Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 96)

7. Kết cấu luận văn

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đã trình bày ở 4.3, có thể thấy đƣợc 05 nhân tố cấu thành nên HTKSNB có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum. Tuy HTKSNB các doanh nghiệp này chƣa hoàn thiện và đáp ứng sát với nhu cầu thực tế nhƣng có nhiều yếu tố cũng đã hoạt động ở mức tƣơng đối hiệu quả. Ngoài ra, mức độ tác động của từng nhân tố này chƣa đồng đều với nhau, đáng chú ý nhất là yếu tố Đánh giá rủi ro đƣợc xác định mức độ tác động kém nhất trong hoạt động KSNB của các doanh nghiệp này chỉ đạt giá trị trung bình 1.82. Yếu tố Môi trường kiểm soát đạt giá trị trung bình cao nhất là 4.04. Yếu tố đứng thứ hai về mức độ tác động HTKSNB là Giám sát có giá trị trung bình là 2.91. Còn lại yếu tố Thông tin và truyền thông và yếu tố Hoạt động kiểm soát đạt mức giá trị trung bình là 2.72 và 2.11.

Từ kết quả phân tích trên cùng với quá trình khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến các cấp quản lý, công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum và chuyên gia Hiệp hội Hồ cao su Việt Nam nhận thấy tính hữu hiệu của HTKSNB tại cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum đƣợc đánh giá ở mức trung

bình khá và phù hợp với phần kết quả nghiên cứu ở phần phân tích thống kê mô tả. Một số doanh nghiệp nổi bật đƣợc đánh giá cao về tính hữu hiệu của HTKSNB hầu hết là những doanh nghiệp có quy mô lớn nhƣ:công ty TNHH MTV cao su KonTum, Công Ty Cp Sa Thầy, Công ty TNHH MTV Chƣ Mom Ray v.v... ở những doanh nghiệp này Ban Giám đốc, Kiểm soát viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của HTKSNB nên rất quan tâm và không ngừng cải tiến và hoàn thiện HTKSNB.

Kết quả nghiên cứu thấy đƣợc khi HTKSNB tạidoanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng phát triển liên tục, do vậy rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt sẽ không ngừng thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp đạt tính hữu hiệu là yếu tố thiết yếu, giúp công tác quản lý doanh nghiệp có hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và ngăn chặn đƣợc những hoạt động bất hợp lệ, đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính đáng tin cậy, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và các qui định. Xác định đƣợc tầm quan trọng của tính hữu hiệu trong HTKSNB nhƣng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum chƣa có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề này. Điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum hầy hết là: doanh nghiệp này còn non trẻ, năng lực trong công tác quản lý chƣa hiệu quả, quản lý dựa trên kinh nghiệm là chính dẫn đến những quan điểm khi xử lí vi phạm chƣa rõ ràng, không triệt để đặc biệt các doanh nghiệp nhà nƣớc, xây dựng qui trình kiểm soát nội bộ xây dựng chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ. Nhận thức của lãnh đạo về kiểm soát nội bộ chƣa sâu sắc đặc biệt là lớp lãnh đạo cấp dƣới khi thi hành các thủ tục kiểm soát không khoa học, lãng phí thời gian, tiền bạc. Dẫn đến xây dựng các chính sách, chủ trƣơng với hệ thống kiểm soát nội bộ không ăn khớp nhau.

Nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum, luận văn sẽ đƣa ra

một số bàn luận nhƣ sau:

4.4.1. ối với nhân tố môi trư ng kiểm soát

Nhân tố môi trƣờng kiểm soát có hệ số Beta chuẩn hóa trong phƣơng trình hồi qui là 0.393. Với kết quả này cho thấy nhân tố này có tác động mạnh nhất đối với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum. Con ngƣời chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong môi trƣờng kiểm soát vì vậy nhân tố này đề cao đến sự trung thực và giá trị đạo đức trong kinh doanh và cần thiết lan tỏa toàn doanh nghiệp.Thực tế, nền kinh tế thế giới yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu đang là một quy chuẩn chất lƣợng đòi hỏi khắt khe từ các nhà nhập khẩu cao su Việt Nam. Thƣờng xuyên nâng cao kĩ năng và tay nghề cho công nhân viên đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Ngoài ra, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận để hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc đồng bộ và chuyên môn hóa. Các văn bản quy định phải đƣợc cung cấp và triển khai một cách kịp thời và đƣợc toàn thể công nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành.

4.4.2. ối với nhân tố đánh giá rủi ro

Yếu tố đánh giá rủi ro ít đƣợc quan tâm xây dựng ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum nhất với hệ số Beta là 0.182. Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc nhận diện rủi ro, xây dựng quy trình đánh giá và phân tích các rủi ro đó. Từ đó đƣa ra các chiến lƣợc để giảm thiểu tác hại của rủi ro đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nói chung và ngành cao su nói riêng.Vì vậy công tác nhận diện, đánh giá rủi ro cần phải thực hiện thƣờng xuyên liên tục trong suốt chu kỳ hoạt động kinh doanh của đơn vị.Thu hoạch mủ cao su diễn ra liên tục trong năm. Đối với những cây mới, bắt đầu cạo vào các tháng 3 – 4 (trƣớc mùa mƣa) và cuối tháng 10 (sau mùa mƣa). Đối với các vƣờn cây đã khai thác, nghỉ cạo lúc cây cao su ra lá

mới (thƣờng vào tháng 1 hay tháng 2). Ngoài ra,một cây caosu đƣợc cho là đủ tiêu chuẩn lấy mủ khi bề vòng thân cây đạt từ 50cm trở lên. Đo cách mặt đất 1m. độ dày vỏ từ trên 6mm. Cần tránh việc cạo cây quá nhỏ (dƣới 40cm) vì khi bắt đầu mở cạo. sinh trƣởng của cây bị sẽ chậm lại, cây chậm lớn để cho năng suất lâu dài về sau.Sản lƣợng cao suthô nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, độ ẩm, kỹ thuật và con ngƣời …chất lƣợng cao suphụ thuộc vào giai đoạn cạo mủ, bảo quản. Các nghiệp sản xuất và kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum phải thực hiện mua cao su thô và sản xuất mủ cao su nguyên liệu liên tục và tích trữ, bảo quản phục vụ cho hoạt động sản xuất cả năm.

Nếu lƣợng nguyên liệu mủ cao su thônguyên liệu không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩmmủ cao su phục vụ cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Việc nguyên liệu không đảm bảo chất lƣợng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cao su có thể đến từ công tác nhận dạng và đánh giá rủi ro.Với sản lƣợng mủ cao su cao, nhƣng đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh KonTum chỉ quan tâm đến chất lƣợng nguyên liệu sản phẩm khi tiếp nhận tại nhà máy mà chƣa quan tâm đến chất lƣợng và khối lƣợng mủ nguyên liệu tại vƣờn cây cao su. Điển hình công tác thu gom mủ của một số đơn vị vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt. Cụ thể nhƣ: Sàn chứa mủ đông tạp bằng xi măng, sàn gỗ nhƣng không đƣợc vệ sinh thƣờng xuyên dễ gây tái nhiễm bẩn hay chƣa loại bỏ tạp chất mủ đông tạp triệt để tại vƣờn cây, công tác vệ sinh dụng cụ thu hoạch mủ chƣa đạt yêu cầu kỹ thuật, không tráng thùng sau khi đổ mủ vào tank nên không thu hồi đƣợc lƣợng mủ còn sót lại trong thùng…điều đó làm ảnh hƣởng giá mua nguyên liệu và đẩy giá thành sản xuất lên cao.

4.4.3. ối với nhân tố hoạt động kiểm soát

quả hồi quy đạt 0.211) tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh KonTum số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất à kinh doanh ngành cao su đã giảm đi rất nhiều so với những năm về trƣớc.Cho thấycác doanh nghiệp này chƣa thực sự chú trọng vào thủ tục kiểm soát trong doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát diễn ra chủ yếu trong doanh nghiệp gồm: Soát xét của nhà quản lý, kiểm soát quá trình xử lý thông tin gồm kiểm soát ngăn ngừa,ủy quyền cho ngƣời có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp, kiểm soát quá trình xử lý thông tin gồm kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng. kiểm soát vật chất và phân tích rà soát. Các hoạt động kiểm soát này nếu đƣợc quan tâm đúng mức hữu hiệu hơn sẽ góp phần giúp tính hữu hiệu của HTKSNB của doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Cụ thể, đối với kiểm soát ngăn ngừa: hoạt động sản xuất mủ nguyên liệu bị ảnh hƣởng bởi chất lƣợng mủ cao su thô nếu nhƣ mủ bị lẫn tạp chất, gian lân khâu nguyên liệu mủ thô đầu vào (chất đánh đông, chất tăng độ mủ...) sẽ không đảm bảo thƣơng hiệu mủ cao su tỉnh KonTum. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cƣờng các biện pháp ngăn ngừa để đảm bảo nguyên liệu mủ thô đảm bảo chất lƣợng để thì chất lƣợng mủ sơ chế và thành phẩm đầu ra mới đạt đƣợc yêu cầu đáp ứng phục mục tiêu kinh doanh trong nƣớc và xuất khẩu nƣớc ngoài giảm thiểu tình trạng mủ nguyên liệu trong tỉnh và cả nƣớc thừa mà vẫn phải đi nhập khẩu mủ nguyên liệu nơi khác và nƣớc ngoài. Đối với công tác phê duyệt, soát xét cần tăng cƣờng soát xét kết quả công tác sản xuất, chế biến để đáp ứng đúng tiến độ giao hàng các hợp đồng kinh tế trong nƣớc và xuất khẩu.

4.4.4. ối với nhân tố thông tin và tru ền thông

Nhân tố hệ thống thông tin và truyền thông có hệ số Beta chuẩn hóa trong phƣơng trình hồi qui là 0.272, đâylà nhân tố tác động mạnh thứ ba đối với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

ngành cao su tỉnh KonTum.

Yếu tố thông tin truyền thông là vấn đề không thể thiếu để doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu và đƣa ra các quyết định để thực hiện các hoạt động kiểm soát. Muốn thông tin hữu dụng cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát nội bộ thì thông tin phải đạt đƣợc hai yêu cầu cơ bản sau: chất lƣợng của thông tin và cách thức truyền đạt phù hợp. Yếu tố thông tin và truyền thông trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, quy trình kinh doanh phức tạp và hƣớng đến sự tự động hóa. Vì vây, các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh ngành cao su phải thƣờng xuyên cập nhật tình hình biến động giá cả thị trƣờng, giá xuất khẩu, diễn biến thị trƣờng thế giới, tỷ giá hối đoái thông tin về vụ mùa, tác động của các nguyên liệu thay thế cao su, thông tin về xu hƣớng nhập khẩu của các thị trƣờng thƣờng xuyên và thị trƣờng mới để lên kế hoạch về nguyên liệu sản xuất và sản lƣợng sản phẩm là bao nhiêu rất cần đƣợc sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum.

Đối với tình hình xuất khẩu cao su, kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây chƣa cao cụ thể năm 2020 đạt 1.381.025 tấn tăng 128.035 tấn so với năm 2019. Giá cao su xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi năm 2020 giá tăng lên 55.02% so với năm 2019. Chính vì vậy, việc năm bắt và cập nhật thông tin là vô cùng quan trọng đối với ngành cao su cả nƣớc nói riêng và tỉnh KonTum nói chung. Những thông tin về vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, đề án phát triển ngành cao su, tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng, thông tin về tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật ngành, các quy định và chính sách về nhập khẩu cao su của các khách hàng Trung Quốc, Malaysia.... Những thông tin này sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ về thị trƣờng. nắm đƣợc cung- cầu. phát huy thế mạnh doanh nghiệp mình để đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh trung và dài hạn, đẩy mạnh chiến lƣợc về giá, chính sách thu hút khách

hàng. Ngoài ra phải kiểm soát thông tin về chất lƣợng nguồn nguyên liệu cao su thô một cách chặt chẽ.

Do đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, xây dựng tiện ích trang web hiện đại, bộ phận nhận phản hồi về các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh, liên tục cập nhật thông tin đầy đủ,và nguồn thông tin phải đƣợc tiếp cận một cách dễ dàng cho các tầng lớp quản lý và cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, khách hàng bên ngoài.

4.4.5. ối với nhân tố giám sát

Yếu tố giám sát cũng rất đƣợc quan tâm xây dựng ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum. Kết quả thống kê có giá trị Beta là 0.291 có mức ảnh hƣởng thứ 2 trong 5 yếu tố. Hầu hết các doanh nghiệp chƣa có đầy đủ các bộ phận chức năng để hỗ trợ cho quá trình kiểm soát rủi ro nhƣ KSNB hay kiểm toán nội bộ, đa số các công ty nhỏ việc giám sát đƣợc thực hiện chủ yếu bởi nhà quản lý hoặc nhân viên ch uyên trách ở bộ phận kế toán. Mặc dù, các doanh nghiệp có nhận diện và đánh giá rủi ro nhƣng lại chƣa quan tâm cao đến đánh giá hiệu quả của việc nhận diện đánh giá rủi ro hàng kỳ này. Nhƣng kết quả này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum có hệ thống báo cáo giúp phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu. kế hoạch đã thiết lập và triển khai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4, tác giả đã trình bày nội dung về thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum. Kết quả thực hiện các kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), thực hiện hồi quy giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Xác định các biến có tác động và loại các biến không đủ điều kiện, phân tích tƣơng quan tuyến tính bằng hệ số Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính bội xác định mức độ ảnh hƣởng từng nhân tố và thứ tự ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum

Kết quả cho thấy cả năm nhân tố đều tác động và ảnh hƣởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Và thứ tự ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc sắp xếp nhƣ sau: (1) Môi trƣờng kiểm soát, (2) Giám sát, (3) Thông tin và truyền thông, (4) Hoạt động kiểm soát, (5) Đánh giá rủi ro.

Dựa trên kết quả nghiên cứu một số ý kiến đƣợc đƣa ra và trinh bày trong chƣơng này và làm căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum

CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Việc nghiên cứu đê tài ―các nhân tô tác động đên tính hữu hiệu của hệ thông kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum‖ cho thấy HTKSNB đã tồn tại ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum và sự hữu hiệu đã đạt đƣợc ở mức trung binh - khá. Và 05 yếu tố cấu thành HTKSNB đều tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB, yếu tố tác động lần lƣợt là: môi trƣờng kiếm soát, giám sát, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và đánh giá rủi ro đƣợc biểu thị bằng phƣơng trình:

HH = 0.404MTKS + 0.182DGRR + 0.211HDKS + 0.272TTTT + 0.291GS Kết quả nghiên cứu phản ánh tính hữu hiệu của HTKSNB tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum là ở mức trung bình và các nhân tố đều có ánh hƣớng đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả cũng cho thấy xu hƣớng của các doanh nghiệp đã dần quan tâm đến hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu liệu HTKSNBDN sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh KonTum, mức độ quan trọng của các nhân tố đối với tính hữu hiệu của HTKSNB có hệ số Beeta chuẩn hóa xếp theo tự từ cao đến thấp nhƣ sau:

Bảng 5.1: Bảng thứ tự quan trọng theo hệ số Beta đã chuẩn hóa các nhân tố

Nhân tố Trọng sô đã chuân hóa

(Beta chuẩn hóa)

Môi trƣờng kiêm soát 0,404

Giám sát 0,291

Thông tin và truyên thông 0,272

Hoạt động kiêm soát 0,211

Đánh giá rủi ro 0,182

Trên cơ sở các kết luận trên, luận văn tiếp tục đề xuất một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành cao su tỉnh kon tum (Trang 96)