Thay đổi về thái độ của người bệnh đối với kiểm soát HPQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 69)

- Thái độ của người bệnh khi nghi ngờ bệnh HPQ trước can thiệp có 11,5% NB cho rằng không cần thiết đi khám, 28,7% xem bình thường không có gì đáng ngại và tỷ lệ NB có thái độ đúng cần thiết đi khám có 46,0% nhưng ngay sau can thiệp tỷ lệ NB nhận thấy cần thiết đi khám tăng lên 64,4%, tỷ lệ NB cho là không cần thiết giảm còn 3,4%, sau can thiệp 1 tháng các tỷ lệ này vẫn giữ giống như ngay sau can thiệp không thay đổi. Thái độ của NB khi phát hiện mình bị mắc bệnh HPQ ngay sau khi can thiệp tỷ lệ NB cho rằng rất không cần thiết và không cần thiết không còn nữa mà NB đã nhận thức được tầm quan trọng của việc điều trị bệnh là 52,9% cần thiết, có (46,0%) NB chọn rất cần thiết và sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ này tăng cao hơn ngay sau can thiệp với 49,4% NB thấy rất cần thiết đi điều trị bệnh HPQ. Mặt khác, trong việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc trong kiểm soát HPQ cũng có chuyển biến tích cực trong thái độ của NB trước can thiệp có 8% NB thấy

không quan trọng, chỉ có 56,3% NB chọn quan trọng và chỉ có 19,5% NB cho rằng rất quan trọng. Nhưng ngay sau can thiệp NB đã thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc tỷ lệ NB thấy rất quan trọng tăng lên 44,8%, không có NB nào chọn không quan trọng và sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ NB chọn rất quan trọng tăng lên một cách rõ rệt 52,9%. Riêng việc tái khám thái độ chiếm tỷ lệ cao nhất ở NB trước can thiệp chọn đáp án không quan trọng 33,3% chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy NB không quan tâm đến việc tái khám chỉ có 12,6% NB cho rằng quan trọng, ngay sau khi can thiệp tỷ lệ NB thấy việc tái khám quan trọng tăng lên 57,5% và chỉ còn 8,0% NB thấy không quan trọng, sau can thiệp 1 tháng các tỷ lệ đều giảm hơn so với ngay sau can thiệp đặc biệt có 18,4% NB thấy rất quan trọng tăng hơn trước khi can thiệp tuy vậy các tỷ lệ sau can thiệp 1 tháng vẫn cao hơn ngay sau can thiệp và trước can thiệp.

- Điểm trung bình về thái độ của NB trước can thiệp với điểm nhỏ nhất là 8 và cao nhất là 20 điểm trên tổng điểm là 20 điểm với điểm trung bình 14,60 ± 2,59

nhưng ngay sau can thiệp điểm trung bình đã tăng lên một cách đáng kể 16,45 ± 1,77 với điểm nhỏ nhất tăng lên 12 điểm, điểm trung bình trước và sau can thiệp có sự khác biệt với p < 0,001 có ý nghĩa thống kê, sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình tăng nhẹ 16,61 ± 1,96 nhưng điểm trung bình ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng không có sự khác biệt với p > 0,05 không có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu sự thay đổi nhận thức về thái độ của NB HPQ cho thấy nhận thức người bệnh tăng lên một cách rõ rệt nếu trước can thiệp chỉ có 50,6% NB đạt thì sau đó tăng lên 86,2% nhưng sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ này lại giảm không đáng kể còn 85,1% nhưng cao hơn rất nhiều so với trước can thiệp.

- Nhìn tổng thể thái độ NB tăng ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng nhưng xét kỹ thái độ của NB đi khám khi nghi ngờ bệnh và việc tái khám của NB lại không thay đổi nhiều so với trước can thiệp điều nói lên NB vẫn còn xem nhẹ việc đi khám kiểm tra định kì trong kiểm soát HPQ. Tuy nhiên quan trọng là nhận thức của NB trong việc đi điều trị bệnh và tuân thủ hướng dẫn trong sử dụng thuốc đã chuyển biến rõ rệt tăng rất cao so trước can thiệp là tín hiệu tốt thấy được sự thay

đổi tích cực trong thái độ của NB trong điều trị và kiểm soát HPQ sau can thiệp giáo dục. Trong nghiên cứu nhận thức của NB tăng lên đồng thời nhận thức về thái độ kiểm soát HPQ cũng tăng lên sau khi can thiệp giáo dục là nền tảng để NB có tự xử trí HPQ tốt hơn.

4.3.3. Thay đổi của NB về tự xử trí HPQ của người bệnh

- Từ kết quả nghiên cứu, NB vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ mà khi phát hiện mình bị bệnh HPQ đa phần NB tự mua thuốc về điều trị chiếm tỷ lệ tương đối cao 29,9% nhưng giảm ngay sau can thiệp còn 4,6% và tăng cao 85,1% NB chọn đáp án đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 1 tháng can thiệp chỉ còn 11,5% NB tự mua thuốc về điều trị, NB có xử trí đúng đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ chiếm cao nhất 62,1% cao hơn trước can thiệp rất nhiều. Về tự xử trí ngăn ngừa HPQ không nặng lên của NB, NB vẫn chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh HPQ nên trước can thiệp chỉ có 17,2% NB biết hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh nhưng ngay sau can thiệp NB đã biết cách ngăn ngừa nên tỷ lệ NB tăng lên 25,3% và sau 1 tháng tăng cao (44,8%) cho thấy sau can thiệp nhận thức của NB đã tăng lên đáng kể.

- Thuốc xịt hoặc bình hít là phương pháp tối ưu trong việc kiểm soát, điều trị HPQ đặc biệt là trong cơn hen cấp nhưng trước can thiệp có 41,4% NB không dùng loại thuốc xịt nào, nhưng ngay sau can thiệp NB hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thuốc xịt để dự phòng cắt cơn, kiểm soát cơn hen nên NB không dùng loại nào giảm còn 29,9%. Ngay sau can thiệp có 62,1% NB chọn dùng bình xịt định liều Evohaler, sau can thiệp 1 tháng số NB dùng loại bình hít Evohaler tăng cao (81,6%), chỉ còn 10,3% NB vẫn không dùng loại nào. Bên cạnh việc vẫn còn số ít NB không sử dụng thuốc xịt thì NB cũng không dùng thuốc trong việc điều trị (18,4%), trước can thiệp NB thường không dùng thuốc một cách đều đặn theo hướng dẫn chỉ khi nào mệt mới dùng chiếm tỷ lệ cao nhất (40,2%), ngay sau khi can thiệp được giải thích tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc NB dùng hàng ngày theo đúng hướng dẫn tăng lên 74,7% và tỷ lệ NB không dùng chỉ còn 3,4%, sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ NB không dùng thuốc giảm còn 2,3%, đồng thời dùng thuốc hàng ngày theo đúng

hướng dẫn là 58,6% so với ngay sau can thiệp có giảm ít nhưng vẫn cao hơn trước can thiệp rất nhiều. Qua các tỷ lệ trong việc dùng thuốc cho thấy tồn tại trong nhận thức về tự xử trí HPQ của NB khi nào thấy mệt mới dùng thuốc, dùng không đúng hướng dẫn của bác sĩ thậm chí dùng một cách bừa bãi hoặc lạm dụng thuốc không cần thiết, qua can thiệp giáo dục NB mới có cách nhìn nhận và nhận thức đúng trong việc dùng thuốc đặc biệt thấy rõ các tác dụng phụ mà việc dùng thuốc không theo hướng dẫn gây ra.

- Khi HPQ nặng lên có 43,0% NB chọn biện pháp sử dụng thuốc cắt cơn, thấp nhất có 9,6% NB đi khám ngay đặc biệt nguy hiểm có 26,3% NB mua thêm thuốc về dùng, NB thường chỉ cần dùng thuốc để cắt cơn hen để qua cơn khó thở và không đi khám vì các triệu chứng giảm đi cho rằng không cần kiểm tra lại tình trạng cơn hen. Ngay sau khi can thiệp thì đã có tới 33,0% chọn xịt tăng liều thuốc và theo dõi các biểu hiện của bệnh và chỉ còn 5,3% NB mua thêm thuốc về dùng, sau can thiệp 1 tháng tăng nhẹ ở biện pháp xịt tăng liều thuốc và theo dõi các biểu hiện của bệnh 34,6%, có 34,1% NB sử dụng thuốc cắt cơn. Qua việc xử trí khi cơn hen có dấu hiệu nặng lên NB vẫn còn lúng túng chưa biết cách xử trí một cách hiệu quả nhất nhưng sau can thiệp NB đa phần đã xử trí cơn hen tốt hơn.

- Về điểm trung bình trong tự xử trí HPQ của NB trước khi can thiệp với điểm trung bình 2,43 ± 1,326 và điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất 5 điểm trên tổng 7 điểm. Ngay sau can thiệp điểm trung bình đã tăng lên 4,83 ± 1,511 đạt điểm tối đa là 7 nhưng sau can thiệp điểm trung bình này đã giảm còn 3,28 ± 1,117 và điểm trung bình trước can thiệp và ngay sau can thiệp, điểm trung bình ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sự thay đổi về tự xử trí HPQ của NB trước can thiệp mức nhận thức đạt 54%, không đạt 46% nhưng sau can thiệp đã tăng một cách đáng kể 90,8% NB đạt chỉ còn 9,2% NB không đạt. Sau một tháng can thiệp giáo dục có 75,9% NB đạt và không đạt chiếm tỷ lệ 24,1% so với trước can thiệp tăng cao đã cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe trong tự xử trí HPQ của NB.

- Sự thay đổi trong nhận thức tự xử trí của NB tăng lên một cách đáng kể ngay sau can thiệp và sau một tháng đặc biệt trong việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc xịt để dự phòng cơn hen phế quản xảy ra chứng tỏ NB đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hành sử dụng thuốc góp phần đề phòng, điều trị hen có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít NB vẫn tự ý mua thêm thuốc để uống mặc dù đã được can thiệp giáo dục vì chưa ý thức được sự nguy hiểm của tác dụng phụ của thuốc xảy ra đối với bản thân NB và việc dùng thuốc này có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Điều này có thể lý giải được khi hiện tại NB mua được thuốc rất dễ dàng và chưa ý thức được sự nguy hại tác dụng phụ của thuốc gây nên, NB vẫn chủ quan đồng thời NB không được tuyên truyền hay có sự hướng dẫn thường xuyên kiến thức về bệnh để NB có thể tiếp cận và hiểu một cách đầy đủ. Tại Phú Yên từ trước đến nay việc tuyên truyền hướng dẫn về kiến thức và tự xử trí HPQ cho NB chưa được thực hiện bao giờ cách điều trị chủ yếu của NB là tự mua thuốc, khi nào mệt dùng thuốc không đỡ mới đến bệnh viện hoặc đi khám tư nên sự thay đổi sau khi can thiệp là một tín hiệu tốt nhưng để duy trì hiệu quả thì cần có cung cấp kiến thức lặp lại nhiều lần để NB có thể ghi nhớ và thực hiện theo.

4.4. Sự tương quan giữa kiến thức và thực hành tự xử trí HPQ trong thay đổi nhận thức của người bệnh.

- Trong nghiên cứu này đầu tiên đề cập đến sự tương quan giữa nhận thức về bệnh HPQ và nhận thức về tự xử trí HPQ của NB trước can thiệp giáo dục, có 76,9% NB đạt phần nhận thức về bệnh và nhận thức về tự xử trí HPQ cao hơn nhóm NB đạt về nhận thức thức nhưng không đạt về tự xử trí (23,1%). Tương tự nhóm không đạt về nhận thức về bệnh nhưng đạt nhận thức về tự xử trí (35,4%) thấp hơn nhóm không đạt về nhận thức về bệnh cũng không đạt nhận thức về tự xử trí (64,6%) với r = 0,414, p < 0,001 có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả trên cho thấy nếu nhận thức về bệnh của NB tốt thì nhận thức tự xử trí HPQ cũng sẽ tốt theo vì vậy việc nâng cao nhận thức về bệnh cho NB vô cùng quan trọng. Sự tương quan thứ hai, tương quan giữa nhận thức về bệnh và nhận thức tự xử trí HPQ của NB ngay

sau can thiệp, tỷ lệ NB đạt phần nhận thức về bệnh và nhận thức tự xử trí HPQ đã tăng lên rõ rệt (92,9%) cao hơn nhóm NB đạt về nhận thức về bệnh và không đạt nhận thức tự xử trí HPQ (7,1%). Tương tự nhóm NB không đạt nhận thức về bệnh lẫn nhận thức tự xử trí HPQ (66,7%) cao hơn nhóm đạt về nhận thức tự xử trí HPQ nhưng không đạt về nhận thức về bệnh (33,3%), với r = 0,376 và p < 0,001 có ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy khi NB được nâng cao về nhận thức về bệnh thì nhận thức tự xử trí HPQ cũng được nâng cao theo. Sự tương quan thứ ba, tương quan giữa nhận thức về bệnh và nhận thức về tự xử trí của NB sau 1 tháng can thiệp giáo dục. NB đạt ở phần nhận thức về bệnh và đạt ở phần tự xử trí (80%) cao hơn rất nhiều so với nhóm đạt về nhận thức không đạt tự xử trí HPQ (20,0%). Tương tự nhóm không đạt về nhận thức sẽ không đạt về tự xử trí HPQ (71,4%) cao hơn so với nhóm không đạt nhận thức về bệnh nhưng đạt về tự xử trí (28,6%) với r = 0,327, p = 0,002 có ý nghĩa thống kê.

- Như vậy có thể kết luận trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng thì yếu tố nhận thức của NB về bệnh HPQ đóng vai trò rất quan trọng khi NB có nhận thức đúng và đầy đủ về việc xử trí cơn hen, các yếu tố nguy cơ, dùng thuốc đúng cách thì sẽ giúp nhận thức tự xử trí HPQ sẽ tốt hơn. Nên khi thực hiện truyền thông trong can thiệp giáo dục sức khỏe cho NB cần chú trọng cung cấp kiến thức về bệnh để NB nâng cao tự xử trí HPQ.

4.5. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu: Ưu điểm:

- Cung cấp kiến thức về tự xử trí HPQ cho người bệnh giúp người bệnh có kiến thức về HPQ cũng như phòng và đối phó với cơn HPQ hiệu quả.

- Được sự quan tâm và ủng hộ của các cơ sở y tế cũng như NB.

Nhược điểm:

- Do điều kiện hạn chế về thời gian, nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tiến hành chọn chủ định thành phố Tuy Hòa để nghiên cứu, vì vậy kết quả nghiên cứu không sử dụng để suy rộng ra toàn tỉnh.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng về nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản của người bệnh.

- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nhận thức về bệnh hen phế quản, thái độ trong kiểm soát hen phế quản và tự xử trí hen phế quản của người bệnh còn nhiều hạn chế chưa đầy đủ để có thể kiểm soát, tự xử trí hen phế quản hiệu quả thể hiện ở một số kết quả như sau:

- Thực trạng về nhận thức về bệnh: Trước can thiệp tỷ lệ người bệnh đạt 44,8% và 55,2% không đạt với điểm trung bình trước can thiệp 13,34 ± 4,34. Về thái độ của người bệnh trong kiểm soát hen phế quản tỷ lệ người bệnh không đạt chiếm cao (49,4%) với điểm trung bình 14,60 ± 2,59. Về tự xử trí hen phế quản của người bệnh tỷ lệ người bệnh không đạt là 46% có điểm trung bình về phần thực hành phòng chống bệnh hen phế quản là 2,43 ± 1,326.

2. Sự thay đổi nhận thức của người bệnh về nhận thức, thái độ, tự xử trí Hen phế quản sau can thiệp giáo dục.

- Chương trình can thiệp giáo dục đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh ở cả ba phần nhận thức, thái độ, tự xử trí hen phế quản. Kết quả ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng đều tăng cao. Với kết quả như sau:

- Nhận thức của người bệnh về bệnh hen phế quản: Ngay sau can thiệp tỷ lệ nhận thức đạt tăng cao 96,6%, không đạt 3,4% với điểm trung bình tăng lên 19,51 ± 1,85. Sau can thiệp 1 tháng đạt 92,0% đạt và 8,0% không đạt với điểm trung bình 18,03 ± 2,41. Thái độ của người bệnh trong kiểm soát Hen phế quản, ngay sau can thiệp tỷ lệ có thái độ đạt 86,2%, không đạt 13,8% với điểm trung bình 16,45 ± 1,77. Sau can thiệp 1 tháng đạt 85,1% đạt và 14,9% không đạt với với điểm trung bình tăng nhẹ 16,61 ± 1,96. Nhận thức trong tự xử trí Hen phế quản của người bệnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)