6. Bố cục của luận văn
2.3.3.4. Phân tích tương quan Pearson
Trong quá trình phân tích hồi qui một trong những điều kiện cần là đảm bảo biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên việc chạy phân tích tương quan Pearson là nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, nếu ở bước này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi qui. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Nếu hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r<0) có nghĩa là khi X tăng thì Y
giảm (và ngược lại, khi X giảm thì Y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi X tăng thì Y cũng tăng, và khi X giảm thì Y cũng giảm theo. Giá trị Sig. của kiểm định Pearson: Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig.< 5% ta có thể kết luận được là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt. Nếu Sig. >5% thì hai biến không có tương quan với nhau. Ngoài ra cần nhận diện vấn đề đacộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị Sig. tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0.4. Khi gặp phải nghi ngờ này, cần chú ý đến đa cộng tuyến sẽ được xem xét khi phân tích hồi quy (kiểm tra hệ số VIF) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).