- Trong nghiên cứu này, ngay sau khi can thiệp nhận thức của NB đúng về đặc điểm bệnh HPQ là viêm mạn tính đường thở đã tăng lên đáng kể từ 57 NB (38,3%) lên 87 NB (49,4%) kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Prabhakaran L và cộng sự sau can thiệp là 95,6% so với trước can thiệp là 89,7% [28]. Sau một tháng tỷ lệ NB trả lời đúng các câu hỏi giảm rất ít so với ngay sau khi can thiệp như HPQ là bệnh viêm mạn tính đường thở từ 49,4% còn 49,1% nhưng tỷ lệ NB biết là bệnh
gây khó khăn ra hít thở tăng cao 50,3%, không có NB nào không biết về bệnh HPQ, chỉ có 0,6% NB cho là bệnh này không phải là bệnh mạn tính. Nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng tăng một cách đáng kể ngay sau can thiệp nếu như trước can thiệp có 2,3% NB không biết bất kì yếu tố nguy cơ nào thì ngay sau can thiệp tỷ lệ này còn 0%, NB cũng biết được mạt bụi nhà hay lông vật cũng là yếu tố nguy cơ với tỷ lệ 18,9%, bẩm sinh di truyền từ 8,3% lên 15,8%, các yếu tố nguy cơ có tỷ lệ sau can thiệp 1 tháng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Prabhakaran L và cộng sự sau can thiệp họ đạt 100% [28]. Sau can thiệp 1 tháng NB có thể quên đi phần nào nên tỷ lệ các yếu tố đều giảm so với ngay sau can thiệp như yếu tố tâm lý từ 9,2% giảm xuống 8,8% tuy giảm hơn so với ngay sau can thiệp nhưng vẫn cao hơn so với trước can thiệp rất nhiều. Về các triệu chứng của bệnh ngay sau can thiệp NB đã chọn các đáp án đúng tăng lên đáng kể, tăng cao nhất ở các triệu chứng khò khè, khó thở, ho tăng về đêm (25,7%). Sau can thiệp một tháng tỷ lệ NB biết các triệu chứng này giữ ở mức cao như khò khè, khó thở (27,5%) hoặc ho tăng về đêm tăng cao 26,6% so với trước can thiệp thì nhận thức về các triệu chứng đã tăng rõ rệt.
- Riêng triệu chứng của cơn hen cấp ngay sau can thiệp và sau can can thiệp một tháng tăng lên như tỷ lệ NB chọn đúng là khó thở từ 33,5% lên 28,5%, trước can thiệp có 4,1% không biết thì ngay sau can thiệp và sau can can thiệp một tháng còn 0%, sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ NB chọn các triệu chứng đều tăng cao. Nhận thức của NB về các yếu tố gây cản trở đến việc kiểm soát /điều trị bệnh HPQ, NB biết chọn các đáp án đều tăng cao ngay sau can thiệp như yếu tố môi trường sống ô nhiễm từ 17,3% lên 19,0%, yếu tố điều trị không đúng từ 16,5% lên 18,5% nhưng giảm nhẹ không đáng kể đặc biệt yếu tố thuốc lá tăng lên 22,1% sau 1 tháng tuy nhiên đều cao hơn so với trước can thiệp. Phần nhận thức của NB đối với bệnh HPQ với điểm trung bình là 13,34 ± 4,34 với điểm nhỏ nhất là 4 điểm cao nhất là 23 điểm đối với trước can thiệp thì ngay sau can thiệp điểm trung bình là 19,51 ± 1,85 với điểm tối thiểu tăng lên 14 điểm đạt tối đa là 23 điểm, điểm trung bình trước và sau can thiệp có sự khác biệt với p < 0,001 có ý nghĩa thống kê. Sau 1 tháng can thiệp điểm trung bình là 18,03 ± 2,41 với điểm tối thiểu là 10 điểm tối đa là 22 điểm
trên tổng điểm là 23, tương tự có sự khác biệt giữa điểm trung bình ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Nhận thức của NB về bệnh HPQ trước can thiệp có 44,8% đạt và 55,2% không đạt nhưng ngay sau can thiệp tỷ lệ nhận thức đạt tăng cao 96,6%, không đạt còn 3,4% nhưng sau can thiệp 1 tháng nhận thức giảm không đáng kể còn 92% đạt và 8% không đạt, tuy nhiên so với trước can thiệp thì nhận thức NB tăng cao. Nhìn chung trước khi can thiệp nhận thức của NB vẫn chưa cao, hơn một nửa chưa đạt (55,2%) nhưng ngay sau can thiệp tỷ lệ nhận thức đạt tăng cao (96,6%) đã cho thấy được hiệu quả sau khi can thiệp giáo dục sức khỏe mặc dù sau can thiệp 1 tháng có giảm ít hơn (92%) so với ngay sau can thiệp nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với trước can thiệp. Điều này có thể giải thích một phần NB rơi vào tuổi già (độ tuổi NB từ 51 - 70 chiếm 40,2%) nhiều nên khả năng ghi nhớ hết các kiến thức được cung cấp không phải là điều dễ dàng, mặt khác NB vẫn còn chưa thật sự quan tâm đến bệnh HPQ. Nhưng con số từ trước can thiệp có 55,2% NB chưa đạt về nhận thức sau can thiệp một tháng đã tăng lên 92% đã nói lên chương trình can thiệp giáo dục mang lại hiệu quả chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của NB về bệnh HPQ.