Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 32 - 35)

Công cụ thu thập số liệu

- Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp là bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của Ban quản lý Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - Bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Bộ câu hỏi này có 20 câu hỏi để đo lường nhận thức, thái độ, tự xử trí về HPQ của người bệnh, chúng tôi lấy hết cả bộ câu hỏi vì thích hợp để đo lường nhận thức về nhận thức, thái độ, tự xử trí về HPQ của người bệnh [12].

Bộ câu hỏi gồm có:

- Phần A: Thông tin người bệnh: có 6 câu từ A1 đến A6

- Phần B: Nhận thức về HPQ như đặc điểm, triệu chứng, yếu tố nguy cơ có 5 câu từ B1 đến B5.

- Phần C: Thái độ về sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị và tái khám có 4 câu từ C1 đến C4.

- Phần D: Thực hành tự xử trí HPQ như: xử lý khi phát hiện bệnh, phòng tránh bệnh nặng hơn, sử dụng thuốc xịt, tình trạng sử dụng thuốc, xử trí cơn hen khi nặng lên có 5 câu từ D1 đến D5.

Thử nghiệm trước bộ công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được thực hiện thử nghiệm với 30 NB trong thành phố Tuy Hòa có đặc điểm tương đồng với đối tượng tham gia trong nghiên cứu chính. Để xác định độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số liệu nhà nghiên cứu đã phân tích độ tin cậy cronbachʹ S alpha là: 0.674.

Phương pháp thu thập số liệu

- Người bệnh đọc phiếu phỏng vấn tự điền câu trả lời (phụ lục 2).

Quy trình thu thập số liệu

Sau khi gặp gỡ trình bày và giải thích vấn đề cần nghiên cứu mục đích cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu được sự đồng ý của giám đốc bệnh viện đa khoa Phú Yên và trưởng trạm y tế phường 3, chúng tôi lập danh sách 116 NB được chẩn đoán HPQ 01/2017 đến tháng 04/2017 đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

Tiến hành quy trình thu thập số liệu thực hiện như sau: Bước 1: Trước can thiệp

- Nhóm nghiên cứu gồm 3 thành viên: Lưu Thị Kim Yến (người thực hiện đề tài), Đỗ Thị Quỳnh và Nguyễn Văn Thạo (cử nhân Điều Dưỡng bệnh viện đa khoa Phú Yên - cộng tác viên).

- Có 116 NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu gửi giấy mời cho NB đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, tuy nhiên chỉ gặp gỡ và đồng ý tham gia nghiên cứu là 104 NB. Trong 104 NB được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm với 2 buổi truyền thông vào ngày 1/5/2017 tại hội trường trường Cao Đẳng Y Tế Phú Yên, NB được mời đến tham gia chia làm 2 buổi sáng và chiều, sáng bắt đầu 7h30 - 10h, chiều 14h - 16h30 phút. Thời gian này thuận lợi với NB vì ngày lễ nên đối tượng nghiên cứu là công nhân viên chức đều nghỉ lễ thuận tiện cho việc tham gia vào buổi truyền thông.

Bước 2: Tổ chức chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe * Đánh giá trước can thiệp

- Trong 2 buổi truyền thông chỉ có 87 NB đến tham dự: Buổi sáng có 46 NB, buổi chiều có 41 NB.

- Tại buổi làm việc: Nhóm nghiên cứu thông báo nội dung buổi truyền thông và giới thiệu bộ câu hỏi (phụ lục 2) với các đối tượng tham gia.

- Phát bộ câu hỏi tự điền hướng dẫn NB cách điền vào phù hợp, phát cho NB có mặt tại hội trường với thời gian hoàn thành cho phiếu phỏng vấn là 20 phút. Mỗi cộng tác viên phụ trách từ 12 - 15 NB nếu NB có thắc mắc cần giúp đỡ hoặc giải đáp.

* Thực hiện can thiệp giáo dục

- Hình thức can thiệp: Sử dụng phương pháp truyền thông trực tiếp. + Phương pháp truyền thông: Thuyết trình.

+ Phương tiện truyền thông: Máy chiếu, laptop, một số loại thuốc uống và thuốc xịt, tài liệu phát tay cung cấp các kiến thức về nội dung can thiệp có tranh hướng dẫn sử dụng thuốc xịt.

+ Mỗi cộng tác viên phụ trách từ nhóm từ 12 - 15 NB để NB trao đổi với nhau, giải thích các thắc mắc cho NB.

* Nội dung của can thiệp giáo dục về tự xử trí bệnh HPQ: Có 4 nội dung chính

+ Giới thiệu về bệnh HPQ: Định nghĩa, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn uống.

+ Hướng dẫn việc dùng một số loại thuốc uống đặc biệt là thuốc xịt như Salbutamol, Accuhaler.... các tác dụng phụ và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.

+ Hướng dẫn nhận biết triệu chứng và cách xử trí cơn HPQ cấp, tự theo dõi các triệu chứng của cơn HPQ.

+ Khuyến khích việc tuân thủ dùng thuốc khám sức khỏe định kì. * Đánh giá ngay sau can thiệp

- Để đánh giá lần 2 trước khi buổi truyền thông kết thúc 30 phút tất cả NB được phát bộ câu hỏi tự điền (bộ câu hỏi sử dụng phỏng vấn lần 1) trong khoảng thời gian 20 phút để hoàn thành bộ câu hỏi (phụ lục 2).

- Sau một tháng thực hiện chương trình can thiệp: Chúng tôi lần lượt đến nhà 87 NB phỏng vấn lại bằng bộ câu hỏi tự điền đã được sử dụng tại lần 1 và 2 với thời gian mỗi NB khoảng 20 phút để hoàn thành bộ câu hỏi (phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 32 - 35)