7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Thể hiện phong tục tập quán của dân tộc
Ca dao tình yêu đôi lứa sẽ giúp cho ta hiểu thêm về văn hóa, về phong tục tập quán của dân tộc mình.
- Miếng trầu của đáng là bao
Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng
- Thưa rằng bác mẹ em răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
Theo quan niệm của dân gian thì trầu cau là biểu tượng của tình yêu hôn nhân. Nó là lễ vật không thể thiếu mà nhà trai mang sang nhà gái. Vì vậy khi người con gái ăn trầu hay nhận trầu là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn
của chàng trai. Bởi thế phần nhiều những lời tỏ tình trong các bài viết ca dao thì các chàng trai, cô gái thường mượn hình ảnh quả cau miếng trầu để bày tỏ tình cảm. Vì vậy để hiểu bài ca dao này thì ta phải hiểu được ý nghĩa của miếng trầu và quan niệm mà dân gian gửi gắm trong đó.
Ngoài tập tục ăn trầu, dân gian còn nhiều tập tục khác như cưới sinh. Trong đó thì thách cưới là một trong những điều kiện không thể thiếu. Những tập tục này luôn để lại dấu ấn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp.
- Anh về liệu lấy trăm mâm
Để cho hai họ tri âm một nhà
- Trăm mâm là bốn trăm người
Nhà thời nhà chật biết ngồi vô mô
- Nói thời nói rứa thôi mà
Năm ba đọi gạo con gà cũng xong
Tuy nhiên, đối với các chàng trai, cô gái đang yêu thì những tập tục này không phải là điều kiện quan trọng mà chỉ mang tính hình thức.Từ “trăm
mâm” thách cưới cuối cùng cô gái chỉ cần “năm ba đội gạo con gà cũng
xong”.
Như vậy những tập tục xã hội mặc dù có ảnh hưởng đến nếp cảm, nếp nghĩ và để lại dấu ấn trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp nhưng nó không đủ sức ngăn cản các chàng trai, cô gái đang yêu đến với nhau.
3.3.4. Là hình thức diễn xướng văn hóa dân gian phong phú
Ca dao tình yêu có hình thức diễn xướng rất phong phú, vì nó thâm nhập vào mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, thu hút nhiều người tham gia. Bất cứ trong khoảng thời gian nào, bất cứ lúc nào có tâm sự, cảm xúc muốn nói ra những điều thầm kín của mình thì họ đều có thể mượn lời hát để thể hiện những điều thầm kín ấy. Diễn xướng được chia theo các hình thức sau đây:
Thời điểm, địa điểm hát không cố định. Có thể diễn ra khi các chàng trai, cô gái gặp nhau trên đồng ruộng, dòng sông, bến đò…Hình thức hát tự do, không bị ràng buộc bởi những qui định chặt chẽ về lề lối. Lời ca, tiếng hát đã giúp các nam nữ thanh niên kết bạn, giao duyên, giúp họ vơi đi những mệt nhọc trong công việc lao động thường ngày. Đó còn là dịp để thử trí thông minh, tài ứng khẩu của đôi bên.
Một chàng trai tình cờ gặp cô gái đã cất tiếng hát vơ vào rất táo bạo:
- Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng
Người bị trêu chọc, nào ngờ, lại là một cô gá đáo để. Sau vài giây lúng túng, đỏ mặt, cô gái cao giọng:
- Gánh thì chị lại trả công
Mặt em không đáng là chồng chị đâu
Nhiều trường hợp, chàng trai và cô gái đã sẵn có tình ý với nhau, khéo léo mượn lời hò để giải bày tâm trạng:
-Tình cờ sao khéo tình cờ
Khi không lại gặp o Bờ chằm tơi
- Thường ngày em vuốt lá chằm tơi
Nghe sòng giã gạo, tới nơi gặp chàng
- Thôi, việc ăn làm nói lại dọi sau
Sự tình tính liệu mau mau cho kịp thời?
- Anh có nôn thì tìm thầy coi tuổi
Xem trong căn mạng đặng chữ ngũ hành Một mai phân lại, em đành phận thương
- Ông thầy nói hai đứa mình không kết đường phu phụ, chứ kết đường phu
Giàu sang phú quí, của tiền nghênh ngang
- Răng anh không về thưa cho thầy biết, thưa mẹ chomẹ hay;
Hai đứa mình tốt tên, tốt tuổi, tốt tay ngũ hành?
- Anh đã thưa thầy cho thầy biết, thưa mẹ cho mẹ hay,
Thầy mẹ mới khiến anh đi mượn lịch, để coi ngày đến thăm
- Thân phụ đến thăm thì em nói thiệt với chàng
Chớ bày vật quí, lễ sang
Phụ thân em một lời gắn chặt, chứ không phải như thế sự ngàn vàng đơn sai
Hát đối đáp trong cuộc
Thời gian, địa điển, trình tự, nội dung của cuộc hát được qui định khá chặt chẽ. Tham dự vào cuộc hát là những nhóm thanh niên nam nữ ở các làng khác nhau, hoặc thuộc những phường khác nhau: phường cay, phường cấy, phường gặt, phường vải, phường nón…Mà hát được chia thành các giai đoạn khác nhau. Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong “Ca dao dân ca đẹp và hay” đã chia cuộc hát đối đáp ra làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hát chào, hát thăm. Hai bên chào hỏi nhau về gia đình, tên tuổi, quê quán…
- Hỏi chàng quê quán nơi đâu,
Mà chàng thả lưới, buông câu chốn này?
- Hỏi anh tên họ là chi,
Nói cho em biết mai đi em chào
Giai đoạn 2: Hát đố, hát họa, hát xe kết. Đôi bên đã làm quen với nhau rồi thì bước sang hát đố, hát họa và hát xe kết (tỏ bày tình cảm, ước mong được sống bên nhau thành chồng vợ…)
- Đố anh chi sắc hơn dao,
Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời?
- Em ơi! Mắt sắc hơn dao,
Bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời. (hát đố)
Kìa bông hoa cúc biết vào tay ai? Xin chàng nên thắm chớ phai Thoang thoảng hoa lài mà lại thơm lâu
Xin chàng đừng phụ hoa ngâu,
Tham nơi phú quí đi cầu mẫu đơn…(hát họa về hoa)
- Gặp nhau ta đưa nhau về
Làm mướn là vợ, làm thuê là chồng
- Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Mành thưa, gió lọt, thương chàng xót xa…(hát xe kết)
Giai đoạn 3: Hát thề, hát dặn, hát tiễn. Tàn cuộc vui, mọi người phải chia tay, sắp sửa xa nhau thì thề thốt, dặn dò, là cho tình yêu thêm bền chặt:
- Tình ơi tính dặn lời này,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi Tình ơi, tính dặn hoan hì
Đường xa quãng vắng chớ đi một mình Tình ơi, tính dặn tình rằng,
Tiểu kết chương 3
Chương 3 chủ yếu tìm hiểu về hành vi đáp lời trong ca dao tình yêu đôi lứa. Trong đó, trình bày chi tiết về hành vi đáp lời trực tiếp và gián tiếp trong ca dao:
Với hành vi đáp lời trực tiếp, chúng tôi tìm ra điều kiện để có hành vi đáp lời và những đặc điểm nổi bật trong đó không thể thiếu là kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật diễn ra hành vi đáp lời. Các mô hình của hành vi đáp lời theo khuynh hướng tiếp nhận tích cực và tiêu cực. Trong đáp lời trực tiếp theo hướng tích cực tiếp nhận ta tập trung và hành hành vi trách cứ trực tiếp. Đáp lời trực tiếp theo hướng tiêu cực tiếp nhận được thể hiện qua hành vi từ chối.
Với hành vi đáp lời gián tiếp, các mô hình của hành vi đáp lời gián tiếp cũng theo theo khuynh hướng tiếp nhận tích cực và tiêu cực với các thể thức của hành động từ chối và trách cứ gián tiếp. Đây là những vấn đề đã được các công trình trước nghiên cứu và giá trị khoa học của những vấn đề này là đã được kiểm nghiệm và thẩm định. Vì vậy để luận văn có tính hệ thống và khoa học, chúng tôi đã sử dụng những thành tựu này để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Ngoài ra, khi nghiên cứu và các hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu đôi lứa chúng tôi nhận thấy ca dao là một trong những sáng tác được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền vào bậc nhất. Nó là tiếng nói của cảm xúc, của tình cảm, là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm của người bình dân. Đó là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm là “tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng” tô đậm đặc điểm văn hóa, quy thức xã hội về mặt ứng xử của con người.
KẾT LUẬN
1. Để tiến hành nghiên cứu về hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn ngôn ngữ học, luận văn bước đầu đã hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như: hội thoại và đối đáp trao duyên, hành vi trao đáp trong mối quan hệ với các hành vi ngôn ngữ.
2. Ca dao đối đáp giao duyên là những lời thơ dân gian được hình thành và sử dụng trong các cuộc hát giao duyên như hát ví, hát ghẹo, hát quan họ… Lời thơ đối đáp giao duyên có chức năng thực hiện một hành động giao tiếp nào đó trong cuộc đối đáp như hỏi, bày tỏ, cầu khiến, thề hẹn, từ chối, trách cứ… Lời ca dao có cấu trúc là một cuộc hội thoại với lượt trao lời và lượt đáp lời. Vì nhiều nguyên nhân, theo khảo sát của chúng tôi bộ phận đơn vị ca dao có đầy đủ hai lượt lời trở lên rất ít, đa số chỉ có những đơn vị ca dao một lượt lời (trao hoặc đáp). Đây là lí do giải thích vì sao trong luận văn đã tách Hành vi trao lời giao
duyên và hành vi đáp lời giao duyên tách thành hai chương để nghiên cứu dẫu
biết rằng hành vi trao - đáp là một chỉnh thể thống nhất trong một cuộc giao duyên. Đối tượng tham gia giao tiếp là những chàng trai, cô gái có cùng lứa tuổi, địa vị. Họ đã có mối quan hệ bạn bè, người yêu hoặc chỉ là hai người xa lạ. Mối quan hệ này được biểu hiện qua cách xưng gọi cụ thể hay phiếm chỉ. Bối cảnh giao tiếp gắn liền với sinh hoạt hàng ngày, thường mang tính biểu trưng.
3. Căn cứ vào hiệu lực tại lời của lời ca dao đối đáp giao duyên, luận văn đi sâu vào phân loại và miêu tả các HĐTL thường gặp. Xuất hiện với tần số khá cao là các hành động hỏi, bày tỏ, cầu khiến, trần thuật. Với hành động hỏi, cách hỏi trực tiếp được dùng nhiều trong trường hợp mở đầu cuộc giao duyên, khi người nói muốn biết về thông tin cá nhân như tên họ, quê quán, đã có người yêu hoặc vợ, chồng… Còn với mục đích thăm dò tình cảm đối phương hay từ chối, trách cứ về mặt tình cảm thì sử dụng cách hỏi gián tiếp như là một chiến lược nhằm giảm ảnh hưởng thể diện. Trong nhóm hành động bày tỏ, loại hành động biểu cảm với các trạng thái cảm xúc là thương, nhớ,
mong muốn, sợ chiếm số lượng lớn và thường được biểu hiện trực tiếp. Điều này nói lên tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, bất chấp mọi gian khổ của người bình dân. Nhưng, hành động trách cứ thì chủ yếu được thực hiện gián tiếp qua hành động hỏi và trần thuật, góp phần nói lên sự tế nhị, lịch thiệp của người lao động. Hiệu lực cầu khiến chủ yếu là thỉnh cầu và khuyên bảo. Chủ thể cầu khiến chủ yếu là vai giao tiếp nữ. Đặc điềm này phần nào phản ánh thái độ chủ động bày tỏ tình cảm, tinh thần phản kháng của người phụ nữ. Với những phát ngôn có hiệu lực tại lời từ chối thì phần lớn là từ chối gián tiếp, không dứt khoát nhằm tránh sự hụt hẫng và giữ thể diện cho người đối thoại... Điều đáng chú ý, một đơn vị lời ca dao có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau và nó có thể chia tách cũng như lắp ghép, vì vậy nó có thể thực hiện nhiều hành động ngôn từ khác nhau phù hợp với mục đích giao tiếp của con người trong ngữ cảnh nào đó. Tuy nhiên, việc miêu tả HĐTL này chỉ là giai đoạn mới bước đầu tìm hiểu nên chưa có những nhận xét đánh giá thỏa đáng.
4. Luận văn đã đi vào tìm hiểu các các mô hình của hành vi trao và đáp trong ca dao tình yêu đôi lứa. Dù thời gian và điều kiện khảo sát các mô hình có nhiều hạn chế nhưng nhìn chung ca dao vẫn đi theo một vài mô tip cụ thể. Chỉ riêng mảng ca dao tình yêu nam nữ có hình thức đối đáp cũng đủ để cho thấy sự dồi dào về số lượng và sự phong phú về hình thức diễn đạt trong kho tàng ca dao Việt Nam. Dù ở bất kỳ hình thức đối đáp nào ẩn chứa sự chuyển tải nội dung ra sao thì những cặp ca dao thuộc dạng này đã thể hiện được đầy đủ tính cách đặc trưng của người dân lao động, những nét đẹp trong tâm hồn và trí tuệ của họ. Khiến ta thêm yêu thêm quý những viên ngọc ca dao lung linh, thêm tự hào về vốn liếng văn hóa tri thức của dân tộc đã được chiết lọc, kết tinh trong từng câu ca dao giản dị.
5. Ngoài việc tìm hiểu các mô hình của hành vi trao, đáp để khám phá các mô típ truyền thống trong các lời giao duyên, luận văn đã tập trung nghiên cứu các hành vi trao lời và đáp lời trực tiếp hoặc gián tiếp để làm sáng tỏ nét văn hóa đặc trưng của người Việt ẩn chứa trong những lời giao duyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Vân Anh ( 2016), Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao
Nam Trung Bộ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2]. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt, 2 tập, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[3]. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[4]. Dương Hữu Biên (2016), trong Ngữ văn và văn hóa học một chặng
đường, Nxb Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
[5]. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6]. Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học
các sự kiện văn hóa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
[7]. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập I & II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Mai Ngọc Chừ (1991), Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 2, Hà Nội.
[9]. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11]. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình
thức, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.
[12]. Nguyễn Thị Dung (1993), Hàm ý hội thoại như một thủ pháp gây cười
trong truyện cười dân gian Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[13]. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[15]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Văn học, Hà Nội.
[16]. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Dụng học Việt ngữ, Nxb Văn học, Hà Nội. [17]. Minh Hiệu (1984), Từ những chất liệu bình thường trong đời sống dân
dã ca dao đã tạo nên những hình tượng xúc động, Nxb Thanh Hóa.
[18]. Minh Hiệu (1984), Sự kết hợp tài tình giữa tính thơ và ngữ điệu đời
sống ngôn ngữ thơ ca, Nghệ thuật ca dao, Nxb Thanh Hóa.
[19]. Lan Hương (2005), Ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[20]. Vũ Thị Thu Hương (2007), Ca dao Việt Nam và những lời bình, Nxb văn hóa thông tin.
[21]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[22]. Vũ Ngọc Khánh (1974), Thơ văn trào phúng Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
[23]. Hồng Khánh, Kì Anh (sưu tầm và biên soạn), Tục ngữ ca dao, Nxb Đà Nẵng, 2002.
[24]. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Văn học, Hà Nội.
[25]. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Văn học, Hà Nội.
[26]. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[27]. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28]. Đỗ Thị Kim Liên, (2003), Khảo sát các phát ngôn có động từ ngữ vi
tiếc, trách, ước, khuyên trong ca dao người Việt, Tạp chí khoa học,
Trường Đại học Vinh, tập XXXII, (số 1B), tr. 17-24.