Đổi mới về quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 31 - 41)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Đổi mới về quan niệm sáng tác

Tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975 được chia làm hai chặng đường. Từ 1975 đến giữa thập kỉ 80. Về cơ bản, tiểu thuyết chiến tranh vẫn được viết bằng cảm hứng sử thi và chưa có sự khác biệt so với trước năm 1975. Đánh giá chặng đường này, Trần Việt Dũng nhận xét: “ Mỗi một người do hoàn cảnh và điều kiện riêng chỉ có thể tiếp cận với cuộc chiến ở một chỗ đứng nào đó và với phần nào đó. Chính vì vậy, trước một sự kiện, mỗi nhà văn có thái độ hoàn toàn khác nhau và vì vậy sự kiện đó trên mỗi tác phẩm phải hoàn toàn khác nhau. Nhưng ở đây chúng ta thấy cái tôi của tác giả gần như không có... Không có cá tính, đúng hơn là chối bỏ cá tính, chối bỏ quan niệm riêng của mình trước hiện thực là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng yếu kém của các tác phẩm văn học của ta” [8]. Nền văn nghệ nói chung và văn học nói riêng cũng bắt đầu có những thay đổi song ở giai đoạn đầu của thời kỳ hậu chiến, khuynh hướng trữ tình – sử thi vẫn còn in dấu ấn khá đậm nét. Những bộ tiểu thuyết nhiều tập được khởi viết từ những năm cuối của cuộc chiến tranh nay đã được hoàn thành như: Vùng trời (Hữu Mai), Những

tầm cao (Hồ Phương), Dòng sông phẳng lặng (Tô Nhuận Vỹ)… Bên cạnh đó

là những tác phẩm được viết ngay sau chiến tranh với những ấn tượng còn chưa phai,những hiểu biết và từng trải thực tế được tình bày một cách sinh động, kịp thời. Và hơn thế, tính trữ tình đã hoà trộn với tính sử thi để tái hiện một hiện thực vừa khốc liệt vừa hào hùng, ta có thể kể đến một số tiểu thuyết

: Miền cháy (1977) và Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu,

Năm 1975 họ đã sống như thế (1978) của Nguyễn Trí Huân. Chặng đường

27

khuynh hướng. Khoảng thời gian cuối thế kỉ XX, tiểu thuyết sử thi dần vắng bóng trên văn đàn. Sự cách tân mang tính đột phá của tiểu thuyết về chiến tranh được ghi nhận ở các cây bút đặt trọng tâm ở việc phân tích bi kịch của con người và những vấn đề của đời sống thế sự - đời tư thời hậu chiến. Xuất phát từ một quan điểm hiện thực mới, các cây bút tiểu thuyết đã phát huy thế mạnh của thể loại này trong việc mở rộng phương diện phản ánh, áp sát mảng hiện thực vô cùng phong phú của cuộc sống để cất lên tiếng nói đầy tinh thần nhân văn. Quan niệm về tiểu thuyết chiến tranh ở thời kì này có sự thay đổi rõ rệt.Ta có thể kể đến một vài sự thay đổi tiêu biểu. Thứ nhất, các nhà văn viết về chiến tranh như một sự tri ân. Sau 1975, bước ra từ chiến trường đầy máu lửa, nhiều nhà văn – chiến sĩ hiểu hơn ai hết về sự hi sinh lớn lao và nghĩa tình của đồng bào, đồng chí. Với họ, viết về chiến tranh là một món nợ ân tình cần phải trả: “Viết về hai cuộc kháng chiến, viết về chiến tranh, nhiều đồng chí cầm bút viết văn trong quân đội đã đứng tuổi nhiều lần nói tới công việc đó như một trách nhiệm, một món nợ chưa trả được. Một món nợ chưa trả và không thể nào quên. Viết về chiến tranh... mấy tiếng ấy không chỉ đơn thuần là chuyện một đề tài văn chương, mà còn có gì đây? Có máu thịt của mình. Kẻ sống và người chết, có kỉ niệm, tình đồng đội, đồng chí mình. Có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc” [4,tr.50]. Bạn đọc hôm nay cũng tha thiết mong mỏi: “Người viết phải đáp ứng cho được, thỏa mãn cho được mĩ cảm nghệ thuật, bao hàm nhận thức cái đẹp từ trong phẩm chất, đức hi sinh và

tâm hồn nhân văn của con người hôm qua”[47]. Ở đây, sự gặp gỡ giữa nhà

văn và độc giả chính là thái độ tri ân quá khứ. Thứ hai, viết về chiến tranh là viết về số phận con người, viết về nhân tính. Trước năm 1975, với quan niệm văn học là vũ khí chiến đấu, cổ vũ cho dân tộc nên nhà văn rất coi trọng việc phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng ở mặt trận. Khi cuộc chiến qua đi, nhà văn lựa chọn con người là trung tâm tác phẩm của mình, tập trung vào

28

những câu chuyện số phận,hoàn cảnh của nhân vật. Bởi nhà văn thì nên viết về thân phận của những con người trong cuộc chiến còn các sự kiện thì dành cho những nhà sử học và quân sự.

Đằng sau chất trữ tình – sử thi mang tính truyền thống còn ám ảnh trong nhiều tác phẩm thời kỳ đầu sau 1975 là dấu ấn của những suy tư, trăn trở, những dằn vặt và xung đột nội tâm của nhiều con người, nhiều nhân vật mà hầu hết họ đều bước ra từ cuộc chiến. Đây là điểm khác biệt của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh so với tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh. Có thể thấy rõ Chim én bay (1987) của Nguyễn Trí Huân, Nước

mắt đỏ (1988) của Trần Huy Quang là hai tác phẩm đánh dấu mốc cho sự đổi

mới mạnh mẽ của tiểu thuyết viết về chiến tranh. Hai tác phẩm này ám ảnh người đọc bởi tâm trạng giằng xé vật vã, bởi cảm giác cô đơn của người phụ nữ đã đi qua chiến tranh như một người anh hùng [47.tr58]. Năm 1990, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện như một sự kiện đặc biệt của văn học chiến tranh. Ngoài ra còn có một số tác phẩm như Gặp gỡ cuối năm

(Nguyễn Khải,1982), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu, 1977), Năm 1975 họ

đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân,1978), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn

Kháng, 1985),… Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này đã có những bước đổi mới cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Về nội dung, tiểu thuyết chiến tranh tập trung vào những hướng khai thác cơ bản sau. Thứ nhất là hướng đến thể hiện con người bị chấn thương sau chiến tranh và những số phận bi kịch. Đó là những người bị chiến tranh cướp đi sự cân bằng tâm lí. Có thể do “hội chứng chiến tranh” hoặc do mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc cá nhân với hoàn cảnh hiện tại, đến thời bình, rất nhiều nhân vật phải chịu số phận bi kịch. Các tác phẩm tiêu biểu là: Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nước mắt đỏ

(Trần Huy Quang), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),... Thứ hai là hướng đến nỗi đau và thân phận người phụ nữ sau chiến

29

tranh. Nhân vật người phụ nữ được các nhà văn khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau trong tác phẩm văn học. Người phụ nữ Việt Nam đã phải chịu nỗi đau chung của dân tộc trong suốt mấy chục năm chiến tranh đằng đẵng, tất yếu, họ trở thành hiện thân của mất mát đau thương. Chiến tranh đi qua nhưng rất nhiều người không thể tìm được tình yêu và một mái ấm gia đình. Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng cũng thuộc kiểu nhân vật phụ nữ bị chấn thương. Thời chiến tranh, Sương là một nữ du kích kiên cường. Song ngay trong những năm tháng oai hùng ấy, móng vuốt chiến tranh đã cướp đi một phần thân thể của cô: cụt ngón tay trỏ và bị chấn thương sọ não. Sau chiến tranh, do sự trớ trêu của số phận, Ba Sương phản bội lại chính mình để trở thành giám đốc Tư Lan. Từ đó, đời cô thực sự rơi vào bi kịch, con người cô luôn phải “Tách ra làm hai: cái phần sống nếm náp mùi vị ngọt ngào của phần chết và cái phần chết lại không ngừng day dứt làm tình làm tội phần

sống” [4,tr.325]. Cái chết đau đớn của Sương vừa là một kết cục tất yếu, vừa

giải thoát cô khỏi bi kịch của mình. Hoặc nhân vật người phụ nữ Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một bi kịch đau đớn về tinh thần, đem lại sức ám gợi và đã để lại trong lòng người đọc biết bao day dứt và thương cảm. Thứ ba là hướng đến thể hiện con người đời thường với những vấn đề thế sự - đời tư. Bên cạnh những cái giá của chiến thắng, vấn đề đạo đức xã hội, vấn đề nhân cách con người trong giai đoạn mới của cách mạng cũng đặc biệt được tiểu thuyết quan tâm. Việc đào xới những góc khuất của hiện thực, dũng cảm nói lên những sự thật đau lòng mà trước đây văn học né tránh là bằng chứng về sự nỗ lực khắc phục sự phiến diện trong cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của tiểu thuyết đổi mới. Trong nhiều tác phẩm tiểu thuyết đã thể hiện được cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phức cảm về chiến tranh. Không chỉ lấy hào quang chiến thắng làm điểm quy chiếu, các nhà văn có ý thức đề cập đến những tổn thất, đến sự hủy diệt của chiến tranh.Viết về

30

chiến tranh từ cảm quan của người từng tham gia cuộc chiến, nhìn sâu vào những vấn đề của cuộc chiến, với tiểu thuyết Lính trận nhà văn Trung Trung Đỉnh đã tái hiện một sự thật trần trụi. Không nhằm tái hiện một cuộc chiến hay khắc họa chân dung những người lính mà qua việc kể lại chặng đường hành quân của người lính vượt Trường Sơn vào Tây Nguyên và tham gia trận đánh Plei me-Ia Đrăng, tác phẩm đã cho thấy những hình ảnh chân thực, đời thường của những người lính, những khó khăn người lính phải đối mặt trước khi đến với cuộc chiến sinh tử ngoài mặt trận. Đa phần những người lính là những chàng trai trẻ, là những người nông dân mặc áo lính, vừa mới giã từ giảng đường đại học đến với chiến trường. Họ đã vượt qua muôn ngàn khó khăn và gian khổ trong suốt chặng đường hành quân, đối mặt với trận chiến sinh tử, những phút cam go ngoài mặt trận. Xuyên suốt tác phẩm là những dòng hồi ức của nhân vật tôi về chính mình và đồng đội. Tác giả không che đậy con người cá nhân với những phần khuất lấp của nó mà con người được khắc họa với các sắc thái và bản tính tự nhiên của mỗi nhân vật. Dù là sáng tác tiểu thuyết theo khuynh hướng nào thì nhà văn vẫn thể hiện được vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn con người, niềm tin của con người vào cuộc sống. Đó chính là chiều sâu nhân đạo mà một số tác giả đã làm được.

Từ khoảng giữa thập kỉ 80 đến hết thế kỉ XX, nhiều tiểu thuyết chiến tranh đã nỗ lực cách tân về các phương diện nghệ thuật như xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu, phương thức trần thuật… Điều thành công đáng ghi nhận là từ nguyên tắc đối thoại, các tác phẩm này đã đi sâu phân tích, tra vấn hiện thực chứ không chỉ dừng lại mô tả, tái hiện hiện thực chiến tranh. Từ sau 1975 ta có thể thấy tiểu thuyết về đề tài chiến tranh không ngừng đổi mới và phát triển qua từng chặng đường và đó là một điều đáng mừng cho nền văn học nước nhà. Về nghệ thuật cũng có một vài nét nổi bật ở phương diện xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm, sử dụng yếu tố huyền thoại, ngôn ngữ, giọng điệu

31

trần thuật, nhà văn đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác nhau, đan cài giữa hiện tại và quá khứ để làm nổi bật những xung đột nội tâm trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Cộng với việc sử dụng thời gian đồng hiện kết hợp với những đối thoại bên trong của nhân vật giúp nhà văn đi sâu hơn vào thế giới bên trong, vào những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp của con người... Với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, nội dung thể hiện,trong bối cảnh xã hội đương đại, khi mà tinh thần tự vấn, đối thoại được khơi dậy, các nhà văn cho thấy khát vọng và ý thức đổi mới lối viết, đổi mới cách nhìn về chiến tranh. Điều đó đã làm cho tiểu thuyết giai đoạn này có những bước phát triển mới theo chiều hướng tích cực.

Bước sang thế kỉ XXI đời sống xã hội có sự thay đổi mạnh mẽ. Một trong những nhân tố tác động quan trọng đến đời sống xã hội là sự phát triển của internet và truyền thông đa phương tiện,đã làm thay đổi nhiều phương diện của đời sống. Do tính thiết yếu của nhu cầu giới trẻ hiện nay, các tiểu thuyết viết về chiến tranh chưa phải là những cuốn sách bán chạy. Những tác phẩm best seller thường thuộc về những sáng tác viết về đời sống của giới trẻ, những chủ đề hot và được viết bởi những người trẻ. Sau Nỗi buồn chiến tranh

(Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng ( Chu Lai) từng là những sáng tác thành công về đề tài chiến tranh gây được tiếng vang trong đời sống văn học, từ năm 2000 đến nay chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao đáp ứng được mong mỏi của đông đảo bạn đọc. Mặc dù chưa có nhiều những sáng tác về chiến tranh nhưng đề tài chiến tranh vẫn luôn là bất diệt, những người cầm bút đặc biệt là những người trẻ những người không trực tiếp tham gia chiến tranh nhưng họ lại có niềm đam mê, tìm hiểu và viết nên những tác phẩm về chiến tranh đặc sắc nhất. Có thể kể đến những tác giả như Nguyễn Đình Tú, Khuất Quang Thụy,Trung Trung Đỉnh,Vĩnh Quyền…điều đó cho ta thấy vẫn có những hạt nhân để chứng minh rằng chiến tranh vẫn là “ vùng đất ” có thể tiếp tục khai

32 phá và thành công.

1.2.2. “Dấu vân tay” của Nguyễn Đình Tú trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh

Nguyễn Đình Tú có một vài tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trong đó có hai tác phẩm Hoang tâmXác phàm là hai dấu vân tay viết về đề tài chiến tranh mà bạn đọc biết đến rộng rãi. Sau một chuỗi những tác phẩm viết về những vấn đề muôn màu cuộc sống, về con người xã hội đương đại với một thế giới đầy đủ các yếu tố tình – tiền – tù – tội, đến với Hoang tâm

Xác phàm có thể nói đó là một đề tài mang màu sắc mới trong những đề

tài mà Nguyễn Đình Tú đã viết – đề tài chiến tranh. Đặc biệt đây là hai tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh biên giới sau 1975. Sở dĩ đó là điều đặc biệt là vì chiến tranh vùng biên là một vấn đề khá nhạy cảm khi nhắc lại trong thời bình như hiện nay. Đa phần người trẻ họ chỉ biết đến những cuộc chiến lớn như chống Pháp, Mỹ mà vô tình lãng quên hoặc không chú ý đến những trận chiến khốc liệt vùng biên, vốn là những cuộc chiến rất gần với chúng ta. Nguyễn Đình Tú chia sẻ: “Tôi tin, đến một lúc nào đó, mọi người phải chấp nhận nhìn lại đúng sự thật lịch sử Việt Nam từ sau năm 1975 đã có một cuộc chiến tranh khốc liệt bị lãng quên. Một thế hệ mới sinh ra và lớn lên sẽ không biết đến cuộc chiến ấy. Hàng triệu người đã hy sinh trong im lặng, những người còn sống cũng không được nói đến cuộc chiến này. Đó là một ẩn ức lớn của dân tộc” [37].

Hoang tâm của Nguyễn Đình Tú, tác phẩm khai thác đề tài chiến tranh ở

cuộc chiến biên giới Tây Nam. Câu chuyện của Hoang tâm là câu chuyện của Anh - nhân vật trung tâm, trở về sau cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và trên đất nước Campuchia láng giềng. Anh không là thương binh cũng chẳng là bệnh binh để được hưởng các chính sách ưu đãi. Anh trở lại bục giảng, lấy

33

vợ sinh con rồi sau khi chấm một loạt bài làm văn lạ lẫm của học sinh, Anh trở... bệnh mất ngủ và yếu... đàn ông. Thuốc thang chẳng hiệu quả, thầy cúng khuyên Anh đến vùng Nguyên Thủy, vào khu du lịch Cửa Núi để trị bệnh. Ở ga Nguyên Thủy, Anh gặp cô gái điếm mà anh gọi là Son Phấn và câu chuyện bắt đầu. Son Phấn đưa anh bước vào thế giới của một thời đã mất xa xưa, của hoang đường người Mã, người Khi và người Mụ. Lạc vào thế giới ấy, Anh dần tìm lại được chính anh - con người bình thường với những ham muốn bình thường, điều mà Anh đã đánh mất sau mười năm sống trong đời thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 31 - 41)