Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của Ban quản lý Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - Bệnh viện Bạch Mai (2015) đo lường HPQ trước và sau khi can thiệp giáo dục cho người bệnh [11].
- Phần A: Các câu hỏi về thông tin chung của NB từ câu A1 - A6. - Phần B: Nhận thức của NB về bệnh HPQ
+ Gồm 5 câu từ B1- B5 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm sai 0 điểm. Tổng điểm ở phần này với điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 23 điểm.
- Phần C: Thái độ của NB đối với kiểm soát HPQ.
+ Gồm có gồm 4 câu hỏi từ C1 đến C4 mỗi câu có 5 đáp án là câu hỏi 1 lựa chọn, theo thang điểm từ 1 đến 5 điểm cụ thể là “ rất không cần thiết = 1 điểm”, “không cần thiết = 2 điểm”, “bình thường = 3 điểm”, “cần thiết = 4 điểm”, “rất cần thiết = 4 điểm” và “rất không quan trọng = 1 điểm”, “không quan trọng = 2 điểm”, “bình thường = 3 điểm”, “quan trọng = 4 điểm”, “rất quan trọng = 5 điểm”. Tổng điểm phần này thấp nhất là 5 điểm và điểm cao nhất là 20 điểm.
- Phần D: Tự xử trí HPQ của NB.
+ Gồm 5 câu hỏi từ D1 - D5, trong đó D1 - D4 là câu hỏi 1 lựa chọn, D5 có nhiều lựa chọn mỗi đáp án đúng được 1 điểm và sai 0 điểm. Tổng điểm phần này thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 7 điểm.
Tổng điểm các phần trả lời của NB được xếp thành 2 nhóm (không đạt; đạt) để đánh giá điểm, mức độ nhận thức của NB trước và sau can thiệp như sau:
- Phần B: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt; 15 - 23 điểm là đạt trên tổng điểm là 23 điểm.
- Phần C: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt, 15 - 20 điểm là đạt trên tổng điểm là 20 điểm.
- Phần D: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 2 điểm là không đạt, từ 3 - 7 điểm là đạt trên tổng điểm là 7 điểm.