7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Đặc điểm của hành vi đáp lời trực tiếp
Thứ nhất là, xét về kết cấu đối thoại: Loại này xuất hiện rất nhiều trong những bài viết ca dao tình yêu, gồm đối thoại một vế và đối thoại hai vế. Trong đáp lời trực tiếp chỉ xét đối thoại hai vế:
- Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ
- Hồ còn leo lẻo nước trong
Ta có thể hình dung những bài viết ca dao này như là một cuộc giao tiếp, trong đó có cả lời trao, lời đáp của các nhân vật giao tiếp, có nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của một cuộc giao tiếp. Vì vậy nghiên cứu những bài viết ca dao này dưới góc độ giao tiếp có thể phát hiện ra những điều thú vị, mới mẻ về nội dung cũng như nghệ thuật của chúng.
Thứ hai, ngôn ngữ chính là thành phần tạo nên sự tồn tại độc lập của ca dao. Nhờ biết dựa vào ngôn ngữ dân tộc, khai thác và sử dụng ngôn ngữ dân tộc mà ca dao dân gian Việt Nam rất giàu bản sắc. Không những thế mà ca dao còn tác động ngược trở lại ngôn ngữ dân tộc để củng cố và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái địa phương. Đọc ca dao, đứng ở góc độ ngôn ngữ các nhà nghiên cứu có thể giải mã vùng, miền với độ chính xác khá cao nhờ đặc trưng ngôn ngữ địa phương toát ra từ bài viết ca dao ấy. Khi sáng tạo ca dao, nhân dân lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ theo yêu cầu của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ tâm tình và những cảm xúc thẩm mỹ mà ngôn ngữ giao tiếp thông thường không thể nào diễn đạt được. Ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, tính chất biểu tượng, ước lệ, tương trưng, ẩn dụ…rất đậm nét:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ là đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
“Tre non đủ lá” còn được hiểu là trai gái đã đến tuổi thành niên. “Đan
sàng” còn có ý là kết hôn, tác thành đôi lứa. Và nếu chỉ hiểu ngôn ngữ ấy
theo kiểu giao tiếp lời nói thông thường thì câu ca dao tỏ tình nêu trên không còn độc đáo và ý nghĩa nữa.
- Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Thứ ba, không gian đáp lời trực tiếp trong ca dao tình yêu đôi lứa là những không gian mang tính bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động của người bình dân như: vườn cà, ruộng lúa, ruộng dâu, ruộng
dưa… Không chỉ thế đi vào ca dao tình yêu những không gian này còn là nơi
gặp gỡ, làm quen của các chàng trai và cô gái.
- Hỡi anh vác cuốc thăm đồng
Thăm lúa thăm mạ hay lòng thăm ai
- Anh nay vác cuốc thăm khoai
Nào ai có dám thăm ai ngoài đồng
Còn đây là cuộc hát đối đáp của một anh trai cày nào đó với một cô thôn nữ trong bối cảnh lao động tất bật của ngày mùa:
- Gánh nặng mà đi đường vòng
Tuy rằng không gánh mà lòng cũng thương
- Gánh nặng mà đi đường dài
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng
Ngày xưa sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng sức lao động của con người từ khâu tát nước cấy lúa rồi gặt lúa, gánh lúa về nhà đều dùng sức người. Mọi người cùng lao động tập thể với nhau.
Đọc bài ca dao trên người đọc có thể hình dung chàng trai và cô gái đang giao tiếp với nhau trong bối cảnh lao động tất bật của ngày mùa. Sau khi gặt lúa xong mọi người cùng gánh lúa về làng. Những từ “gánh nặng”, “đi
đường vòng” “đi đường dài” gợi cho ta hình ảnh những chàng trai, cô gái
đang lần lượt gánh lúa trên những bờ ruộng dẫn vào làng. Môi trường lao động như vậy cũng là dịp để các chàng trai cô gái vui đùa, chọc ghẹo nhau,
thi thố tài năng với nhau thông qua những câu hò đối đáp. Và những mối tình trong sáng, lành mạnh của các anh trai làng và cô thôn nữ cũng nảy nở từ đây.
Ngoài ra trong ca dao tình yêu ta còn thấy các chàng trai, cô gái không chỉ gặp nhau ở những khung cảnh lao động tất bật của ngày mùa hay ở một vườn cà vắng vẻ mà họ còn gặp nhau trên một con đường làng nào đó dẫn ra chợ
- Khoan khoan buông áo em ra
Để em đi bán kẻo hoa em tàn
- Hoa tàn mặc kệ hoa tàn
Mấy thuở gặp nàng nàng biểu buông ra
- Chàng buông vạt áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa. Chợ trưa rau nó héo đi Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi con
Như vậy, qua tìm hiểu không gian giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp, chúng tôi thấy những cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái thường diễn ra ở những không gian bình dị, gần gũi, thân thuộc với cuộc sống lao động của con người như: ruộng lúa, ruộng dưa, vườn cà hay đường đi. Các cuộc giao tiếp diễn ra ở những không gian này thường gắn với thời gian là ban ngày. Nó thích hợp với những cuộc giao tiếp mang tính chọc ghẹo, bông đùa. Nhân vật trong những cuộc giao tiếp này thường là các chàng trai, cô gái tinh nghịch, lém lỉnh. Tình cảm giữa họ là sơ giao, mới quen biết. Đôi khi những không gian này còn gắn với những kỷ niệm của tình yêu - nơi họ từng lao động, gặp gỡ và yêu nhau.
Cuối cùng là thời gian đáp lời trực tiếp: Nghiên cứu thời gian giao tiếp trong ca dao tình yêu theo lối đối đáp hai vế để thấy được cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái diễn ra chủ yếu ở thời điểm nào? Mỗi thời điểm như vậy có ý nghĩa gì đối với tình yêu? Qua đó nhằm góp phần phát hiện những điều thú vị
mới về ca dao tình yêu, về tình cảm, tâm hồn, cách ứng xử của người bình dân đồng thời qua đó cũng thấy được quan niệm của họ về tình yêu hôn nhân.
Thời gian trong ca dao tình yêu dưới góc độ thi pháp chủ yếu là thời gian tâm lý, mang tính ước lệ với những công thức diễn tả thời gian như: chiều
chiều, ngày ngày, đêm đêm, bây giờ, đã lâu… Còn thời gian trong ca dao tình
yêu dưới góc độ giao tiếp chủ yếu là thời gian thực được thể hiện qua các yếu tố chỉ dẫn thời gian trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp. Qua khảo sát cuốn “Ca dao Việt Nam về tình yêu đôi lứa” và cuốn “Ca dao Nam Trung Bộ” với 1449 bài ca dao chúng tôi thấy thấy thời gian giao tiếp trong ca dao tình yêu chủ yếu là vào thời điểm ban đêm. Các chàng trai, cô gái thường gặp gỡ, tâm tình vào những đêm trăng sáng, hay đêm đã về khuya. Phải chăng ban đêm là thời điểm rảnh rỗi công việc đồng áng hơn nữa ban đêm cảnh vật thường mát mẻ, không gian vắng lặng, yên tĩnh là thời điểm thích hợp để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, tìm hiểu và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng?
Ở đây cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra giữa đêm “trăng
thanh” . Thông thường vào thời điểm trăng tròn là sáng nhất và đêm càng về
khuya thì trăng càng sáng. Vì vậy ta có thể hình dung cuộc giao tiếp của chàng trai và cô gái diễn ra vào một đêm khuya, trăng sáng, gió mát, bầu trời trong xanh không một gợn mây, trong khung cảnh của một làng quê êm đềm, vắng vẻ, giữa một không gian trống trãi, khoáng đãng, ít người qua lại. Hình
ảnh “tre non đủ lá” nói về vẻ đẹp mơn mởn, trẻ trung xinh giòn nhưng cũng
đến tuổi trưởng thành của cô gái còn “đan sàng nên chăng” là sự ướm duyên, tỏ tình kín đáo rằng tình yêu của họ đã đến độ chín muồi, nên chăng có thể
làm lễ cưới? Chính hoàn cảnh giao tiếp trong bài viết ca dao là một đêm khuya trăng thanh gió mát, không gian vắng vẻ, phát ngôn do một chàng trai nói với một một cô gái trẻ nên ta hoàn toàn có cơ sở hiểu “đan sàng” là hình ảnh ẩn dụ chàng trai dùng để kín đáo, tế nhị cầu hôn cùng cô gái.
Phần nhiều những bài viết ca dao tình yêu đều có thời gian giao tiếp là đêm trăng.
- Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
- Quay tơ phải giữ mối tơ
Dầu năm bảy mối, em vẫn chờ mối anh
- Em thương anh ruột thắt gan tác giảo
Biết anh có thương em lại chút nào hay không
- Trăng lên lập ló đầu cành
Đến nay tôi mới biết bụng mình thương tôi
Bên cạnh những đêm trăng sáng thì cuộc giao tiếp của các chàng trai, cô gái cũng thường diễn ra vào những đêm khuya vào thời điểm này không gian thường vắng lặng yên tĩnh, thích hợp với những cuộc hẹn hò, tâm tình, bày tỏ tình cảm của những chàng trai, cô gái đang yêu:
- Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
- Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Những cuộc hẹn hò, tâm tình đó có khi kéo dài đến lúc “trăng tắc sao tàn”, đến lúc “sao mai đã mọc” mà họ còn chưa muốn xa nhau:
- Kìa sao mai đã mọc
- Mù sương nhỏ đượm như mưa Xin anh ở lại đến trưa hãy về
Như vậy ta thấy thời gian hò hẹn, tâm tình của các chàng trai, cô gái thường diễn ra vào thời điểm ban đêm, đặc biệt là những đêm trăng sáng và đêm đã về khuya. Nếu như không gian lao động hay đường đi thường gắn với thời gian là ban ngày thích hợp với những cuộc giao tiếp mang tính bông đùa, chọc ghẹo thì thời điểm ban đêm thường gắn với không gian riêng tư, yên tĩnh vắng vẻ. Nó thích hợp với sự tỏ tình chân thật kín đáo hay những cuộc hò hẹn, tâm tình của đôi lứa yêu nhau.