7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Điều kiện sử dụng hành vi trao lời trực tiếp
Theo quan điểm của Searle, thì “đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực - lời; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của SP1 và nội dung mệnh đề là hành động
tương lai của SP2” [Dẫn theo 7; tr126].
Ông còn cho rằng: “Mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện còn gọi là quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích của nó. Mỗi điều kiện là một điều kiện cần còn toàn bộ hệ điều kiện là điều
kiện đủ.” [Dẫn theo 7; tr126]
Những điều kiện sử dụng hành vi trao lời:
Thứ nhất cần lời trần thuật trực tiếp. Lời trần thuật trực tiếp chủ ngôn là ngôi thứ nhất. Có một cách xưng hô mà nhân vật trữ tình sống trong vùng phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ thường sử dụng là bậu - qua. Bậu - qua là
cách xưng hô rất thân thiết, dân dã và đầy tình cảm của người miền Trung, Nam Bộ. Và người đọc cũng biết được rằng đây là cách xưng hô của những người đồng trang lứa. “Qua” là đại từ, ngôi thứ nhất, dùng riêng rẽ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi, ta (cô, chú, bác, anh, chị). Khi dùng chung với “bậu” nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với cô gái anh yêu. “Bậu” cũng là đại từ, ngôi thứ hai, nghĩa là người vợ hay người yêu hay người con gái được mến chuộng. Trong tiếng Việt phương Nam, “bậu” luôn luôn ở ngôi thứ hai (nữ) với nghĩa là mình, em yêu, nàng (người con gái ở thời kì tán tỉnh) mang ý nghĩa thân mật. Ngoài ra trong ca dao đại từ “bậu” dùng để gọi một chàng trai trẻ. “Qua”, “bậu” trở thành những từ ngữ của tình cảm, của thương yêu, của lứa đôi.
- Qua đã hết giọng kèn giọng sáo
Bậu hãy còn ngơ ngáo kìm, tranh
Đành thôi dứt sợi chỉ mành
Bậu ôm cây độc để dành tiêu diêu.
Thứ hai là có các cặp từ xưng hô. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hành vi ngôn ngữ - đó là những bài ca dao được xây dựng theo kết cấu đối đáp xuất hiện ít. Mặc dù vậy, nó cũng góp phần làm đa dạng các loại kết cấu và cũng là dấu hiệu ngôn ngữ giúp độc giả hiểu rõ hơn các bài ca dao tình yêu. Các từ xuất hiện trong các bài ca dao tình yêu chính là các đại từ xưng hô. Có những bài ca dao đại từ xưng hô chỉ xuất hiện một mình song phần đa các đại từ xưng hô thường xuất hiện thành từng cặp và những cặp này phải có sự tương hợp với nhau. Đó là những đại từ xưng hô đích thực như: anh - em,
chàng - thiếp, anh - tôi, bậu - qua, chàng - em, tôi - mình… và còn có cả
những bài ca dao sử dụng những từ chỉ xuất mang tính lâm thời. Khảo sát và thống kê trong trong cuốn “Ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa” và cuốn “Ca dao Nam Trung Bộ” với 1449 bài ca dao, chúng tôi nhận thấy rằng cặp
đại từ xưng hô được sử dụng nhiều nhất là anh - em có mặt trong 573 bài chiếm 39,5% các bài ca dao tình yêu. Đây là cặp đại từ xưng hô được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Anh - em là cách xưng hô có thể sử dụng đa dạng và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh: trong tình yêu đơn phương, tương tư, đau khổ… trong tình yêu. Cách xưng hô này được các nhân vật trữ tình lựa chọn để làm điểm tựa giãi bày tâm tư, tình cảm của mình. Cặp anh - em thể hiện sắc thái tình cảm tự nhiên, gần gũi và phổ biến nhất. Hàng rào ngăn cách đã được khai thông; sự e ấp của cái thuở “Tình trong như đã... mặt ngoài còn e” qua đi để sang một bước ngoặt mới về tình cảm.
- Em thương anh như chỉ buộc trọn vòng
Anh đừng bạc dạ đem lòng quên em
Cách xưng hô này giúp cho người đọc cảm nhận được màu sắc của tình yêu. Đây là cách xưng hô của những người còn trẻ và đồng trang lứa và có sự gần gũi trong giao tiếp.
Chính vì vậy, trước khi đi vào giải mã ý nghĩa của các bài ca dao thì việc giải mã ý nghĩa của của các đại từ xưng hô là rất cần thiết và quan trọng. Đó là những chỉ dẫn để dẫn người đọc đi vào khám phá nội dung trong các bài ca dao tình yêu. Nói chung, có rất nhiều cách xưng hô khác nhau trong tình yêu, có những cách xưng hô mang tính phổ quát nhưng cũng có những cách xưng hô rất hạn chế sử dụng. Mỗi cách xưng hô mang một ý nghĩa khác nhau và đó là những gợi ý cho độc giả trong quá trình tìm hiểu ca dao tình yêu. Có những cách xưng hô gợi cho người đọc cảm giác yêu thương tha thiết nhưng cũng có những cách xưng hô lại gợi cho người đọc cảm giác xa xôi. Và có những khi việc sử dụng đại từ xưng hô lại giúp cho người đọc cảm nhận được nhân vật trữ tình đang ở trong trạng thái hay giai đoạn nào của tình yêu.
Và còn hành vi hỏi và hành vi cầu khiến: Hành vi hỏi thường xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp. Hành vi cầu khiến xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp.
Như vậy hỏi và cầu khiến rất gần nhau. Hỏi nhưng mục đích ngôn trung lại là
cầu khiến. Hỏi vẫn có khả năng xuất hiện ở ngôi ba. Cầu khiến không có khả
năng xuất hiện ở ngôi ba. Như vậy, bối cảnh giao tiếp phải có: chủ ngôn, đối ngôn; nội dung lệnh (phải xuất hiện đồng thời)