Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư đối với dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

6. Bố cục của luận văn

2.3.3.6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Sự phù hợp của mô hình thường được xác định bằng hệ số R2, đây là hệ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính. Giá trị của R2 càng vao thì khả năng giải thích của mô hình hồi quy càng lớn và việc dự đoán các biến phụ thuộc càng chính xác. R2

càng gần 0 thì mô hình càng kém phù hợp với bộ dữ liệu dùng chạy hồi quy. Trường hợp đặt biệt, phương trình hồi quy đơn biến (chỉ có 1 biến độc lập) thì R2 chính là bình phương của hệ số tương quan r giữa hai biến đó. Tuy nhiên không phải cứ có nhiều biến thì mô hình sẽ càng phù hợp. Việc thêm vào một biến dẫn đến tăng R2 nhưng cũng làm giảm đi một bậc tự do, bởi vì chúng ta đang ước lượng thêm một tham số nữa. R2

hiệu chỉnh là một phép đo độ thích hợp tốt hơn bởi vì nó cho phép đánh đổi giữa việc tăng R2 và giảm bậc tự do. Cũng cần lưu ý là vì (n-1)/(n – k) không bao giờ nhỏ hơn 1 nên R2

hiệu chỉnh sẽ không bao giờ lớn hơn R2 . Tuy nhiên, mặc dù R2 không thể âm, R2 hiệu chỉnh có thể nhỏ hơn 0.

Hệ số Durbin-Watson là giá trị dùng để kiểm định tự tương quan của một phép phân tích hồi quy, tự tương quan có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4, nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3), nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận, nếu càng lớn gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch.

Trong mô hình hồi quy, nếu các biến độc lập có quan hệ chặt với nhau, các biến độc lập có mối quan hệ tuyến tính, nghĩa là các biến độc lập có tương

quan chặt, mạnh với nhau thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, đó là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) ta có thể phát hiện đa cộng tuyến. Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF >10 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, đây là điều không mong muốn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp gồm phương pháp định đính và định lượng để tiến hành nghiên cứu, thang đo sẽ được hiệu chỉnh phù hợp với mô hình nghiên cứu , các số liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng bằng các phân tích.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư đối với dịch vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)