Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 81 - 84)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ trần thuật

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời ghi chú của tác giả...[15]. Ngôn ngữ trần thuật không những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả. Hai loại ngôn ngữ trần thuật chủ yếu được sử dụng là trần thuật theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ở ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện, thấu suốt toàn bộ diễn biến và các nhân vật trong truyện, lời trần thuật ở đây mang tính khách quan. Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình bởi điểm nhìn của người kể không bị giới hạn, có thể di chuyển bất kì nơi nào, ở mọi lúc, mọi nơi trong toàn bộ câu chuyện. Lời trần thuật lúc này có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới quan vật chất, sự việc, con người. Đây là lối kể truyền thống, xuất hiện từ sớm trong văn học. Còn ở ngôi kể thứ nhất, lời trần thuật ở đây

77

vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp. Nếu như ngôi kể thứ ba hướng tới một cái nhìn khách quan thì lối kể ngôi thứ nhất lại thiên về tính chủ quan, cảm quan riêng của cá nhân ở điểm nhìn nội tại. Văn học ngày càng phát triển, các tác giả văn học có xu hướng tìm tòi những hình thức tự do,những lối viết phức tạp.

Xác phàmHoang tâm không nằm ngoài lối kể truyền thống. Nguyễn Đình Tú lựa chọn ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ ba để bắt đầu câu chuyện cho tác phẩm của mình. Toàn bộ tác phẩm được đặt dưới điểm nhìn của người kể,khi thì độc lập với ngôn ngữ nhân vật,khi thì giao thoa với ngôn ngữ nhân vật. Với Nguyễn Đình Tú, người kể chuyện là người nắm giữ linh hồn của tác phẩm,có trách nhiệm dẫn dắt, song hành và tạo nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm. Những tác phẩm có cấu trúc phức tạp thì vai trò của người kể chuyện càng quan trọng. Hai tiểu thuyết này của Nguyễn Đình Tú cũng thế. Hoang

tâmXác phàm cũng có cấu trúc phức tạp nên người kể chuyện luôn được

quan tâm và chú ý. Người kể chuyện ở đây chính là tác giả ẩn mình sau nhân vật chính đó là nhân vật Anh, nhân vật Nam đã tạo cho người đọc cảm giác chân thật, gần gũi như là một lời tâm sự. Những suy nghĩ, tái hiện cuộc sống của nhân vật trong truyện cũng phản chiếu lên những suy nghĩ hay nói cách khác đó là cái bóng của tác giả. Tác giả hóa thân vào người kể chuyện thông qua nhân vật để nói lên suy nghĩ, tâm tư và mong muốn truyền tải những thông điệp mang tính xã hội đến với người đọc.

Trong tiểu thuyết Xác phàm, từ khi Nam bước lên bàn phẫu thuật chuyển

giới cho đến khi anh trở thành một xác phàm là cả một quá trình câu chuyện được tác giả kể lại qua lời của nhân vật. Tác giả mượn ngôn từ của Nam để nói đến người lính, để nói đến nỗi đau chiến tranh và sự mất mát của con người,để nói đến những vấn đề nhức nhối của cuộc sống thực tại, những lo âu

78

và trăn trở. Vì thế cho nên ngôn ngữ trong Xác phàm mang một màu sắc đượm buồn, man mác đầy chất suy tư và tính triết lí “Lại có cảm giác va chạm ở đâu đó giữa hai đùi,Nam vẫn đang trong trạng thái nhẹ bẫng. Âm thanh đã chết ngoài màng nhĩ rồi. Thời gian cũng chết ngoài võ não. Không gian cũng chết ngay xung quanh giường mổ. Nam tồn tại trong một cảnh giới

kì lạ” [62,tr108]. Đâu đó còn là nỗi niềm hoài vọng về quá khứ, một nỗi buồn

len lỏi … Cao trào là sự bế tắc của Nam về diễn biến ở tầng hầm thứ tư “tầng hầm thứ tư tư nhiên cứ mờ đi,như sương như khói không hiện rõ hình hài. Càng về sau càng không còn hình thù nữa,chỉ là vệt khí trắng bảng lảng sau

lớp đất đá dưới đáy sâu Pháo đài” [62,tr230]. Ta có thể thấy ngôn ngữ trần

thuật theo mạch suy tư của người kể cũng chính là nhân vật. Nhân vật Nam kể về những câu chuyện ngoài chiến trường, kể về mười một ngày đêm chiến đâu oanh liệt của bố Anh và bố Em cho Việt nghe một cách say sưa và đầy tự hào. Đó cũng chính là tấm lòng của tác giả,tình yêu quê hương đất nước của tác giả mượn nhân vật để nói lên nỗi lòng.

Mạch truyện trong Hoang tâm khác với Xác phàm vì vậy ngôn ngữ trần thuật lúc này không còn mang nét buồn đầy suy tư triết lí mà thay vào đó là ngôn ngữ bóng bẩy đầy chất lãng mạn khi nói về cuộc đời người lính với tâm hồn của một cậu sinh viên vừa tốt ngiệp và hồ hởi bước vào kháng chiến, là ngôn ngữ mang đậm chất lịch sử và văn hóa khi nhân vật chính từng bước khám phá những trầm tích lâu đời của dân tộc mà con người cần phải tìm về trong những bề bộn mưu sinh của cuộc sống. Ngôn ngữ trần thuật khi thì nhẹ nhàng,phiêu lưu trong những hành trình qua mỗi vùng đất mới…….dẫn chứng lúc thì đầy chất thơ, dạt dào cảm xúc trên những trang nhật kí của anh chàng sinh viên mơ mộng với những câu thơ “Trong ba lô lính có gì. Poncho, gạo, sấy, xuân thì,giấc mơ. Người đi. Kẻ ở. Đôi bờ. Sông sâu núi thẳm ,bây

79

vật nghĩ về quê hương,nghĩ về mẹ già,về những tình cảm bỏ lại sau lưng để ra chiến trường đầy đạn lửa bom rơi “Nếu anh ra đi. Mẹ già anh khó. Trai thời loạn li. Thương con khó nhọc. Nếu anh ra đi. Người vị hôn thê. Những giọt

nước mắt. Đọng trên hàng mi…[61,tr50].

Tóm lại, ngôn ngữ đóng vai trò là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học “Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của

người đọc với tác phẩm” [15,tr.176]. Tiểu thuyết Hoang TâmXác Phàm

cuả Nguyễn Đình Tú đã thành công trong việc xây dựng hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc đa dạng, thông qua ngôn ngữ đã bộc lộ tính cách và thể hiện nhân vật một cách rõ nét. Đó chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để làm nên sự thành công trong tiểu thuyết của anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 81 - 84)