Rủi ro trong hoạt động cho vay và ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay và ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt

động của ngân hàng

1.2.2.1. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Hoạt động cho vay đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên hai phương diện quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Vì hoạt động cho vay sinh ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động cho vay là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được hoặc lãi hoặc gốc hay cả hai.

Rủi ro trong hoạt động cho vay thường xảy ra do xảy ra một hoặc một số tồn tại sau [5, tr.96-99]:

- Trong khâu lập hồ sơ tín dụng:

+ Hồ sơ không đầy đủ do cán bộ ngân hàng thu thập không đủ hoặc do lưu trữ không khoa học dẫn đến mất mát, hư hỏng.

+ Hồ sơ không hợp pháp, hợp lệ: văn bản đã hết hiệu lực, người ký ban hành không đúng thẩm quyền,….

- Trong khâu thẩm định và ra quyết định tín dụng:

+ Cơ sở thẩm định chưa đủ tin cậy: thẩm định trên cơ sở hồ sơ và báo cáo của khách hàng, không có sự đối chứng.

+ Các nội dung thẩm định chưa phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng và của thị trường.

+ Chưa thẩm định đầy đủ tài chính của khách hàng. + Thẩm định sơ sài về các điều kiện tín dụng.

+ CBTD ra quyết định tín dụng vội vàng hoặc bị chi phối bởi cấp trên, của đối tượng khác.

- Trong khâu giải ngân:

+ Hồ sơ giải ngân chưa hợp lệ: hồ sơ giải ngân giả mạo, người ký các văn bản trong hồ sơ giải ngân không đúng thẩm quyền,…

+ Kiểm soát giải ngân chưa chặt chẽ.

+ Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra còn sơ sài.

+ Việc kiểm tra tài sản bảo đảm qua loa, mang tính hình thức.

+ Công tác thu thập thông tin khách hàng, phân loại nợ khách hàng sau khi vay vốn bị xem nhẹ.

- Trong khâu thanh lý hợp đồng tín dụng.

Khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không kịp thời, trung thực trong việc báo cáo với ngân hàng, cán bộ ngân hàng không có biện pháp cương quyết để chấm dứt hợp đồng tín dụng, thu hồi vốn trước hạn để hạn chế rủi ro.

1.2.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động cho vay đến ngân hàng [3, tr.105].

- Rủi ro cho vay làm phát sinh tăng nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến phát sinh tăng chi phí, giảm lợi nhuận:

-Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng cho vay: Khi nợ quá hạn, nợ xấu tăng, ngân hàng rơi dần vào tình trạng kinh doanh yếu kém, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho khách hàng gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín và cuối cùng là kéo theo công tác huy động vốn khó khăn.

- Ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng: Nếu ngân hàng bị rủi ro trong hoạt động tín dụng và phải dùng vốn để trang trải cho khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện được việc “xóa sổ” những khoản thất thoát này và ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Việc một ngân hàng mất khả năng thanh toán không chỉ gây nguy cơ phá sản của bản thân ngân hàng đó mà nó có thể gây lên “phản ứng dây chuyền”, đe dọa đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng kéo theo sự bất ổn của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 31)