Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 31)

2.4.1. Cỡ mẫu

- Chọn mẫu toàn bộ: Có 87 NB được chẩn đoán HPQ từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2017 điều trị ngoại trú sinh sống tại thành phố Tuy Hòa đồng ý tham gia nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu thuận tiện.

- Cách thức chọn mẫu: Tất cả NB được chẩn đoán HPQ từ tháng 01/2017 đến tháng 04/2017 điều trị ngoại trú sinh sống tại thành phố Tuy Hòa đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Danh sách đối tượng nghiên cứu được lấy theo sổ theo dõi tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện đa khoa Phú Yên và Trạm Y tế Phường 3. Qua báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện đa khoa Phú Yên trung bình mỗi tháng có

Đối tượng nghiên cứu Đánh giá trước can thiệp So sánh, bàn luận và kết luận Đánh giá (sau can thiệp 1 tháng) ngày) Can thiệp giáo dục Đánh giá (ngay sau can thiệp)

khoảng 20 - 25 người bệnh đến khám, một số trạm y tế xã phường trung bình có khoảng 3 - 5 người bệnh/ tháng vì vậy sau 4 tháng có khoảng 120 người bệnh. Tuy nhiên, đa số các trạm y tế chưa có bác sĩ nên việc chẩn đoán bệnh rất hạn chế đặc biệt thuốc xử trí cấp cứu ít thậm chí không có nên thường chuyển tuyến đến bệnh viện đa khoa Phú Yên, mặt khác vì diện tích thành phố tương đối nhỏ và bệnh viện đa khoa Phú Yên nằm vị trí thuận lợi nên người bệnh thường đến hơn so với các trạm y tế. Hiện tại, trạm y tế phường 9, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến có một số NB vừa điều trị ngoại trú tại trạm y tế đồng thời cả bệnh viện đa khoa Phú Yên nên danh sách được lấy theo phòng kế hoạch tổng hợp tại bệnh viện đa khoa Phú Yên, trạm y tế phường 3 có 4 NB điều trị ngoại trú trong thời gian nghiên cứu, các trạm y tế còn lại không có NB điều trị ngoại trú nên danh sách NB có 83 NB tại bệnh viện đa khoa Phú Yên và 4 NB tại trạm y tế phường 3.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu

- Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp là bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của Ban quản lý Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - Bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Bộ câu hỏi này có 20 câu hỏi để đo lường nhận thức, thái độ, tự xử trí về HPQ của người bệnh, chúng tôi lấy hết cả bộ câu hỏi vì thích hợp để đo lường nhận thức về nhận thức, thái độ, tự xử trí về HPQ của người bệnh [12].

Bộ câu hỏi gồm có:

- Phần A: Thông tin người bệnh: có 6 câu từ A1 đến A6

- Phần B: Nhận thức về HPQ như đặc điểm, triệu chứng, yếu tố nguy cơ có 5 câu từ B1 đến B5.

- Phần C: Thái độ về sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị và tái khám có 4 câu từ C1 đến C4.

- Phần D: Thực hành tự xử trí HPQ như: xử lý khi phát hiện bệnh, phòng tránh bệnh nặng hơn, sử dụng thuốc xịt, tình trạng sử dụng thuốc, xử trí cơn hen khi nặng lên có 5 câu từ D1 đến D5.

Thử nghiệm trước bộ công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được thực hiện thử nghiệm với 30 NB trong thành phố Tuy Hòa có đặc điểm tương đồng với đối tượng tham gia trong nghiên cứu chính. Để xác định độ tin cậy của bộ công cụ thu thập số liệu nhà nghiên cứu đã phân tích độ tin cậy cronbachʹ S alpha là: 0.674.

Phương pháp thu thập số liệu

- Người bệnh đọc phiếu phỏng vấn tự điền câu trả lời (phụ lục 2).

Quy trình thu thập số liệu

Sau khi gặp gỡ trình bày và giải thích vấn đề cần nghiên cứu mục đích cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu được sự đồng ý của giám đốc bệnh viện đa khoa Phú Yên và trưởng trạm y tế phường 3, chúng tôi lập danh sách 116 NB được chẩn đoán HPQ 01/2017 đến tháng 04/2017 đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

Tiến hành quy trình thu thập số liệu thực hiện như sau: Bước 1: Trước can thiệp

- Nhóm nghiên cứu gồm 3 thành viên: Lưu Thị Kim Yến (người thực hiện đề tài), Đỗ Thị Quỳnh và Nguyễn Văn Thạo (cử nhân Điều Dưỡng bệnh viện đa khoa Phú Yên - cộng tác viên).

- Có 116 NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu gửi giấy mời cho NB đủ điều kiện tham gia nghiên cứu, tuy nhiên chỉ gặp gỡ và đồng ý tham gia nghiên cứu là 104 NB. Trong 104 NB được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm với 2 buổi truyền thông vào ngày 1/5/2017 tại hội trường trường Cao Đẳng Y Tế Phú Yên, NB được mời đến tham gia chia làm 2 buổi sáng và chiều, sáng bắt đầu 7h30 - 10h, chiều 14h - 16h30 phút. Thời gian này thuận lợi với NB vì ngày lễ nên đối tượng nghiên cứu là công nhân viên chức đều nghỉ lễ thuận tiện cho việc tham gia vào buổi truyền thông.

Bước 2: Tổ chức chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe * Đánh giá trước can thiệp

- Trong 2 buổi truyền thông chỉ có 87 NB đến tham dự: Buổi sáng có 46 NB, buổi chiều có 41 NB.

- Tại buổi làm việc: Nhóm nghiên cứu thông báo nội dung buổi truyền thông và giới thiệu bộ câu hỏi (phụ lục 2) với các đối tượng tham gia.

- Phát bộ câu hỏi tự điền hướng dẫn NB cách điền vào phù hợp, phát cho NB có mặt tại hội trường với thời gian hoàn thành cho phiếu phỏng vấn là 20 phút. Mỗi cộng tác viên phụ trách từ 12 - 15 NB nếu NB có thắc mắc cần giúp đỡ hoặc giải đáp.

* Thực hiện can thiệp giáo dục

- Hình thức can thiệp: Sử dụng phương pháp truyền thông trực tiếp. + Phương pháp truyền thông: Thuyết trình.

+ Phương tiện truyền thông: Máy chiếu, laptop, một số loại thuốc uống và thuốc xịt, tài liệu phát tay cung cấp các kiến thức về nội dung can thiệp có tranh hướng dẫn sử dụng thuốc xịt.

+ Mỗi cộng tác viên phụ trách từ nhóm từ 12 - 15 NB để NB trao đổi với nhau, giải thích các thắc mắc cho NB.

* Nội dung của can thiệp giáo dục về tự xử trí bệnh HPQ: Có 4 nội dung chính

+ Giới thiệu về bệnh HPQ: Định nghĩa, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn uống.

+ Hướng dẫn việc dùng một số loại thuốc uống đặc biệt là thuốc xịt như Salbutamol, Accuhaler.... các tác dụng phụ và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.

+ Hướng dẫn nhận biết triệu chứng và cách xử trí cơn HPQ cấp, tự theo dõi các triệu chứng của cơn HPQ.

+ Khuyến khích việc tuân thủ dùng thuốc khám sức khỏe định kì. * Đánh giá ngay sau can thiệp

- Để đánh giá lần 2 trước khi buổi truyền thông kết thúc 30 phút tất cả NB được phát bộ câu hỏi tự điền (bộ câu hỏi sử dụng phỏng vấn lần 1) trong khoảng thời gian 20 phút để hoàn thành bộ câu hỏi (phụ lục 2).

- Sau một tháng thực hiện chương trình can thiệp: Chúng tôi lần lượt đến nhà 87 NB phỏng vấn lại bằng bộ câu hỏi tự điền đã được sử dụng tại lần 1 và 2 với thời gian mỗi NB khoảng 20 phút để hoàn thành bộ câu hỏi (phụ lục 2).

2.6. Các biến số nghiên cứu

Biến số về thông tin chung về người bệnh

- Tuổi: Phân làm 4 nhóm: ≤ 30 tuổi, từ 31 - 50, từ 51 - 70, ≥ 71 tuổi. - Giới: Chia làm 2 nhóm: nam, nữ.

- Trình độ học vấn: Chia là 5 cấp: chưa bao giờ đến trường, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) - trung học phổ thông (THPT), trung cấp chuyên nghiệp - cao đẳng - đại học, sau đại học.

- Nghề nghiệp: chia làm 5 nhóm: nông dân, công nhân viên chức, buôn bán, nghề tự do, nội trợ.

- Tình trạng hút thuốc lá. - Hoàn cảnh phát hiện bệnh.

Biến số về nhận thức người bệnh (NB)

- Nhận thức về đặc điểm của bệnh HPQ - Nhận thức về các yếu tố nguy cơ - Nhận thức về triệu chứng bệnh HPQ - Nhận thức về triệu chứng cơn hen cấp

- Nhận thức về các yếu tố cản trở trong điều trị/ kiểm soát HPQ

Biến số về thái độ người bệnh đối với kiểm soát HPQ

- Thái độ NB khi nghi ngờ bệnh - Thái độ NB khi phát hiện mắc bệnh - Thái độ NB trong tuân thủ sử dụng thuốc - Thái độ NB tái khám định kì

Biến số về tự xử trí HPQ của NB

- Xử trí khi phát hiện bệnh

- Xử trí để HPQ không nặng thêm - Loại thuốc xịt đang sử dụng

- Việc dùng thuốc điều trị

- Xử trí khi có dấu hiệu nặng của HPQ

2.7. Khái niệm thang đo, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và cách thức đo lường

Sử dụng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HPQ của Ban quản lý Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản - Bệnh viện Bạch Mai (2015) đo lường HPQ trước và sau khi can thiệp giáo dục cho người bệnh [11].

- Phần A: Các câu hỏi về thông tin chung của NB từ câu A1 - A6. - Phần B: Nhận thức của NB về bệnh HPQ

+ Gồm 5 câu từ B1- B5 là câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm sai 0 điểm. Tổng điểm ở phần này với điểm thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 23 điểm.

- Phần C: Thái độ của NB đối với kiểm soát HPQ.

+ Gồm có gồm 4 câu hỏi từ C1 đến C4 mỗi câu có 5 đáp án là câu hỏi 1 lựa chọn, theo thang điểm từ 1 đến 5 điểm cụ thể là “ rất không cần thiết = 1 điểm”, “không cần thiết = 2 điểm”, “bình thường = 3 điểm”, “cần thiết = 4 điểm”, “rất cần thiết = 4 điểm” và “rất không quan trọng = 1 điểm”, “không quan trọng = 2 điểm”, “bình thường = 3 điểm”, “quan trọng = 4 điểm”, “rất quan trọng = 5 điểm”. Tổng điểm phần này thấp nhất là 5 điểm và điểm cao nhất là 20 điểm.

- Phần D: Tự xử trí HPQ của NB.

+ Gồm 5 câu hỏi từ D1 - D5, trong đó D1 - D4 là câu hỏi 1 lựa chọn, D5 có nhiều lựa chọn mỗi đáp án đúng được 1 điểm và sai 0 điểm. Tổng điểm phần này thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 7 điểm.

Tổng điểm các phần trả lời của NB được xếp thành 2 nhóm (không đạt; đạt) để đánh giá điểm, mức độ nhận thức của NB trước và sau can thiệp như sau:

- Phần B: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt; 15 - 23 điểm là đạt trên tổng điểm là 23 điểm.

- Phần C: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 14 điểm là không đạt, 15 - 20 điểm là đạt trên tổng điểm là 20 điểm.

- Phần D: Tổng điểm các câu trong phần nếu ≤ 2 điểm là không đạt, từ 3 - 7 điểm là đạt trên tổng điểm là 7 điểm.

2.8. Xử lý và phân tích số liệu

- Sau điều tra kiểm tra lại toàn bộ các phiếu phỏng vấn, phiếu không đáp ứng đầy đủ thông tin sẽ bị loại bỏ, xử lý số liệu với phương pháp thống kê y học phần mềm nhập liệu và phân tích số liệu SPSS 16.0.

- Phân tích số liệu: kết quả phân tích và trình bày số dựa theo 2 mục tiêu nghiên cứu. Các chỉ số bao gồm: tần số (frequency), tỷ lệ phần trăm (percentage), mức trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD), thông tin về NB thông về nhận thức, thái độ, xử trí HPQ trước và sau can thiệp.

- Phương pháp thống kê T-test được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm nhận thức, thái độ, xử trí HPQ của NB trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe, T - test ghép cặp so sánh trước và sau can thiệp.

- Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa nhận thức và tự xử trí HPQ trước và sau can thiệp giáo dục.

- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu * Căn cứ để tiến hành * Căn cứ để tiến hành

- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi đề cương được thông qua có sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức, lãnh đạo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, được sự chấp thuận và cho phép của giám đốc bệnh viện Đa khoa Phú Yên, trưởng trạm y tế phường 3.

* Đối với đối tượng tham gia nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu để đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.

- Nghiên cứu không có tác động nào hay nguy cơ gây hại đến người bệnh. - Nghiên cứu này giúp NB có thêm kiến thức, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người bệnh HPQ.

2.10. Hạn chế của nghiên cứu

- Nghiên cứu là một cuộc điều tra cắt ngang có thu thập các thông tin trong quá khứ nên không thể tránh khỏi sai số nhớ lại.

- Trong nghiên cứu mẫu nghiên cứu nhỏ nên không mang tính đại diện cho cả tỉnh.

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Bộ câu hỏi được tiến hành điều tra thử nhằm đảm bảo đối tượng nghiên cứu hiểu đúng câu hỏi và ý trả lời.

- Tập huấn điều tra viên cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu tại thực địa.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trong 5 tháng (từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017) với 87 đối tượng nghiên cứu tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. Qua phân tích và xử lý số liệu, kết quả thu được như sau:

3.1. Thông tin chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo tuổi (n = 87)

Nhóm tuổi Tần số (n) Tỷ lệ (%) ± SD ≤ 30 17 19,5 50,25 ± 14,56 31 – 50 26 29,9 51 – 70 35 40,2 ≥ 71 9 10,3 Tổng 87 100

: giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn.

Qua bảng 3.1 tuổi trung bình của NB tham gia nghiên cứu là 50,25 ± 14,56

người trẻ tuổi nhất là 19 tuổi và NB cao tuổi nhất là 85 tuổi. Độ tuổi NB chiếm tỷ lệ cao nhất là 51 – 70 tuổi (40,2%) và thấp nhất là độ tuổi ≥ 71 tuổi (10,3%).

Bảng 3.2. Phân bố giới tính của NB HPQ (n = 87)

Giới tính Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nam 52 59,8

Nữ 35 40,2

Tổng 87 100

Biểu đồ 3.1. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo trình độ học vấn (n = 87)

Trong nghiên cứu trình độ học vấn của NB chiếm cao nhất là THCS - THPT với tỷ lệ 42,5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3% ở NB chưa bao giờ đến trường. Còn lại với 33.3% NB có trình độ tiểu học và trình độ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng chiếm 18.4% NB.

Bảng 3.3. Phân bố NB tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp ( n = 87).

Nghề nghiệp Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nông dân 13 14,9

Công nhân viên chức 28 32,1

Buôn bán 12 13,8

Lao động tự do 19 21,8

Nội trợ 15 17,2

Tổng 87 100

Trong nghiên cứu này NB có nghề buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,8% các nghề khác nông dân, lao động tự do, nội trợ có tỷ lệ lần lượt là 14,9%, 21,8%, 17,2% và cao nhất 32,1% NB là công nhân viên chức vì địa bàn nghiên cứu là thành phố.

Bảng 3.4. Đặc điểm về hút thuốc lá của NB (n = 87).

Tình trạng hút thuốc lá Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nam Nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thay đổi nhận thức về tự xử trí hen phế quản của người bệnh điều trị ngoại trú tại thành phố tuy hòa tỉnh phú yên năm 2017 sau can thiệp giáo dục (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)