Hoàn thiện đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểu việt (Trang 101 - 111)

Đánh giá rủi ro là yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong doanh nghiệp xây lắp. Những hạn chế về đánh giá rủi ro đã được chỉ ra ở phần đánh giá thực trạng của chương 2 đó là phần lớn Công ty chưa có nhân viên có trình độ chuyên sâu về đánh giá rủi ro; trong các rủi ro được phân tích không có rủi ro gian lận, các khả năng gian lận ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu như mất tài sản và tham nhũng không được đề cập. Vì vậy, các giải pháp được đưa ra để hoàn thiện đánh giá rủi ro như sau:

Một là, Công ty cần phải quan tâm đến đánh giá rủi ro bằng việc Công ty bố trí nhân viên chuyên thực hiện công việc phân tích và đánh giá rủi ro để tư vấn cho nhà quản lý thiết kế những hoạt động kiểm soát phù hợp. Một trong những nội dung quan trọng của đánh giá rủi ro là xác định mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận, đơn vị để từng cá nhân trong Công ty có trách nhiệm và thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Hai là, nhận diện, phân tích nhiều loại rủi ro khác nhau ảnh hưởng đến kinh doanh; trong đó, bao gồm các rủi ro tiến độ; doanh thu và lợi nhuận của Công ty phụ thuộc vào ký kết các hợp đồng mới mà Công ty không kiểm soát được. Công ty có thể giảm lợi nhuận hoặc bị thiệt hại khi thực hiện hợp đồng

nếu chi phí tăng hơn dự kiến, nếu không có sự chính xác về việc ước tính chi phí có thể dẫn đến kết quả chi phí tăng hoặc dự án chậm tiến độ hoặc một số vấn đề khác. Một số vấn đề khác có thể là: Những vấn đề về kỹ thuật không dự kiến như thiết kế, kỹ thuật, những công cụ và hệ thống quản lý dự án không phù hợp, không hiệu quả cần được theo dõi, dự đoán và kiểm soát; sự tăng lên ngoài dự đoán hoặc thất bại trong việc ước lượng chi phí về nguyên vật liệu, thiết bị, lao động; chậm trễ hoặc những vấn đề về năng suất lao động do điều kiện thời tiết gây ra; những giả định không chính xác liên quan đến ước lượng về năng suất lao động, kế hoạch hoặc điều kiện kinh tế trong tương lai.

Ba là, khuyến khích nhân viên trong từng bộ phận thực hiện báo cáo những rủi ro tiềm ẩn khiến cho bộ phận, đơn vị không đạt được mục tiêu và đưa ra giải pháp để hạn chế rủi ro. Trong các báo cáo định kỳ do các bộ phận, phòng ban gửi lên Ban Giám đốc hoặc trong các cuộc họp với Ban Giám đốc, trưởng bộ phận báo cáo những rủi ro, đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro để nhà quản lý xem xét và có những quyết định quản lý, giải pháp hạn chế rủi ro kịp thời. Đánh giá rủi ro không chỉ dừng lại ở việc nhận diện rủi ro cần phải được thực hiện liên tục. Không phải khi nhận định có rủi ro là doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kiểm soát bởi vì còn liên quan đến chi phí bỏ ra cho các hoạt động kiểm soát nên việc đánh giá tầm quan trọng của rủi ro. Xác định khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra là mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra là công việc dựa nhiều vào kinh nghiệm của nhà quản lý. Tổng hợp khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra có thể được xác định theo các mức thấp, trung bình, cao.

Bốn là, kết quả của xác định khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra là cơ sở để nhà quản trị đưa ra quyết định đối với rủi ro. Tùy thuộc vào các loại, mức rủi ro và dựa vào kiểm soát nội bộ được thiết lập, tổ chức có thể quyết định. Khi đánh giá rủi ro, Công ty nên xem xét có

nên chấp nhận, tránh hoặc chia sẻ rủi ro hoặc chịu thêm rủi ro hay không. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro ban điều hành Công ty không chỉ đưa ra các giải pháp mà có thể đưa ra các hoạt động kiểm soát hoặc thay đổi quy định trong các quy chế quản lý nội bộ hoặc hoàn thiện thêm các yếu tố khác của KSNB như môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Công ty cần có chế độ khen thưởng hay xét danh hiệu lao động trong năm cho phù hợp với những đóng góp của từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trong việc nhận diện rủi ro và đề xuất các giải pháp, hoạt động, quy định để hạn chế rủi ro.

Năm là, tổ chức nên xem xét khả năng gian lận trong việc đánh giá những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu. Các loại gian lận bao gồm mất tài sản và tham nhũng. Khi đánh giá các rủi ro gian lận, quản lý nên xem xét những khuyến khích và áp lực cũng như sự biện minh cho những hành động không thích hợp. Gian lận được đặc trưng bởi sự cố ý, che dấu và được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức để có được tiền, tài sản. Gian lận có thể làm cho tài sản của tổ chức bị tổn thất, tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận. So với nhầm lẫn thì gian lận thường khó bị phát hiện hơn. Vì vậy, tổ chức nên xem xét khả năng gian lận trong việc đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu. Việc đánh giá giúp cho tổ chức đưa ra biện pháp, thực hiện các quy định nhằm hạn chế rủi ro, tăng khả năng đạt được mục tiêu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty, ở chương này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác KSNB chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty giúp Công ty nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước ở cùng lĩnh vực kinh doanh.

KẾT LUẬN CHUNG

Với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, để ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải luôn chú trọng hoàn thiện mình hơn trong công tác quản lý, tự đổi mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhằm xóa bỏ tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, xóa bỏ tư tưởng không cần cạnh tranh trong hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp mà chủ yếu là tìm cách để thắng thầu. Để làm được điều đó thì việc kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất được đặt vị trí ưu tiên hàng đầu và hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp xây dựng.

Công tác KSNB chi phí sản xuất được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Kiểu Việt, việc tổ chức và ứng dụng công tác KSNB chi phí xây lắp còn là vấn đề chưa được triển khai rộng, đồng bộ và khoa học. Ở một mức độ nhất định, Công ty đã vận dụng một số nội dung trong công tác kiểm soát nội bộ ở giai đoạn lập dự toán, các khâu xây lắp,… nhưng chưa khai thác và phát huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học này.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KSNB đối với chi phí xây lắp tại Công ty TNHH Kiểu Việt, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đưa ra những lý luận cơ bản về KSNB chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt động sản xuất và công tác KSNB chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Kiểu Việt. Nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác KSNB chi phí sản xuất tại Công ty.

Thứ ba, qua nghiên cứu của tác giả tại Công ty TNHH Kiểu Việt và dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, rõ ràng, có cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty nhằm góp phần tăng cường công tác KSNB chi phí sản xuất tại Công ty. Quan điểm hoàn thiện, tăng cường công tác KSNB chi phí sản xuất của tác giả mang tính đồng bộ, đồng thời phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những mặt chưa được và bổ sung những mặt còn thiếu sót.

Tuy nhiên, do bản thân tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích từ thầy, cô và bạn đọc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TP. HCM (2012), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương

Đông, thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

[3] Bộ Xây dựng (2007), Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố về “Định mức dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng-đối với phần xây dựng”.

[4] Bộ Xây dựng (2007), Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 công bố về “Định mức dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng-đối với phần lắp đặt”.

[5] Nguyễn Thị Như Cẩm (2013) “Tăng cường kiểm soát chi phí xây lắp tại Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam” trường Đại học Đà Nẵng

[6] GS.TS. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[7] Huỳnh Thanh Hùng (2013) “Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Định” trường Đại học Đà Nẵng.

[8] TS. Đường Nguyễn Hưng (2016), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

[9] Trần Thị Thu Lệ (2013) “Kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp Bình Định” trường Đại học Đà Nẵng.

[10] Liên Sở Tài chính – Xây dựng tỉnh Bình Định, Thông báo số 980/TB- TC-XD ngày 17/10/2018 công bố “Giá vật liệu xây dựng tháng 10/2018”.

[11] Nguyễn Thị Phương Mai (2012) “Kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần 504” Đại học Đà Nẵng.

[12] Mai Đức Nghĩa, Kiểm soát nội bộ theo chuẩn COSO 2013, Học viện chuyên gia, http://hocvienchuyengia.vn/Portfolio/kiem-soat-noi-bo-coso- 2013/

[13] Sở Xây dựng, Công văn số 65/SXD-QLXD ngày 24/01/2014 về việc “Hướng dẫn áp dụng Bộ Đơn giá xây dựng công trình năm 2014 của tỉnh Bình Định”.

[14] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Quyết định số 5441/UBND-KT ngày 10/9/2018 công bố về “Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Bình Định năm 2018 – đối với phần xây dựng”.

[15] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Công văn số 5523/UBND-XD ngày 27/12/2018 công bố về “Đơn giá Lắp đặt công trình tỉnh Bình Định năm 2018 – đối với phần xây dựng”.

[16] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Quyết định số 5180/UBND-KT ngày 14/11/2016 công bố về “Đơn giá ca máy và thiết bị thi công tỉnh Bình Định năm 2016”.

[17] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định,Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 về việc “Quy định cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô tải để thanh toán cước vận chuyển hàng hóa, tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định”.

[18] Uỷ ban trực thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính, thường gọi là COSO (Committee Of Sponsoring Oganization),

báo cáo COSO 2013.

[19] Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (1992), Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ (INTOSAI).

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CÔNG TRÌNH:

CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRỤ SỞ CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÌNH ĐỊNH HẠNG MỤC: NHÀ CÔNG VỤ

(Xây lắp)

STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền

CHI PHÍ THEO ĐƠN GIÁ

- Chi phí vật liệu A1 637.960.074

- Chênh lệch vật liệu CLVL 83.953.626

- Chi phí nhân công B1 479.233.723

- Chi phí máy xây dựng C1 44.626.596

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 - Chi phí vật liệu VL A1+CLVL 721.913.700

2 - Chi phí nhân công NC B1 479.233.723

3 - Chi phí máy xây dựng M C1 44.626.596

Cộng chi phí trực tiếp T VL+NC+M 1.245.774.019

II CHI PHÍ CHUNG C T x 6,5% 80.975.311

GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Z T + C 1.326.749.330

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC TL (T+C)x5,5% 72.971.213

Giá trị xây lắp trước thuế GTGT Gtt T+C+TL 1.399.720.543

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT Gtt x 10% 139.972.054

Giá trị xây dựng sau thuế Gxdcpt Gtt+GTGT 1.539.692.598

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện

trường để ở và điều hành thi công Gxdlt

Gtt x 1% x

(1 + 10%) 15.396.926

CỘNG Gxd Gxdcpt

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CÔNG TRÌNH:

CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRỤ SỞ CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÌNH ĐỊNH HẠNG MỤC: NHÀ CÔNG VỤ

(Cấp điện – Chống sét)

Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền

CHI PHÍ THEO ĐƠN GIÁ

- Chi phí vật liệu A1 136.351.359

- Chênh lệch vật liệu CLVL

- Chi phí nhân công B1 60.800.641

- Chi phí máy xây dựng C1 2.513.772

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

- Chi phí vật liệu VL A1+CLVL 136.351.359

- Chi phí nhân công NC B1 60.800.641

- Chi phí máy xây dựng M C1 2.513.772

Cộng chi phí trực tiếp T VL+NC+M 199.665.772

CHI PHÍ CHUNG C T x 6,5% 12.978.275

GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Z T + C 212.644.047

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC TL (T+C)x5,5% 11.695.423

Giá trị xây lắp trước thuế GTGT Gtt T+C+TL 224.339.470

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT Gtt x 10% 22.433.947

Giá trị xây dựng sau thuế Gxdcpt Gtt+GTGT 246.773.417

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện

trường để ở và điều hành thi công Gxdlt

Gtt x 1% x

(1 + 10%) 2.467.734

CỘNG Gxd Gxdcpt

PHỤ LỤC 3

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CÔNG TRÌNH:

CẢI TẠO, NÂNG CẤP TRỤ SỞ CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÌNH ĐỊNH HẠNG MỤC: NHÀ CÔNG VỤ

(Cấp thoát nước)

STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền

CHI PHÍ THEO ĐƠN GIÁ

- Chi phí vật liệu A1 101.040.905

- Chênh lệch vật liệu CLVL 6.873.495

- Chi phí nhân công B1 56.810.305

- Chi phí máy xây dựng C1 1.142.332

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 - Chi phí vật liệu VL A1+CLVL 107.914.400

2 - Chi phí nhân công NC B1 56.810.305

3 - Chi phí máy xây dựng M C1 1.142.332

Cộng chi phí trực tiếp T VL+NC+M 165.867.037

II CHI PHÍ CHUNG C T x 6,5% 10.781.357

GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Z T + C 176.648.394

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC TL (T+C)x5,5% 9.715.662

Giá trị xây lắp trước thuế GTGT Gtt T+C+TL 186.364.056

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT Gtt x 10% 18.636.406

Giá trị xây dựng sau thuế Gxdcpt Gtt+GTGT 205.000.462

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện

trường để ở và điều hành thi công Gxdlt

Gtt x 1% x

(1 + 10%) 2.050.005

CỘNG Gxd Gxdcpt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểu việt (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)