Nhận thức của người bệnh về bệnh HPQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 42 - 48)

Bảng 3.5. Nhận thức về đặc điểm bệnh HPQ của người bệnh tham gia nghiên cứu (n = 87).

Đặc điểm của bệnh Hen phế quản (HPQ)

Trước can thiệp

Ngay sau can thiệp

Sau can thiệp 1 tháng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Là bệnh viêm mạn tính đường thở 57 38,3 87 49,4 83 49,1 Là bệnh gây ra khó khăn khi hít thở 80 53,7 86 48,9 85 50,3 Không phải là 1 bệnh mạn tính 6 4,0 1 0,6 1 0,6 Là 1 bệnh thường gặp, không có gì đáng ngại 4 2,7 2 1,1 0 0 Không biết 2 1,3 0 0 0 0 Tổng 149 100 176 100 169 100

Qua bảng 3.5 cho thấy trước can thiệp nhận thức của NB đúng về đặc điểm của bệnh HPQ chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,7% NB chọn HPQ là bệnh gây khó khăn khi hít thở và 38,3% NB là bệnh viêm mạn tính đường thở tuy nhiên có 1,3% NB là không biết gì về đặc điểm của HPQ. Ngay sau khi can thiệp không có NB không biết về đặc điểm của bệnh HPQ, NB chọn đúng về đặc điểm bệnh HPQ là viêm mạn tính đường thở tăng lên đáng kể từ 38,3% lên 49,4%. Sau một tháng tỷ lệ NB trả lời đúng các câu hỏi giảm ít hơn so với ngay sau khi can thiệp do quên, tỷ lệ NB chọn HPQ là bệnh viêm mạn tính đường thở là 49,1%, NB chọn đáp án là bệnh gây khó khăn khi hít thở là 50,3 % tăng cao so trước can thiệp rất nhiều.

Bảng 3.6. Nhận thứccủa NB về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ (n = 87)

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ

Trước khi can thiệp

Ngay sau khi can thiệp

Sau can thiệp 1 tháng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Khói thuốc lá, thuốc lào,

khói bếp than

62 23,4 87 19,6 87 22,5

Mạt bụi nhà, lông vật nuôi trong nhà

45 17,0 84 18,9 80 20,7

Phấn hoa, nấm mốc 52 19,6 83 18,7 78 20,2 Do bẩm sinh (di truyền) 22 8,3 70 15,8 34 8,8

Vận động quá sức 51 19,2 79 17,8 74 19,1

Yếu tố tâm lý 27 10,2 41 9,2 34 8,8

Không biết 6 2,3 0 0 0 0

Tổng 265 100 444 100 387 100

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy trước can thiệp nhận thức của NB đúng về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh HPQ tỷ lệ NB biết yếu tố khói thuốc lá, khói bếp than chiếm cao nhất (23,4%) các yếu tố khác cũng chiếm tỷ lệ cao, chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,3%) là NB không biết về các yếu tố nguy cơ này. Ngay sau khi can thiệp thì tỷ lệ NB chọn các yếu tố này tăng lên rõ rệt như yếu tố mạt bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc từ 17% tăng lên 18,7%, yếu tố di truyền từ 8,3% lên 15,8% cao nhất vẫn là yếu tố khói thuốc lá, khói bếp than (19,6%). Sau can thiệp một tháng tỷ lệ kiến thức về các yếu tố nguy cơ thấp hơn so với ngay sau can thiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất yếu tố khói thuốc lá, khói bếp than (22,5%) và thấp nhất yếu tố tâm lý và do bẩm sinh (8%), tuy vậy so với trước can thiệp tỷ lệ này vẫn tăng cao hơn rất nhiều.

Bảng 3.7. Nhận thức về những triệu chứng thường gặp ở bệnh HPQ của NB tham gia nghiên cứu (n = 87).

Triệu chứng thường gặp ở người bệnh Hen phế

quản.

Trước khi can thiệp

Ngay sau khi can thiệp

Sau can thiệp 1 tháng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Khò khè, khó thở 84 31,5 87 25,7 87 27,5

Ho, tăng về đêm. 69 25,8 87 25,7 84 26,6

Nặng ngực nhiều lần, tăng về đêm

46 17,2 79 23,4 69 21,8

Cơn Hen thay đổi theo thời gian

68 25,5 85 25,1 76 24,1

Không biết 0 0 0 0 0 0

Tổng 267 100 338 100 316 100

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy nhận thức của người bệnh về triệu chứng của HPQ trước can thiệp chiếm tỷ lệ NB biết cao nhất là khò khè, khó thở 31,5%, thấp nhất là triệu chứng ho và nặng ngực về đêm 17,2%, ngay sau can thiệp tỷ lệ biết về các triệu chứng HPQ đều tăng rõ rệt cao nhất 25,7% và NB biết thấp nhất là triệu chứng nặng ngực nhiều lần tăng về đêm (23,4%). Sau một tháng can thiệp tỷ lệ NB biết về các triệu chứng bệnh HPQ vẫn giữ ở mức cao như triệu chứng ho, khó thở tăng lên 27,5%, không có NB không biết về triệu chứng bệnh HPQ.

Bảng 3.8. Nhận thứcvề triệu chứng của cơn HPQ cấp của NB tham gia nghiên cứu (n = 87).

Triệu chứng của cơn HPQ cấp là gì?

Trước can thiệp Ngay sau can thiệp

Sau can thiệp 1 tháng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Khó thở 74 33,5 87 28,5 87 27,8 Thở khò khè 67 30,3 87 28,5 87 27,8 Tức nặng ngực 40 18,1 69 22,6 79 25,2 Sốt 12 5,4 29 9,5 24 7,7 Ho khạc đờm 19 8,6 33 10,8 36 11,5 Không biết 9 4,1 0 0 0 0 Tổng 221 100 305 100 313 100

Từ bảng 3.8 cho thấy trước can thiệp triệu chứng của cơn HPQ cấp có 9 NB không biết về triệu chứng của cơn hen cấp (4,1%), các triệu chứng còn lại đa số NB đều biết nhưng tỷ lệ thấp, chiếm tỷ lệ cao nhất là NB biết triệu chứng khó thở là 33,5%. Ngay sau khi can thiệp các tỷ lệ này tăng lên một cách đáng kể triệu chứng tức nặng ngực từ 18,1% lên 22,6% triệu chứng ho khạc đờm từ 8,6% lên 10,8%. Sau can thiệp một tháng tỷ lệ các triệu chứng này vẫn giữ ở mức cao như tỷ lệ triệu chứng khó thở và thở khò khè 27,8% thấp nhất là triệu chứng sốt 7,7% đều tăng cao hơn so với trước can thiệp và ngay sau can thiệp.

Bảng 3.9. Nhận thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát /điều trị bệnh HPQ (n = 87).

Những yếu tố có thể cản trở đến việc kiểm soát /điều trị

HPQ

Trước can thiệp

Ngay sau khi can thiệp

Sau can thiệp 1 tháng Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Phát hiện và điều trị muộn 40 15,7 74 16,9 63 16,4 Môi trường sống ô nhiễm 44 17,3 83 19,0 69 18,0

Hút thuốc lá 63 24,8 87 19,9 85 22,1

Nhiễm trùng đường hô hấp 32 12,6 54 12,4 44 11,5 Điều trị không đúng, không đủ 42 16,5 81 18,5 75 19,5 Dùng thuốc không đúng hướng

dẫn của cán bộ y tế

25 9,8 58 13,3 48 12,5

Không biết 8 3,1 0 0 0 0

Tổng 254 100 437 100 384 100

Kết quả ở bảng 3.9 trước can thiệp nhận thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát /điều trị bệnh HPQ chiếm tỷ lệ cao nhất NB chọn là yếu tố hút thuốc lá (24,8%), chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,1% NB không biết về các yếu này. Ngay sau can thiệp tỷ lệ NB biết các yếu tố này tăng lên rõ rệt yếu tố phát hiện và điều trị muộn từ 15,7% tăng lên 16,9%, dùng thuốc không đúng hướng dẫn của cán bộ y tế từ 9,8% lên 13,3%, cao nhất vẫn là yếu tố hút thuốc lá (19,9%). Nhưng sau một tháng tỷ lệ NB biết các yếu tố này giảm hơn ngay sau can thiệp do quên NB nhớ cao nhất là yếu tố hút thuốc lá (22,1%), thấp nhất là yếu tố nhiễm trùng đường hô hấp (11,5%), tuy vậy so với trước can thiệp vẫn tăng cao.

Bảng 3.10. Thay đổi điểm nhận thức về bệnh HPQ của NB (n=87).

Thời điểm Min Max ± SD T - test

Trước can thiệp (1) 4 23 13,34 ± 4,34 p(2 - 1) < 0,001 Ngay sau can thiệp (2) 14 23 19,51 ± 1,85

Sau can thiệp 1 tháng (3) 10 22 18,03 ± 2,41 p(3 - 1) < 0,001

Kết quả ở bảng 3.10 điểm trung bình nhận thức về bệnh HPQ của NB trước can thiệp 13,34 ± 4,34 với điểm nhỏ nhất là 4 điểm cao nhất 23 điểm trên tổng điểm là 23, ngay sau can thiệp điểm trung bình đã tăng lên đáng kể 19,51 ± 1,85 với điểm nhỏ nhất là 14 điểm, điểm cao nhất là 23 điểm trên tổng điểm là 23 điểm, có sự khác biệt giữa điểm trung bình ngay sau can thiệp và trước can thiệp có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình giảm so với ngay sau can thiệp còn 18,03 ± 2,41 với điểm cao nhất là 22 trên tổng điểm 23 điểm và thấp nhất là 14 điểm, nhưng so với trước can thiệp vẫn tăng rõ rệt và có sự khác biệt giữa điểm trung bình sau can thiệp 1 tháng và trước khi can thiệp có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Cả hai thời điểm ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình đều tăng cao so với trước can thiệp đã cho thấy được hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 42 - 48)