố định tính, tác giả đã sử dụng phân tích One-way ANOVA. Các giả thuyết cần đảm bảo khi thực hiện kiểm định này gồm:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên.

- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để đƣợc xem nhƣ tiệm cận phân phối chuẩn.

- Phƣơng sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

- Trong đó, để kiểm định giả thuyết phƣơng sai đồng nhất. tác giả dựa vào hệ số Sig. của Thống kê Levene (Levene Statistic). Theo đó:

không khác nhau. Tiếp theo, để kết luận về sự khác biệt, phân tích ANOVA đƣợc sử dụng.

+Sig. > 0.05: đủ điều kiện để khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

+Sig. < 0.05: đủ điềukiện để khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Sig. của thống kê Levene < 0.05: giả thuyết phƣơng sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã vi phạm. Tiếp theo, kiểm định Welch đƣợc sử dụng.

+Sig. > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. +Sig. < 0.05: kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết luận chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả trình bày phƣơng pháp để giải quyết các mục tiêu đề ra. Đầu tiên, dùng phƣơng pháp định tính với mục tiêu điều chỉnh thang đo cho phù hợp đặc điểm của ngành cao su. Vì vậy, trong phƣơng pháp này tác giả chọn phƣơng pháp cụ thể là khảo sát bảng câu hỏi sơ bộ từ các chuyên gia và cấu trúc mẫu gồm 5 chuyên gia từ 5 công ty độc lập trong đó có 2 Giám đốc và 3 Kế toán trƣởng và lí do chọn kế toán trƣởng nhiều hơn vì những ngƣời này sát với HTKSNB của đơn vị. Sau đó, tác giả thu thập và xử lý để đƣa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức để chuyển sang phƣơng pháp định lƣợng. Mục tiêu của phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng là đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Vì vậy, ta sử dụng 177 bảng câu hỏi hợp lí, tác giả sử dụng Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy, tiếp theo sử dụng nhân tố khám phá EFA để khám phá nhân tố xem trong 5 nhân tố đó có xuất hiện hết trong ngành cao su hay không? Và cuối cùng sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh ngành cao su của các doanh nghiệp tại Tỉnh KonTum doanh nghiệp tại Tỉnh KonTum

KonTum đƣợc xem là thủ phủ cao su của các tỉnh Tây Nguyên với các sản phẩm từ cao su xuất đi trong nƣớc và thế giới. Đây cũng là nơi có lực lƣợng lao động lành nghề và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng và sản xuất kinh doanh ngành cao su. Tuy nhiên theo Tạp chí nông thôn 13/4/2020 Hai tỉnh GiaLai và Kon Tum có diện tích, sản lƣợng mủ cao su nhiều nhất thì giờ đây đang ―lép vế‖ bởi mất vị thế. Số lƣợng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành cao su tính đến năm 2020 là 30 doanh nghiệp. Nếu nhƣ trƣớc đây. giá cao su ở mức 60 triệu đồng/tấn. thì nay rơi tự do xuống còn 33 - 34 triệu đồng/tấn.Năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ ba về sản lƣợng cao su thiên nhiên với sản lƣợng 1.086.700 tấn trên diện tích 971.600 ha và xuất khẩu 1.395.000 tấn đến hơn 80 thị trƣờng, chiếm thị phần thế giới khoảng 12%, sau Thái Lan (38%) và Indonesia (27%).

Bảng 4.1 : Kim ngạch xuất khẩu cao su của tỉnh KonTum

Năm Lƣợng (tấn) Giá trị (ngàn USD) Đơn giá (USD/tấn) 2020 1.381.025 2.249.775 1.629 2019 1.252.990 1.669.601 1.332 2018 1.137.368 1.531.469 1.347

( Nguồn: Tổng cục hải quan cập nhật 26/7/2018)

Số liệu trên cho thấy, sản lƣợng xuất khẩu cao su của tỉnh KonTum đã có sự tăng trƣởng khá tốt qua các năm. Giá trị hàng hóa cũng tăng mạnh ở năm 2020, đơn giá năm 2019 sụt giảm hơn năm 2018 nhƣng đã tăng mạnh trở lại

vào năm 2020. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành cao su tỉnh KonTum. Kỳ vọng phục hồi ngành cao su trong tƣơng lai.

4.1.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh ngành cao su

4.1.1.1 Hoạt động thu mua cao su nguyên liệu

Cao su thô nguyên liệu đƣợc thu mua từ các hộ nông dân trồng cao su chủ yếu qua thƣơng lái (đại lý thu mua, người thu gom ….) ngƣời trung gian hoặc các DN có quy mô sản xuất lớn có các cơ sở chuyên thu mua trực tiếp từ ngƣời nông dân để cung ứng cho các nhà máy sản xuất của mình. Đóng góp lớn vào sự thành công của các DN ngành cao su Việt Nam nói chung và tỉnh KonTum nói riêng.

Những tồn tại xảy ra trong hoạt động động thu mua cao su thô

Trong hoạt động thu mua cao su dễ xảy ra hiện tƣợng tranh mua, tranh bán làm cho thị trƣờng biến động ảo cho cả ngƣời trồng cao su và ngƣời sản xuất. Ngƣời trồng cao su đôi khi họ thấy giá tăng nên cố gắng găm hàng không bán, còn thƣơng lái thì cố gắng mua lại đẩy giá lên cao. Hoặc nhiều thƣơng lái cố tình tạo nên thị trƣờng ảo là tại thời điểm mua nguyên liệu thì nhu cầu không cao, dẫn đến ngƣời trồng cao su lại cố bán tháo sản phẩm dẫn đến giá bị giảm sút. Về mặt bằng chung, cần có sự quan tâm đối với phƣơng án tiêu thụ, vận chuyển sản lƣợng đến tận các nhà máy lớn.

Ngoài ra, chất lƣợng cao su giảm sút cũng làm cho nguồn nguyên liệu không đạt yêu cầu ảnh hƣởng đến các DN sản xuất – xuất khẩu làm cho giá trị hàng hóa bị giảm sút theo, làm giảm uy tín của DN.

Do có nhiều kênh mua bán nên cao su khi đến tay ngƣời sản xuất mất nhiều thời gian. trung gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu mua cao su còn nhiều bất cập về giá cả là do mối liên hệ giữa nhà sản xuất – thu mua – chế biến cao su chƣa vững chắc. Đặc biệt trong đó thiếu vai trò điều hành, quản lý theo cơ chế thị trƣờng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Vai

trò của Hiệp hội cao su Việt Nam nói chung, doanh nghiệp cao su KonTum nói riêng ít phát huy tác dụng.

4.1.1.2 Kết quả thống kê lao động

Số lao động nhóm doanh nghiệp dƣới 10 ngƣời chiến 7.69%. Nhóm doanh nghiệp số lao động chiếm từ 10 đến 200 ngƣời và trên 300 ngƣời tỷ lệ 46.15%.

Bảng 4.2: Số lao động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum

STT Lao động (ngƣời) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Từ trên dƣới 10 ngƣời 2 7,69

2 Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời 12 46,15

3 Trên 300 ngƣời 12 46,15

Tổng cộng 26 100%

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả, trích từ phụ lục 6)

Hình 4.1: Số lao động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh

ngành cao su tỉnh KonTum

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả, trích từ phụ lục 6) 4.1.1.3 Kết quả thống kê loại hình doanh nghiệp

Về loại hình doanh nghiệp qua thống kê cho thấy đa phần là công ty TNHH chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,54%, tiếp đến là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong loại hình doanh nghiệp cụ thể 26,92%, tiếp theo là loại hình doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 7,69% và sau cùng các loại hình khác chiếm tỷ lệ

thấp nhất trong loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ lệ là 3,85%. Theo kết quả thống kê trên ta có thể thấy ngành cao su tỉnh KonTum hầu hết là các công ty thuộc Tập đoàn CNCSVN (VRG) và Tổng công ty 15 và các tổ chức nhỏ lẻ ở đây chƣa nhiều, tƣơng đối tập trung hợp nhất sản xuất để đạt đƣợc hiệu quả về năng suất, giá và công suất nhà máy đƣợc sử dụng hữu hiệu.

Bảng 4.3: Loại hình của các doanh nghiệp

STT Loại hình doanh nghiệp Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Doanh nghiệp tƣ nhân 2 7,69%

2 Công ty TNHH 16 61,54%

3 Công ty cổ phần 7 26,92%

4 Khác 1 3,85%

Tổng cộng 26 100%

Kết quả thống kê doanh thu

Về thống kê doanh thu nhận thấy rằng doanh thu nhóm doanh nghiệp vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum chiếm 44%. Nhóm doanh nghiệp lớn đứng thứ 2 chiếm 36% và số doanh nghiệp nhỏ chiếm 20% cơ cấu doanh thu của ngành cao su tỉnh KonTum. Các doanh nghiệp nhỏ dƣới 20 tỷ trong những năm trƣớc đã kinh doanh không hiệu quả cùng với sự suy giảm chung của ngành cao su dẫn đến việc phải đóng cửa.

Bảng 4.4: Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum

STT Doanh thu doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1 Dƣới 20 tỷ 9 36%

2 Từ 20 - 100 tỷ 11 44%

3 Trên 100 tỷ 5 20%

4.1.1.4 Về hoạt động chế biến cao su Qui trình công nghệ sản xuất

Mủ sau khi khai thác trực tiếp ở vƣờn cây sẽ đƣợc đƣa vào dây chuyền sản xuất một cách xuyên suốt để tạo ra thành phẩm.

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

(Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020) Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Mủ vận chuyển từ vƣờn cây về nhà máy sau khi qua lƣới lọc 40 ních đƣợc chế biến qua các công đoạn sau:

Công đoạn 1: Xử lý nguyên vật liệu. Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đƣa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mƣơng đánh đông với DRC 25% độ PH 4,5-5,0.

Công đoạn 2: Gia công cơ học. Từ mƣơng đánh đông sau 6-8 giờ. mủ trong mƣơng đông, xả nƣớc vào mủ trong mƣơng đông nổi lên mặt mƣơng, mủ đƣợc đƣa qua máy cán kéo di động trên mƣơng dẫn qua băng tải đến máy cán Crêp 1,2,3, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder, tiếp theo bơm cốm lên sàn rung để tách, sau đó mủ đƣợc cho vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

Công đoạn 3: Gia công nhiệt. Mủ cốm đƣa vào lò sấy, sau 13-17 phút với nhiệt độ từ 100-112 độ (tuỳ thuộc chất lƣợng mủ đánh đông) qua hệ thống

Mủ khai thác từ vƣờn cây Tiếp nhận mủ từ nhà máy Máy cán cắt Lò xông Ép kiện đóng gói Thành phẩm Máy cán Crêp 1,2,3 Máy cán kéo Làm đông đều mủ

hút làm nguội.

Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm Ép kiện, đóng gói PE, đóng Palette đƣa vào kho thành phẩm.

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa vào câu hỏi thử, thang đo thông qua 5 chuyên gia thu thập tác giả làm cột so sánh của chuyên gia. Sau đó tác giả nhận thấy rằng chỉ có một số câu hỏi sau đây phải điều chỉnh lại cho đầy đủ và rõ ràng từ ngữ. Còn lại câu hỏi khác trong bảng câu hỏi không thay đổi. Cụ thể điều chỉnh nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 54)