Đặc điểm của hành vi trao lời trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi (Trang 38 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Đặc điểm của hành vi trao lời trực tiếp

2.1.2.1. Dùng từ tình thái đứng đầu hoặc cuối câu

Trong câu trao dùng từ tình thái, nếu người nói đưa ra lời đề nghị hay một mệnh lệnh hướng đến người nghe, mong người nghe thực hiện hành vi, nội dung trong câu mệnh lệnh là ai coi như đã biết.

Chẳng hạn để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại dùng hàng loạt từ tình thái nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

- Anh thương em,

Thương lún, thương lụn, Thương lột da óc, Thương tróc da đầu,

Ngủ quên thì nhớ,

Thức dậy thì thương

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu, từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:

- Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt

Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây

Qua tới đây không cưới được cô hai mày

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô.

Phương ngữ Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với phương ngữ của các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa

dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ. Phương ngữ Nam bộ không chỉ đơn thuần là khẩu ngữ của người Nam Bộ mà nó đã bước vào văn học nghệ thuật với một tư thế rất đường hoàng. Những câu ca dao Nam bộ vừa dẫn trên là một minh chứng cho điều này.

2.1.2.2. Thời gian trực tiếp trong ca dao tình yêu đôi lứa

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong ca dao Việt Nam, điều ai cũng nhận thấy là khác với thời gian quá khứ của thần thoại, truyền thuyết, của sử thi và cổ tích thần kỳ…, thời gian của ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Có thể khẳng định ngay rằng hầu hết ca dao Việt Nam đều lấy thời gian hiện tại làm thời gian nghệ thuật của mình. Điều này cũng dễ hiểu trước hết là vì lời ca dao được sáng tác là để diễn xướng trong một môi trường không gian và thời gian nhất định:

- Năm nẳm năm nay

Tui mới gặp bạn đây

Hỏi bạn còn vậy hay đã xây nơi nào?

- Khoai lang Suối Mít

Đậu phụng Hòn Vung

Chàng đào thiếp mót bỏ chung một gùi

Bây giờ nhân nghĩa sụt sùi Lấy chân đá hất cái gùi lăn chiêng

Dấu hiệu để nhận ra thời hiện tại trong những câu ca dao nói trên là ở những từ chỉ xuất thời gian như: bây giờ, bữa nay, năm nay… Hoặc ta bắt gặp nhiều lời ca dao Phú Yên thể hiện thời hiện tại bằng từ chầu rày hoặc lóng rày (kể từ nay) với tần số xuất hiện khá cao, và do đó đã tạo ra một nét rất riêng cho ca dao “xứ nẫu”:

- Chầu rày em đã có đôi, Anh về chốn cũ lần hồi làm ăn

- Chầu rày bạn cựu xa rồi,

Cái trách cũng vụt, cái nồi cũng quăng.

- Lao lư trong dạ bồi hồi,

Chầu rày em biết đứng ngồi với ai?

- Lòng đó trong đựng (cá) ngoài nan,

Chầu rày quyết một xa chàng, chàng ơi!

- Nói ra sợ chị em cười,

Rằng tôi ở giá vẫn mười đứa con,

Lóng rày bụi đế còn non,

Núp bờ, núp bụi sớm con muộn chồng.

Tần số xuất hiện của Chiều chiều trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung là rất cao. Nhiều tác giả đã xem chiều chiều là cái khoảnh khắc thời gian trữ tình đã trở thành công thức ngữ nghĩa nghệ thuật riêng của ca dao:

- Chiều chiều én liệng cò bay Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ai?

- Chiều chiều ra đứng bực sông Dặn con nước cả đừng trông chim trời.

- Chiều chiều vịt lội bờ sen Để anh lên xuống cho quen cửa nhà.

- Anh về ở ngoải chi lâu,

Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng.

Như vậy, thời gian khách quan, thời gian xã hội, thời gian cá thể của “cái tôi” tác giả tuy có lúc bị mờ nhạt, nhưng ở nhiều lời ca dao, thời gian ấy vẫn được miêu tả một cách xác thực, hoàn toàn không có tính chất ước lệ công thức.

2.1.2.3. Không gian trực tiếp trong ca dao tình yêu đôi lứa

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật theo một khoảng cách, với một góc nhìn nhất định. Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian có tính chủ quan và tượng trưng. Người ta có thể phân chia không gian nghệ thuật thành các kiểu đối lập như không gian điểm và không gian tuyến tính, không gian mặt phẳng, không gian bên ngoài và không gian bên trong, không gian hành động và không gian phi hành động (không gian trữ tình), không gian động và không gian tĩnh, không gian vũ trụ và không gian xã hội…

Ca dao Việt Nam thường đưa địa danh - không gian địa lý vào trong lời hát của mình. Đó là những cái tên Mỹ Thạnh, Dinh Ông, Chóp Chài, Đá Bia, Phú Cốc, Cẩm Tú, Mỹ Á, Quán Cau, Vũng La, Vũng Lắm, Cù Mông, Dốc Mít,

Dốc Găng, v.v... được người bình dân nói đến với tất cả niềm tự hào thân

thương, bởi vì chính những bối cảnh ấy đã gắn liền máu thịt với những cung bậc tâm tình của họ:

- Cũng vì ngọn nước sông Dinh

Nay trừng mai rặt điệu chung tình nổi trôi.

- Ngọn Chóp Chài đã cao lắm bấy

Trông hủy trông hoài không thấy người thương.

Bên cạnh những địa danh cụ thể ấy, không gian nghệ thuật của ca dao tình yêu đôi lứa còn gắn với cảnh trí bình thường của làng quê, với cuộc sống đạm bạc của những con người một nắng hai sương. Gần thì có thể là ngõ sau, chợ chiều, là giếng nước, bờ ao, cây đa, dòng sông, ngọn núi, con đường, đèo dốc… Xa hơn là bãi cát dài, trời cao biển rộng, cù lao, “sông sâu núi cả”, là “truông rậm rừng xanh”… Và xa hơn nữa là nam bắc đông tây, là Hán Hồ xa nhau vời vợi… Nhưng nói chung không gian nghệ thuật đó chỉ quẩn quanh ở

những không gian bình dị, dù xác định hay phiếm chỉ, dù “có tính cá thể hoá trong sự miêu tả” hay không thì không gian nghệ thuật ấy vẫn là bức tranh thiên nhiên gần gũi, thân thương với con người.

Gắn với không gian ấy là hành vi ngó ra, ngó lên rồi lại ngó vô (tần số xuất hiện của ngó vô tương đối thấp hơn ngó ra, ngó lên và thường không có chức năng mở đầu lời ca dao):

- Ngó ra ngoài biển ba lần Thấy anh ở trần trong bụng xót xa

Em về mua lụa đậu ba. Cắt áo cổ giữa rồi tra nút vàng. Không có ai đi em gửi cho chàng Đêm khuya chàng bận, đỡ cơ hàn nắng mưa.

- Ngó ra ngoài mả Cao Biền

Thấy đôi chim nhạn đang chuyền cành mai Cây oằn vì bởi trái sai

Xa em lâm cảnh há ai chẳng buồn?

- Ngó lên trăng tỏ sao thưa Dứt tình tại bạn tôi chưa mất lòng.

Nhưng điều quan trọng không phải là giới hạn không gian mà chính là ở chỗ không gian ấy có những gì đáng nói, đáng để mượn cảnh mà tả tình, mà bộc lộ tâm trạng vơi đầy của người bình dân: đó có thể là niềm trắc ẩn “thấy

anh ở trần trong bụng xót xa”, là lời than vãn cho mối tình không trọn vẹn

“đôi ta trắc trở vì dây tơ hồng”, là lời kể lể, trách móc ai kia đã chia rẽ lương

duyên “làm cho chàng thiếp mỗi ngày mỗi xa”, nhưng cũng có khi là tiếng nói khẳng định tình yêu chung thủy “khổ thời chịu khổ, lìa anh không lìa”

Về không gian nghệ thuật, nói chung ca dao cũng biểu hiện một không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá

thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người. Không gian trần thế, đời thường làm thành kiểu không gian điểm thống nhất ngoại giới với nội tâm của người diễn xướng và không gian phiếm chỉ biến thành không gian tượng trưng với hai kiểu không gian sự kiện - kết quả và không gian kết quả - sự kiện, hướng đến khắc họa sinh động tâm trạng con người. Đó là một kết cấu không gian mang chiều kích tâm lý - cảm xúc nhiều hơn là chiều kích thực tại. Chính vì vậy mà hiệu quả biểu hiện của những lời ca dao mang hai kiểu không gian ấy thường có sức lay động rất lớn đối với mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)