Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 25 - 26)

Hen phế quản ngày càng tăng trên thế giới không có giới hạn giữa các quốc gia hay chủng tộc cũng không còn là vấn đề của các nước phát triển như các thập kỉ trước nữa mà chuyển sang các nước trung bình và có nhu nhập thấp. Nhận thấy vấn đề đó các bác sĩ hàng đầu về hô hấp đã thành lập nên tổ chức sáng kiến toàn cầu về HPQ là GINA để giúp cộng đồng người bệnh cũng như các bác sĩ có thể xử trí và ngăn ngừa một cách hiệu quả.

- Một số nghiên cứu ở nước ngoài:

+ Varalakshmi Manchana và cộng sự (2014) đã làm nghiên cứu về “Tác động của can thiệp giáo dục về tự chăm sóc xử trí HPQ cho bệnh nhân hen người lớn”. Kết quả kiến thức của người bệnh từ 10% đã tăng lên là 77.5% trong việc tự xử trí HPQ [33].

+ Rajanandh và cộng sự (2014) đã làm nghiên cứu về “Tác động của các dược sĩ cung cấp giáo dục bệnh nhân về kiến thức, thái độ, thực hành và chất lượng cuộc sống trong HPQ của bệnh nhân ở một bệnh viện miền Nam Ấn Độ” với 297 NB.

Kết quả kiến thức về thuốc của người bệnh từ 19% lên 67%, thái độ từ 13% lên 85% trong điều trị và kiểm soát bệnh, thực hành trong dùng thuốc từ 47% lên 50% [29].

+ Prabhakaran và cộng sự (2006) đã làm nghiên cứu: “Tác động chương trình giáo dục kiến thức, kỹ thuật thuốc xịt và tuân thủ điều trị HPQ”. Kết quả về kiến thức tăng lên rõ rệt, 100% là có thể xác định các thuốc hít đúng và 95,58% đã có thể làm kỹ thuật sử dụng thuốc xịt một cách chính xác [28].

- Một số nghiên cứu trong nước:

+ Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2010) đã nghiên cứu: “Áp dụng chiến lược toàn cầu về hen (GINA) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) tại tuyến quận - huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh” với 83 NB HPQ. Kết quả tỉ lệ hen đạt kiểm soát hoàn toàn, tỉ lệ không tuân thủ điều trị là 58% ở người bệnh hen [9].

+ Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2012) đã nghiên cứu “Thực hiện hướng dẫn GINA tại thành phố Hồ Chí Minh: một mô hình cho Việt Nam”. Kết quả về điều trị lẫn kiến thức người bệnh được nâng cao một cách đáng kể tăng 11,2% so với trước khi can thiệp [27].

+ Nghiên cứu của Phan Thu Phương và Trịnh Thị Ngọc (2012) mô tả cắt ngang trên 96 NB về: “Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh HPQ của bệnh nhân mắc HPQ”. Kết quả có 12,5% bệnh nhân không biết yếu tố nguy cơ của bệnh, 38,5% thực hành đúng sử dụng thuốc xịt sau khi can thiệp giáo dục tăng lên 65% [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 25 - 26)