Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 26 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng

1.2.1.1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Hoạt động cho vay phải được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau [2, tr.35-38]:

“- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Nguyên tắc hoàn trả phản ánh đúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Cho vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích không chỉ là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Quan hệ tín dụng phán ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng.

- Ngoài ra hoạt động cho vay còn phải đảm bảo nguyên tắc sau: ngoại trừ các trường hợp cho vay được miễn tài sản bảo đảm thì vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo”.

1.2.1.2. Quy trình cho vay

Tùy theo đặc trưng, bản chất, thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực của mỗi TCTD mà xây dựng quy trình cho vay linh hoạt. Tuy nhiên về cơ bản các tại các TCTD đều thực hiện theo quy trình cơ bản sau [18, tr.42]:

Hình 1.1: Quy trình cho vay

* Lập hồ sơ tín dụng

Khi có khách hàng nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng, trao đổi thảo luận sơ bộ về nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng. Khi nhận thấy khách hàng đáp ứng các điều kiện cơ bản, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn gửi tổ chức tín dụng.

TCTD hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho TCTD phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.

* Thẩm định và ra quyết định cho vay

Sau khi hồ sơ tín dụng đầy đủ theo quy định TCTD thực hiện thẩm định tín dụng trên các phương diện sau: Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ vay vốn; Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn; Phân tích thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn; Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm.

Thẩm định và ra quyết định cho vay

Giải ngân Giám sát sau giải ngân

và thu nợ

Thanh lý Hợp đồng tín dụng Lập hồ sơ tín dụng

Trên cơ sở kết quả thẩm định tín dụng, TCTD ra quyết định tín dụng. Trường hợp quyết định không cho vay, TCTD phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

* Giải ngân

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, TCTD phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện các bước công việc cần thiết để giải ngân vốn vay theo đúng trình tự, quy định của từng TCTD. Đảm bảo số vốn giải ngân đúng phạm vi, mục dích đã ký kết tại hợp đồng tín dụng.

* Giám sát sau giải ngân và thu nợ

Sau khi vốn vay được giải ngân theo hợp đồng tín dụng, CBTD tiếp tục theo dõi tình hình sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, giám sát tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng. Nắm bắt kịp thời những biến động bất lợi có ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, đến giá trị của tài sản bảo đảm để có hướng xử lý nhằm đảm bảo vốn vay được thanh toán cả gốc và lãi kịp thời theo thời hạn của hợp đồng tín dụng.

Định kỳ ngân hàng thực hiện phân loại dư nợ của khách hàng để làm cơ sở dự báo rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.

* Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khách hàng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng thì hợp đồng tín dụng sẽ mặc nhiên được thanh lý.

Ngoài ra TCTD có thể yêu cầu khách hàng thanh lý hợp đồng tín dụng khi hợp đồng tín dụng chưa kết thúc kỳ hạn trong một số trường hợp như: khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khách hàng không báo cáo trung thực về tình hình tài chính, tình hình tài sản bảo đảm, tình hình sử dụng vốn vay….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 26 - 30)