Thực trạng về nhận thức, thái độ, tự xử trí HPQ của người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 63)

4.2.1. Thực trạng nhận thức của NB về bệnh HPQ

- Trong nghiên cứu này NB chỉ biết đặc điểm của bệnh HPQ là khó thở là chính chiếm 53,7% và 38,3% biết là bệnh mạn tính đường thở tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Prabhakaran L với nghiên cứu “Hiệu quả của chương trình giáo dục NB về kiến thức, sử dụng thuốc xịt và tuân thủ trong điều trị” tại Singapore với tỷ lệ 89,70% [28], điều này cũng dễ hiểu với Singapore là đất nước có nền y tế tốt hơn Việt Nam nên sự hiểu biết của NB cũng tốt hơn hoặc so với nghiên cứu của Phan Thu Phương, Trịnh Thị Ngọc thấp hơn rất nhiều khi thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai có tỷ lệ NB biết là bệnh mạn tính 88,5%[8], có 2,7% cho là bệnh này thường gặp không có gì đáng ngại, 1,3% NB không biết gì về đặc điểm bệnh này. Nhận thức của NB về các yếu tố nguy cơ của bệnh HPQ có 2,3% NB không biết bất kì các yếu tố nguy cơ nào để phòng tránh điều này vô cùng nguy hiểm vì NB có thể lên cơn hen cấp mà không biết được yếu tố dị ứng để phòng tránh. Người bệnh khi được phỏng vấn về các yếu tố nguy cơ thì đều không biết một cách đầy đủ, rõ ràng mà chỉ biết những yếu tố do bản thân gặp phải như là yếu tố về khói thuốc lá, khói bếp than (23,4%) làm NB khó chịu, khó thở, hắt hơi khi ngửi thấy, 18,4% NB hiện đang hút thuốc lá sẽ dễ lên một cơn hen mới hoặc làm cơn hen nặng hơn. Tỷ lệ 2,3% NB không biết bất kì các yếu tố nguy cơ nào của bệnh thấp hơn trong nghiên cứu của Phan Thị Thu Phương và Trịnh Thị Ngọc về “Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh HPQ của bệnh nhân mắc HPQ tại bệnh viện Bạch Mai” với tỷ lệ NB biết 12,5% [8]. Các yếu tố còn lại cũng tương tự NB không biết đầy đủ các yếu tố nguy cơ để phòng tránh vì chưa quan tâm, không tìm hiểu để biết bản chất bệnh HPQ là dị ứng chỉ hiểu đơn thuần thỉnh thoảng hay gặp một yếu tố kích ứng nào đó mới lên cơn hen. Điều này cũng dễ hiểu khi tại Phú Yên mặc dù là thành phố nhưng chưa có một chương trình cụ thể nào tuyên truyền cung cấp kiến thức về bệnh HPQ hay có bất kì một hình ảnh, áp phích mang thông tin cung cấp kiến thức cho NB đầy đủ, rõ

ràng. Vì vậy cần có những chương trình, buổi truyền thông cung cấp kiến thức cho NB nói riêng và cộng đồng nói chung đặc biệt khi NB vào viện cần có sự hỗ trợ tư vấn từ nhân viên y tế hay các áp phích, tờ rơi để NB có thể đọc tìm hiểu về bệnh.

- Nhận thức về triệu chứng của bệnh HPQ NB biết nhiều nhất là khó thở, khò khè (35,1%) vì khi lên cơn hen NB thường gặp triệu chứng này nhất, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Prabhakaran L với nghiên cứu “Hiệu quả của chương trình giáo dục NB về kiến thức, sử dụng thuốc xịt và tuân thủ trong điều trị” với tỷ lệ kiến thức trước khi can thiệp là 72,05% [28], thấp nhất là triệu chứng nặng ngực nhiều lần về đêm (17,2%) NB trả lời thường ít gặp triệu chứng này. Tương tự đối với cơn hen cấp có tới 4,1% NB không biết các triệu chứng của cơn hen cấp và 33,5% NB biết là có khó thở, 5,4% NB biết có sốt các con số trên cho thấy rất nguy hiểm khi NB không biết các triệu chứng để đề phòng, nhận biết và xử trí một cơn hen cấp kịp thời có thể gây tử vong cho NB. Quan trọng hơn nữa là nhận thức về các yếu tố có thể gây cản trở đến việc kiểm soát HPQ có 3,1% NB không biết đến các yếu tố này, chỉ có 9,8% NB cho rằng việc tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn cán bộ y tế là quan trọng. Chiếm tỷ lệ cao nhất 24,8% là yếu tố thuốc lá được NB chọn cho biết là ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng bệnh đặc biệt ở những NB đã từng hút thuốc lá hoặc đang hút sẽ làm cơn hen nặng hơn, dễ dàng lên một cơn hen mới.

- Qua nghiên cứu cho thấy thực trạng nhận thức của NB về bệnh HPQ đồng thời cho thấy được vai trò của nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng là vô cùng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho cộng đồng đặc biệt là NB HPQ để nâng cao nhận thức cho NB giúp NB có thể phòng tránh cũng như kiểm soát HPQ tốt hơn như vậy sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống cho NB.

4.2.2. Thực trạng về thái độ của NB đối với kiểm soát HPQ

- Thái độ của người bệnh khi nghi ngờ bệnh HPQ có 11,5% NB cho rằng không cần thiết đi khám, 28,7% xem bình thường, 46,0% cho là cần thiết và rất cần thiết chỉ có 13,8%. Qua đó thấy được NB vẫn chưa quan tâm đến bệnh khi nghi ngờ có bệnh để đi khám. Thái độ của NB về việc điều trị bệnh khi phát hiện mình bị

mắc HPQ có 2,3% NB cho rằng không cần thiết đi điều trị những NB này cho biết thỉnh thoảng có khò khè hay khó thở nên thường chủ quan trong việc đi điều trị thường tự ý mua thuốc dùng, 19,5% NB cho là bình thường và chiếm tỷ lệ cao nhất 56,3% NB có thái độ đúng cho là cần thiết, NB chọn đi khám là rất cần thiết chiếm 21,8%. Vì vậy cần nâng cao nhận thức, thái độ của NB trong việc đi điều trị HPQ sớm, kịp thời sẽ tránh được tình trạng nặng thêm của bệnh. Về thái độ của người bệnh trong việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong kiểm soát HPQ trước can thiệp chiếm tỷ lệ cao nhất có 56,3% NB nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng thuốc và có 19,5% NB nhận thấy rất quan trọng, tuy nhiên có tới 8% NB cho rằng không quan trọng trong việc tuân thủ sử dụng thuốc, 16,1% NB cho là bình thường cho thấy tình trạng tuân thủ trong việc sử dụng thuốc của NB còn thấp, còn chủ quan NB chưa thật sự quan tâm. Tỷ lệ 8% và 16,1% trong nghiên cứu vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của MG Rajnandh “Tác động của việc cung cấp dịch vụ sức khỏe cho NB của dược sĩ về thái độ, thực hành và chất lượng cuộc sống ở NB HPQ tại bệnh viện phía nam Ấn Độ” có tỷ lệ là 32% [30]. Mặt khác, tỷ lệ NB thấy việc tái khám định kì HPQ không quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%) và 1,1% NB thấy rất không quan trọng chỉ có 28,7% NB có thái độ đúng tầm quan trọng và rất quan trọng (12,6%), vì vậy đã nổi lên vấn đề rất đáng lo ngại khi mà NB thấy việc tái khám không quan trọng, chưa thật sự quan tâm đến tình trạng bệnh vì thế rất cần các chương trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh có thể hiểu tầm quan trọng của việc tái khám.

4.2.3. Thực trạng nhận thức của người bệnh về tự xử trí HPQ

- Nhận thức của NB về tự xử trí khi phát hiện bị HPQ, tỷ lệ NB có thái độ đúng đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ chiếm cao nhất 49,4% gần một nửa số NB trong nghiên cứu tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số NB vẫn chọn tự mua thuốc về điều trị chiếm tỷ lệ cao 29,9% tiếp đến có lúc nào mệt mới đi khám chiếm 18,4% và NB điều trị bằng thuốc nam chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,3%). Qua đó thấy được sự nguy hiểm khi có tới 29,9% người bệnh tự mua thuốc về điều trị mà không cần đi khám hay tư vấn của bác sĩ sẽ gây ra các dụng phụ ngoài mong muốn thậm chí gây

ảnh hưởng đến tính mạng của NB. Bên cạnh đó có gần một nửa NB (49,4%) đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ nên cần khuyến khích và cung cấp thêm kiến thức cho NB nâng cao tỷ lệ trên hiểu tầm quan trọng của việc đi khám tại các cơ sở y tế cũng như tác hại của việc tự ý dùng thuốc để điều trị hay hiệu quả hạn chế của điều trị bằng thuốc nam để nâng cao hơn tỷ lệ đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Nhận thức của NB về tự xử trí để HPQ không nặng lên chỉ có 17,2% NB biết tránh các yếu tố nguy cơ để HPQ không nặng thêm, chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%) NB tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc còn lại một số NB chọn xử trí không nặng lên bằng cách tập thể dục hàng ngày, hạn chế vận động gắng sức, khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ phần lớn NB chưa có kiến thức về bệnh HPQ nên khi thực hành tự xử trí bệnh HPQ còn hạn chế. Nhận thức của NB về tự xử trí trong sử dùng thuốc xịt, tỷ lệ NB dùng bình xịt định liều Evohaler cao nhất (57,1%) tiếp đến là bình hít Accuhaler (5,7%) so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự tiến hành tại thành phố Hồ Chính Minh tỷ lệ NB dùng bình hít Accuhaler (20%) cao hơn trong nghiên cứu [9], thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nên dịch vụ y tế khám chữa bệnh tốt hơn các thành phố nhỏ ở các tỉnh lẻ nên việc dùng thuốc của NB cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Trong nghiên cứu loại bình hít Tubuhaler chiếm thấp nhất với 1,1% và không có NB nào dùng bình hít Respimat, nhưng có tới 41,4% NB không dùng loại nào con số này cho thấy NB vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc dùng thuốc xịt trong xử trí cơn hen cấp để kịp thời cắt cơn và kiểm soát cơn hen hiệu quả điều này rất nguy hiểm nếu NB quên mang theo thuốc uống hay thuốc xịt và đang làm việc nơi ít người hoặc ở xa cơ quan y tế thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng NB. Vì vậy việc giáo dục cho NB hiểu được tầm quan trọng của thuốc xịt là vô cùng quan trọng là một cách điều trị cắt cơn hen và kiểm soát cơn hen hiệu quả nhất.

- Về việc dùng thuốc điều trị của người bệnh HPQ, NB chọn đáp án đúng dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn chiếm 20,7% NB tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của MG Rajanandh “Tác động của việc cung cấp dịch vụ sức khỏe cho NB của dược sĩ về thái độ, thực hành và chất lượng cuộc sống ở NB HPQ tại bệnh

viện phía nam Ấn Độ” với tỷ lệ 47% [29], sau đó chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,2% NB dùng khi thấy mệt, tỷ lệ NB dùng khi có cơn cấp là 12,6% và chiếm tỷ lệ tương đối cao 18,4% NB không dùng thuốc. Qua việc dùng thuốc này cho thấy NB vẫn chưa ý thức được việc dùng thuốc để phòng bệnh và kiểm soát bệnh mà khi nào lên cơn hen mới dùng, đặc biệt có 18,4% NB không dùng thuốc mà khi có các triệu chứng mới đến cơ sở y tế hoặc mua thuốc về dùng điều này có thể gây nên tình trạng tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong. Về việc xử trí khi HPQ nặng lên của NB chiếm tỷ lệ cao nhất có 43,0% NB biết chọn biện pháp sử dụng thuốc cắt cơn các loại thuốc thường được NB lựa chọn như Salbutamol, Theophylin, Asmacort so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ và cộng sự có tỷ lệ là 62,3% [27] cao hơn trong nghiên cứu này, thấp nhất là 9,6% NB đi khám ngay tỷ lệ này vẫn còn thấp đặc biệt chiếm tỷ cao có 26,3% NB mua thêm thuốc về dùng mà không cần đi khám hay có chỉ định của bác sĩ. Qua thực trạng nhận thức của người bệnh về tự xử trí HPQ trước can thiệp giáo dục nhìn chung NB vẫn chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về tự xử trí tốt khi cơn HPQ nặng lên, tự mua thuốc về điều trị thậm chí không sử dụng loại thuốc xịt nào để đề phòng hay xử trí một cơn HPQ, vấn đề này diễn ra đặt ra cho nhân viên y tế nói chung đặc biệt là điều dưỡng nói riêng trong việc nâng cao nhận thức tự xử trí cho NB là vô cùng cần thiết khi mà tại địa bàn nghiên cứu vẫn chưa có một chương trình giáo dục sức khỏe nào để NB có thể tiếp cận nâng cao nhận thức trong tự xử trí HPQ.

4.3. Thay đổi về nhận thức, thái độ và tự xử trí HPQ của người bệnh sau can thiệp giáo dục. thiệp giáo dục.

4.3.1. Thay đổi nhận thức của NB về bệnh HPQ

- Trong nghiên cứu này, ngay sau khi can thiệp nhận thức của NB đúng về đặc điểm bệnh HPQ là viêm mạn tính đường thở đã tăng lên đáng kể từ 57 NB (38,3%) lên 87 NB (49,4%) kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Prabhakaran L và cộng sự sau can thiệp là 95,6% so với trước can thiệp là 89,7% [28]. Sau một tháng tỷ lệ NB trả lời đúng các câu hỏi giảm rất ít so với ngay sau khi can thiệp như HPQ là bệnh viêm mạn tính đường thở từ 49,4% còn 49,1% nhưng tỷ lệ NB biết là bệnh

gây khó khăn ra hít thở tăng cao 50,3%, không có NB nào không biết về bệnh HPQ, chỉ có 0,6% NB cho là bệnh này không phải là bệnh mạn tính. Nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng tăng một cách đáng kể ngay sau can thiệp nếu như trước can thiệp có 2,3% NB không biết bất kì yếu tố nguy cơ nào thì ngay sau can thiệp tỷ lệ này còn 0%, NB cũng biết được mạt bụi nhà hay lông vật cũng là yếu tố nguy cơ với tỷ lệ 18,9%, bẩm sinh di truyền từ 8,3% lên 15,8%, các yếu tố nguy cơ có tỷ lệ sau can thiệp 1 tháng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Prabhakaran L và cộng sự sau can thiệp họ đạt 100% [28]. Sau can thiệp 1 tháng NB có thể quên đi phần nào nên tỷ lệ các yếu tố đều giảm so với ngay sau can thiệp như yếu tố tâm lý từ 9,2% giảm xuống 8,8% tuy giảm hơn so với ngay sau can thiệp nhưng vẫn cao hơn so với trước can thiệp rất nhiều. Về các triệu chứng của bệnh ngay sau can thiệp NB đã chọn các đáp án đúng tăng lên đáng kể, tăng cao nhất ở các triệu chứng khò khè, khó thở, ho tăng về đêm (25,7%). Sau can thiệp một tháng tỷ lệ NB biết các triệu chứng này giữ ở mức cao như khò khè, khó thở (27,5%) hoặc ho tăng về đêm tăng cao 26,6% so với trước can thiệp thì nhận thức về các triệu chứng đã tăng rõ rệt.

- Riêng triệu chứng của cơn hen cấp ngay sau can thiệp và sau can can thiệp một tháng tăng lên như tỷ lệ NB chọn đúng là khó thở từ 33,5% lên 28,5%, trước can thiệp có 4,1% không biết thì ngay sau can thiệp và sau can can thiệp một tháng còn 0%, sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ NB chọn các triệu chứng đều tăng cao. Nhận thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát /điều trị bệnh HPQ, NB biết chọn các đáp án đều tăng cao ngay sau can thiệp như yếu tố môi trường sống ô nhiễm từ 17,3% lên 19,0%, yếu tố điều trị không đúng từ 16,5% lên 18,5% nhưng giảm nhẹ không đáng kể đặc biệt yếu tố thuốc lá tăng lên 22,1% sau 1 tháng tuy nhiên đều cao hơn so với trước can thiệp. Phần nhận thức của NB đối với bệnh HPQ với điểm trung bình là 13,34 ± 4,34 với điểm nhỏ nhất là 4 điểm cao nhất là 23 điểm đối với trước can thiệp thì ngay sau can thiệp điểm trung bình là 19,51 ± 1,85 với điểm tối thiểu tăng lên 14 điểm đạt tối đa là 23 điểm, điểm trung bình trước và sau can thiệp có sự khác biệt với p < 0,001 có ý nghĩa thống kê. Sau 1 tháng can thiệp điểm trung bình là 18,03 ± 2,41 với điểm tối thiểu là 10 điểm tối đa là 22 điểm

trên tổng điểm là 23, tương tự có sự khác biệt giữa điểm trung bình ngay sau can

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 63)