Các mô hình của hành vi đáp lời gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi (Trang 82 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Các mô hình của hành vi đáp lời gián tiếp

3.2.2.1. Đáp lời gián tiếp theo hướng tích cực tiếp nhận

Hành vi từ chối gián tiếp

Hành vi TCGT giúp người nói phần nào che đậy hành động từ chối nhằm giữ thể diện cho người tiếp nhận. Về mặt lí thuyết, đây được xem là cách từ chối lịch sự. Người từ chối đã có sự cân nhắc, suy xét sao cho phát ngôn của mình phù hợp với tình huống đối thoại. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn đúng như vây.

Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên cho thấy, có nhiều phương thức biểu hiện hành động TCGT như sau:

- TCGT bằng cách nêu lí do phủ định lời mời.

- TCGT bằng cách dùng hình thức hỏi chất vấn với hàm ý bác bỏ nhằm mục đích từ chối.

- Từ chối lời thỉnh cầu bằng hành vi thỉnh cầu.

- Từ chối lời mời có đích bày tỏ bằng hành vi bày tỏ. - Từ chối đáp lời cho hành vi hỏi bằng hành vi khẳng định. - TCGT bằng hành vi khẳng định.

Có thể nói, TCGT giúp người nói che đậy phần nào hành vi từ chối của mình nhằm tránh sự hụt hẫng và giữ thể diện cho người tiếp nhận, hứa hẹn một cuộc thoại hài hoà, đồng thời góp phần thể hiện sự vận dụng ngôn ngữ, khéo léo, tế nhị của người bình dân. TCGT có tần số xuất hiện cao 112 trong 320

chàng trai / cô gái trong ca dao. Hành động TCGT giúp người nói phần nào che đậy hành động từ chối nhằm giữ thể diện cho người tiếp nhận. Về mặt lí thuyết, đây được xem là cách từ chối lịch sự. Người từ chối đã có sự cân nhắc, suy xét sao cho phát ngôn của mình phù hợp với tình huống đối thoại. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn đúng như vây. Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên cho thấy, có nhiều phương thức biểu hiện hành động TCGT như sau:

1. TCGT bằng cách nêu lí do phủ định lời mời SP1 : - Miếng trầu của đáng là bao Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng

SP2 : - Thưa rằng bác mẹ em răn

Làm thân con gái chớ ăn trầu người”

Nội dung lời mời của SP1 là mời ăn trầu, SP2 nêu lí do mình không ăn trầu vì là lời răng dạy của cha mẹ không được quên phận gái phải giữ lễ tiết.

2. TCGT bằng cách dùng hình thức chất vấn với hàm ý bác bỏ nhằm mục đích từ chối.

SP1 : - Chê đây, lấy đấy sao đành, Em chê cam sành, lấy quả quýt hôi.

SP2 : - Quýt hôi bán một đồng mười

Cam ba đồng một, quýt ngồi trơ trơ

Trong lượt lời hồi đáp, SP2 sử dụng câu hỏi chất vấn bác bỏ khẳng định mình không cần cam dù cho cam có ngon ngọt và đắt giá, để từ chối tiếp nhận tình cảm của SP1. Cách từ chối này cũng mang tính dứt khoát, không mấy lịch sự, không hứa hẹn một cuộc thoại hoà khí.

3. Từ chối lời thỉnh cầu bằng hành động thỉnh cầu SP1 : - Căn duyên dù đã lỡ rồi Lòng đầy thương đó biết đời nào nguôi

Có thương bậu phải đợi chờ một đôi thu.

Hành động thỉnh cầu là mong anh hãy đợi thêm ít mùa thu nữa có ý nghĩa từ chối hành động thỉnh cầu để anh về việc muốn cưới em của SP1 trong lượt trao lời. Đây là cách từ chối không dứt khoát, SP2 không từ chối nội dung thỉnh cầu mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện. SP2 không từ chối việc cho SP1 không cưới mình mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện việc đợi chờ. Hình thức này mang tính thuyết phục nhiều hơn là từ chối trực tiếp làm cho người bị từ chối bị thuyết phục.

4. Từ chối lời mời có đích bày tỏ bằng hành động bày tỏ SP1 : - Trăm hoa đua nở vườn đào, Mời chàng nho sĩ bước vào thăm hoa

SP2 : - Trăm hoa phóng nhụy một lần

Thung dung rồi sẽ bước dần vào chơi

Bày tỏ sự lần lửa, chưa muốn vào thăm cô gái của chàng trai trước lời mời cũng chính là gián tiếp thực hiện hành động từ chối.

5. Từ chối đáp lời cho hành động hỏi bằng hành động khẳng định. SP1 : - Chim chuyền cành ớt líu lo

Vì ai nên nỗi ốm o gầy mòn

SP2 : - Ân tình này đã hết trông Ngãi nhân như nước tràn đồng khó ngăn

Trong quan hệ với hành động hỏi, từ chối là phủ định sự đáp lời có liên quan đến nội dung hỏi, tức là không đáp ứng yêu cầu thông báo mà hành động hỏi nhắm đến.

3.2.2.2. Đáp lời gián tiếp theo hướng tiêu cực tiếp nhận

Hành vi trách cứ gián tiếp

Chiến lược trách cứ bằng hành vi hỏi thường sử dụng kiểu hỏi có chứa các đại từ ai, sao,đâu … Tiêu chí để phân biệt hỏi – trách cứ và hỏi trực tiếp (hỏi chính danh) là nội dung p của câu hỏi. Với hỏi - trách cứ, có một sự tình được phản ánh trong nội dung p là bằng chứng cho thấy hành vi A của H chứa đựng mâu thuẫn trái với lẽ thường còn với hỏi trực tiếp là để truy tìm thông tin về người thứ ba, nguyên nhân, về sự tồn tại của X …

Gió đưa cành sậy nằm dài,

Ai làm thục nữ buồn hoài không vui?

- Hành vi trách cứ được thực hiện gián tiếp qua hành vi trần thuật: Trong xã hội phong kiến tình yêu gặp rất nhiều trở lực như quan niệm môn đăng hộ đối, tam tòng tứ đức, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó…nên thường chịu những kết cục đau thương: các chàng trai, cô gái không lấy được nhau. Vì vậy trong mảng ca dao tình yêu thì bên cạnh những bài viết ca dao tỏ tình còn có một bộ phận không nhỏ những bài viết ca dao hận tình. Các chàng trai cô gái yêu nhau không lấy được nhau nên tìm đến nhau để cảm thông chia sẻ, than thở hay oán trách nhau:

- Ngỡi nhân bạc tợ con mèo,

Hỏi xin đồng bạc than nghèo không cho. Người ta cho bạc cho vàng,

Ngỡi nhân của em, xin thước vải vá quàng cũng không cho.

Hay nét thú vị của bài ca dao sau:

- Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở

Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô

- Hoa đến kì thì hoa phải nở

Đến duyên em thì em phải lấy chồng Em yêu anh rứa đó, có mặn nồng thì tuỳ anh

Nội dung của cuộc giao tiếp là sự than thở, oán trách của chàng trai đối với người yêu khi cô đi lấy chồng. Những hình ảnh “hoa”, “đò” cùng với hình thức điệp ngữ, điệp cấu trúc góp phần tăng thêm sự lở dở, muộn màng của chàng trai. Những hình ảnh này tạo nên một chuỗi thất bại liên tiếp: tìm hoa -

hoa nở; tìm đò - đò sang sông; tìm em - em đã lấy chồng. Qua đây chàng trai

có ý trách cô: em yêu anh như vậy ư? Yêu anh mà lại không chờ đợi anh, lại bỏ anh đi lấy chồng, em yêu anh mà như vậy thì có mặn nồng gì đâu?

Trước lời trách cứ của chàng trai, cô gái thẳng thắn trình bày tấm lòng thẳng ngay vì sao không chờ đợi được chàng trai:

- Hoa đến kì thì hoa phải nở

Đò đã đầy thì đò phải sang sông Đến duyên em thì em phải lấy chồng Em yêu anh rứa đó, có mặn nồng thì tuỳ anh

Cô gái đã đưa ra những quy luật rất tất yếu trong tự nhiên để chàng trai cảm thông cho hoàn cảnh của mình. Hơn nữa xuân sắc người con gái đâu giữ mãi được nên đến duyên cô thì cô phải lấy chồng và sau lời phân giải cô cũng chất vấn lại chàng trai rằng: chứ em thương anh như vậy mà anh để cho em chết già chết héo như thế thì có mặn nồng hay không tùy ở anh? Lời giải thích của cô hết sức chân thành và dễ thông cảm. Nếu người con trai không nhớ

câu “hỏi vợ thì cưới liền tay” thì lỗi đâu phải người con gái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)