- Nhận thức của NB về tự xử trí khi phát hiện bị HPQ, tỷ lệ NB có thái độ đúng đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ chiếm cao nhất 49,4% gần một nửa số NB trong nghiên cứu tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số NB vẫn chọn tự mua thuốc về điều trị chiếm tỷ lệ cao 29,9% tiếp đến có lúc nào mệt mới đi khám chiếm 18,4% và NB điều trị bằng thuốc nam chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,3%). Qua đó thấy được sự nguy hiểm khi có tới 29,9% người bệnh tự mua thuốc về điều trị mà không cần đi khám hay tư vấn của bác sĩ sẽ gây ra các dụng phụ ngoài mong muốn thậm chí gây
ảnh hưởng đến tính mạng của NB. Bên cạnh đó có gần một nửa NB (49,4%) đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ nên cần khuyến khích và cung cấp thêm kiến thức cho NB nâng cao tỷ lệ trên hiểu tầm quan trọng của việc đi khám tại các cơ sở y tế cũng như tác hại của việc tự ý dùng thuốc để điều trị hay hiệu quả hạn chế của điều trị bằng thuốc nam để nâng cao hơn tỷ lệ đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nhận thức của NB về tự xử trí để HPQ không nặng lên chỉ có 17,2% NB biết tránh các yếu tố nguy cơ để HPQ không nặng thêm, chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%) NB tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc còn lại một số NB chọn xử trí không nặng lên bằng cách tập thể dục hàng ngày, hạn chế vận động gắng sức, khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ phần lớn NB chưa có kiến thức về bệnh HPQ nên khi thực hành tự xử trí bệnh HPQ còn hạn chế. Nhận thức của NB về tự xử trí trong sử dùng thuốc xịt, tỷ lệ NB dùng bình xịt định liều Evohaler cao nhất (57,1%) tiếp đến là bình hít Accuhaler (5,7%) so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự tiến hành tại thành phố Hồ Chính Minh tỷ lệ NB dùng bình hít Accuhaler (20%) cao hơn trong nghiên cứu [9], thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nên dịch vụ y tế khám chữa bệnh tốt hơn các thành phố nhỏ ở các tỉnh lẻ nên việc dùng thuốc của NB cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Trong nghiên cứu loại bình hít Tubuhaler chiếm thấp nhất với 1,1% và không có NB nào dùng bình hít Respimat, nhưng có tới 41,4% NB không dùng loại nào con số này cho thấy NB vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc dùng thuốc xịt trong xử trí cơn hen cấp để kịp thời cắt cơn và kiểm soát cơn hen hiệu quả điều này rất nguy hiểm nếu NB quên mang theo thuốc uống hay thuốc xịt và đang làm việc nơi ít người hoặc ở xa cơ quan y tế thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng NB. Vì vậy việc giáo dục cho NB hiểu được tầm quan trọng của thuốc xịt là vô cùng quan trọng là một cách điều trị cắt cơn hen và kiểm soát cơn hen hiệu quả nhất.
- Về việc dùng thuốc điều trị của người bệnh HPQ, NB chọn đáp án đúng dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn chiếm 20,7% NB tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của MG Rajanandh “Tác động của việc cung cấp dịch vụ sức khỏe cho NB của dược sĩ về thái độ, thực hành và chất lượng cuộc sống ở NB HPQ tại bệnh
viện phía nam Ấn Độ” với tỷ lệ 47% [29], sau đó chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,2% NB dùng khi thấy mệt, tỷ lệ NB dùng khi có cơn cấp là 12,6% và chiếm tỷ lệ tương đối cao 18,4% NB không dùng thuốc. Qua việc dùng thuốc này cho thấy NB vẫn chưa ý thức được việc dùng thuốc để phòng bệnh và kiểm soát bệnh mà khi nào lên cơn hen mới dùng, đặc biệt có 18,4% NB không dùng thuốc mà khi có các triệu chứng mới đến cơ sở y tế hoặc mua thuốc về dùng điều này có thể gây nên tình trạng tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong. Về việc xử trí khi HPQ nặng lên của NB chiếm tỷ lệ cao nhất có 43,0% NB biết chọn biện pháp sử dụng thuốc cắt cơn các loại thuốc thường được NB lựa chọn như Salbutamol, Theophylin, Asmacort so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự có tỷ lệ là 62,3% [27] cao hơn trong nghiên cứu này, thấp nhất là 9,6% NB đi khám ngay tỷ lệ này vẫn còn thấp đặc biệt chiếm tỷ cao có 26,3% NB mua thêm thuốc về dùng mà không cần đi khám hay có chỉ định của bác sĩ. Qua thực trạng nhận thức của người bệnh về tự xử trí HPQ trước can thiệp giáo dục nhìn chung NB vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về tự xử trí tốt khi cơn HPQ nặng lên, tự mua thuốc về điều trị thậm chí không sử dụng loại thuốc xịt nào để đề phòng hay xử trí một cơn HPQ, vấn đề này diễn ra đặt ra cho nhân viên y tế nói chung đặc biệt là điều dưỡng nói riêng trong việc nâng cao nhận thức tự xử trí cho NB là vô cùng cần thiết khi mà tại địa bàn nghiên cứu vẫn chưa có một chương trình giáo dục sức khỏe nào để NB có thể tiếp cận nâng cao nhận thức trong tự xử trí HPQ.