Con người tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 59 - 67)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Con người tâm linh

Tâm linh là một thuật ngữ bao hàm về trí tuệ, ý thức, tinh thần, linh hồn của một sinh vật và cao hơn là con người. Ngoài ra tâm linh còn là những hiện tượng kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người như ngoại cảm, thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thôi miên, chữa bệnh bằng tâm linh,... mà khoa học chưa khám phá, giải thích và chứng minh được. Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa nào về tâm linh đầy đủ và sáng rõ. Theo Từ điển tiếng Việt: “Tâm linh là khả

năng đoán trước những điều sắp xảy ra theo quan niệm duy tâm” [35]. Theo

tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Văn hóa tâm linh: “ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc

55

sống tín ngưỡng tôn giáo” [9]. Còn với một số tác giả khác, tâm linh thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với ý thức lý tính thuần túy. Tâm linh bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú “có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả

năng bí ẩn” [9]. Tâm linh là một hiện tượng văn hóa, tồn tại lâu dài và có tính

chất phổ biến. Nó là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống trần thế, gắn với thế giới vô hình hay siêu hình. Khi văn học nhận thức và miêu tả những vùng đất đa dạng ấy, đồng nghĩa với việc các nhà văn đã mở rộng khái niệm hiện thực do diễn ngôn tâm linh kiến tạo. Hiện thực không chỉ là hiện tượng có thể tri giác trực tiếp bằng mắt thấy, tai nghe, tay chạm, mà còn là tất cả những gì con người có thể linh giác theo cách thế giới đó được cảm nhận từ góc nhìn bản thể của nó.

Tiểu thuyết Việt thời kỳ đổi mới cũng đã mở cánh cửa vào thế giới tâm linh với những mức độ và biểu hiện khác nhau. Đó là thế giới tồn tại trong những con người có “ thân tâm” không “an lạc” - “thân” tạm gửi trong hiện tại mà “tâm” lại hướng về quá khứ [17]. Đó là những nhân vật người lính từng sống sót qua hai cuộc chiến tranh.Với họ, quá khứ luôn là cõi thiêng liêng, được hòa trộn bằng máu, bằng nước mắt và bằng cả những kỷ niệm yêu thương. Quá khứ ấy luôn gọi họ tìm về, không phải để ru mình trong những vinh quang chiến thắng mà để chiêm nghiệm, để dằn vặt, trăn trở về lẽ đời.Ta có thể kể đến nhân vật Quy trong Chim én bay, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng.... Hiện thực trong sáng tác của các tiểu thuyết gia đương đại còn được mở rộng sang thế giới bên kia - thế giới của những linh hồn. Thế giới người đang sống và thế giới người chết có một mối quan hệ đặc biệt.Từ đó mở ra những không gian vô tận để mỗi nhà văn tiếp cận, chiếm lĩnh và khám phá. Những tác phẩm tiêu biểu Cách trở âm

56

tâm (Nguyễn Đình Tú), … đã hé mở những bí ẩn của thế giới sau cái chết. Người chết chỉ có thân xác là tan biến, còn linh hồn được tách ra và tiếp tục tồn tại trong thế giới siêu linh. Nhờ vào khả năng “ thông linh ”, con người có thể bước vào thế giới ấy, trò chuyện với các linh hồn.

Trong Xác phàm dấu ấn tâm linh thể hiện ở nhân vật Nam một cá thể không giới tính, một sinh thể phi tính dục, “ một xác phàm không chứa đựng linh hồn” có một năng lực đặc biệt: thần thức. Vong linh người cha đã nhập vào thân xác anh để kể về mười một ngày chiến đấu anh dũng của cha và đồng đội. Khi tìm được hài cốt của cha, thần thức người cha được giải thoát,Nam chỉ còn là xác phàm, rồi đón nhận cái chết. Linh hồn của người cha trú ngụ trong thân xác Nam để tái hiện về cuộc chiến mười bảy ngày chiến đấu khốc liệt trên pháo đài. Mười bảy ngày khốc liệt và bi tráng lại được tái hiện qua quãng thời gian bằng cả đời người. Những thời khắc huyền diệu và lãng mạn nơi quê nghèo bỗng nhiên nối liền hồi ức giữa linh hồn người cha với tâm hồn trong trẻo của đứa con chưa một lần gặp bố, để rồi từng diễn biến hào hùng và đau thương đã qua, bỗng nhiên trở lại, đủ đầy, rành rọt qua lời con trẻ. Đứa bé cứ thế lớn lên cùng những hình ảnh, lời nói tự dưng ùa về trong đầu,trong sự mênh mang của tâm trí.

Người lính trong chiến trường năm xưa chưa một lần được nhìn thấy mặt con hẳn còn rất nhiều điều trăn trở. Linh hồn của anh trở về trú ngụ trong thân xác con trai anh dường như để được gần gũi, cảm nhận và gặp gỡ vợ con của mình mặc dù anh chỉ là một linh hồn nhỏ bé. Ngoài ra cũng là cách để người lính chia sẻ lại những kỉ niệm, những trận chiến khốc liệt mà thời bình còn có những người chưa biết đến. Đấy không phải là kiểu khoe chiến tích hay mong muốn đón nhận những lời ca ngợi của mọi người mà là người lính muốn được đồng cảm và sẻ chia. Họ muốn những con người sống trong thời bình phải luôn nhớ về những ngày chiến tranh khói lửa, đổ cả máu và nước mắt mới có

57

được nền độc lập. Con người phải luôn lấy đó làm niềm động lực để chiến đấu trong cuộc sống hôm nay. “ Bố Anh không muốn bất kỳ ai phải nhìn thấy người chết nữa. Đặt khẩu súng ngắn vào nơi phần ngực của chính trị viên, bọc kỹ lại tấm dù hoa, sau đó Bố Anh cởi chiếc áo bông trên người ra, quấn thêm một lớp bên ngoài cái xác. Sau đó Bố Anh đặt xác chính trị viên vào ngách sâu nhất của vách núi. Trước hơn chục chiến sĩ đang hắt ra những ánh nhìn rỏ máu, Bố Anh đứng nghiêm làm động tác đưa tay chào chính trị viên rồi nói như khấn rằng: “ Tình hình này không thể chôn cất anh được. Anh hãy nằm yên nghỉ ở đây. Qua cơn động loạn này, chúng tôi sẽ đưa anh về.” Nhưng những người ngồi nhìn cái xác ấy và cả người nói ra câu này cũng vĩnh viễn nằm lại ở nơi đây và chẳng ai còn được trở về nữa.

Và đặc biệt như chúng ta đã biết, chiến tranh biên giới chưa thực sự được nhiều người biết đến, ngay cả trong chương trình lịch sử phổ thông cũng không được đề cập nhiều nên phần đa mọi người dễ bị lãng quên. Cho nên, người lính chỉ muốn gợi nhắc một phần quá khứ với mong muốn mọi người đừng quên lãng họ, đừng quên họ đã từng có giai đoạn đối mặt với cuộc chiến căng thẳng, ác liệt đến nhường nào.Ngoài ra, linh hồn bố Nam còn muốn thay mặt những người lính đã ngã xuống kể về những kỉ niệm,những trăn trở, suy tư chưa nói với người thân yêu. Cuộc chiến 17 ngày của một đơn vị tổng hợp tại pháo đài gồm cả đơn vị bộ đội, đồng chí công an, bác trưởng bản người dân tộc ít người, chị mậu dịch viên… trở nên một đại diện cho cả cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của quân và dân ta chống lại quân xâm lược. Cho nên ở mỗi người là mỗi câu chuyện khác nhau và ai cũng muốn được trải lòng như bác đồn phó, cu Lỏi,chị mậu dịch viên, bác Hạng…tất cả tạo nên những màu sắc khiến cho cuộc chiến đỡ gai góc hơn. Đó là câu chuyện về những lá thư viết vội mà chưa kịp gửi đi của bác đồn phó dành cho vợ mình. Là câu chuyện về loài hoa đào, những bông hoa ngậm sương sớm vương đầy máu vùng biên. Là câu chuyện về

58

cậu bé Lỏi mê Tam quốc chí đòi ở lại để đánh nhau với bọn Khợ. Nhờ có bố Nam mà chúng ta thấy chiến tranh không chỉ có máu lửa,bom đạn mà ẩn sau đó còn có những nỗi niềm tâm sự, những góc khuất riêng tư của người lính nói riêng và con người trong chiến tranh nói chung.

Trong Hoang Tâm yếu tố tâm linh thể hiện ở hành trình kiếm tìm bản thể của nhân vật Anh. Hành trình đó cũng chính là hành trình trở về với đức tin thiêng liêng, nhằm giải thoát con người khỏi những ám ảnh, mặc cảm cứ đeo đẳng, bám riết họ trong cuộc sống hiện tại, suối nguồn tâm linh đã cảm hóa, thanh lọc tâm hồn, cứu vớt họ khỏi nỗi buồn, sự lo âu, niềm cô đơn, khỏi sự sa ngã và đọa lạc để vươn tới sự thanh sạch, đẹp đẽ, cao quý, thuần khiết của tâm hồn. Hành trình của nhân vật Anh đã đi khám phá từng tộc người với bản sắc văn hóa riêng và phong tục mang đậm tính tâm linh như tộc người Khi với lễ tế thần man rợn, tộc người Mụ với luật tục chọn nữa tộc trưởng..Trở về với đức tin, khám phá ra những bí ẩn trong cuộc sống nội tâm, những góc khuất tâm hồn, con người sẽ giữ được cá tính, bản ngã, sự cân bằng,hài hòa trong đời sống riêng giữa một thế giới hỗn độn, bấp bênh và khủng hoảng. Cho đến kết thúc câu chuyện thì nhân vật Anh đã tìm về với chính bản thân mình, anh đã tìm lại cho mình giấc ngủ bao lâu nay đã đánh mất,hơn thế nữa anh đã tìm lại cho mình niềm hạnh phúc đó là sự khát khao mãnh liệt với cuộc sống. Với việc đưa những yếu tố tâm linh vào văn học, Nguyễn Đình Tú đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới về hiện thực. Hiện thực được mở ra vô tận ,nhiều chiều ở bất kì nơi đâu mà trí tưởng tượng của con người có thể vươn tới. Sự mở rộng chiếm lĩnh, khám phá hiện thực theo hướng tâm linh sẽ là tiền đề để văn học đi theo một chiều hướng mới, làm một cuộc hành trình lớn lao hơn, nhân văn hơn đó là hành trình khám phá chiều sâu bản thể, thế giới tâm hồn con người.

59

Bên cạnh con người tâm linh là con người với những ký ức tâm trạng riêng tư. Bởi có những thời điểm cuộc chiến đấu giãn ra, để cho những suy tư về gia đình thân yêu, về trách nhiệm của người lính, người công dân với quê hương, đất nước thêm phần tỏa sáng.“ Tâm hồn con người ta vốn dĩ là bãi bờ hoang lạnh,nghệ thuật là những dòng sông chảy qua,để lại bãi bờ đó những

thảm phù sa tươi tốt cho nhân cách mọc lên” [61,tr49]. Rõ ràng nhân vật Anh

cầm súng, giết địch, sau đó lặng ngắm từng chi tiết một cái thây người chết, rồi lại đi vào một góc riêng ghi chép lại tỉ mỉ. Nhân vật Anh ra chiến trận với một tâm thế thoải mái của một cậu sinh viên khoa Văn mới tốt nghiệp. Cậu đã trải nghiệm chiến tranh qua sách vở nhưng chưa thật trải nghiệm chiến tranh thực tế trên chiến trường. Cậu xem đây là một chuyến đi trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng đầy nguy hiểm và khốc liệt. Trong chiến trận,cậu mang theo một tâm hồn của một nhà thơ,nhà văn nhưng đồng thời cũng không quên mình là một chiến sĩ. Cậu luôn mang bên mình một cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép lại những câu chuyện, bài thơ. Những lúc chiến đấu căng thẳng nhân vật Anh hay ra ngồi một góc đọc những câu thơ,hoặc sáng tác thơ, đó là nơi để Anh thả lỏng cơ thể, thả hồn mình theo gió trăng, nơi những kí ức, tâm trạng riêng tư, mơ mộng được thể hiện. Thật vậy, những người lính lúc nào cũng phải tập trung mọi giác quan, ánh mắt thì hừng hực cháy, trái tim nóng rẫy và tay thì nắm chắc lấy súng. Nếu đối phương không chết thì nghĩa là mình gục ngã, không có bất cứ sự khoan nhượng nào giữa lửa đạn. Thế nên, lúc được chùng cơ thể xuống, não được thư giãn, sẽ là câu chuyện huyền hoặc về một loài hoa nhuốm máu Lòng Hào, hoặc cảm nhận mọi vật, hơi người xung quanh đến tận cùng. Tất cả để tinh thần không nao núng, hay tệ hơn là rơi vào căng thẳng hoảng loạn. Đó là những giây phút được thả lỏng cơ thể, cho phép tâm hồn mình được thảnh thơi đó cũng là động lực để họ chiến đấu. Giống như những người lính Tây Tiến, sau những cuộc hành quân dài, vượt qua bao

60

đồi núi khúc khuỷu, trùng trùng thì họ cũng có những phút được nghỉ ngơi “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm ” . Đi vào trong chiến tranh, thay vì nói “ tham gia chiến tranh ”, người lính trong Hoang tâm bắt đầu hiểu là nên “ đi xem chiến tranh ”. Nhân vật Anh trong kháng chiến không chỉ là một người ghi chép mà còn là một người quan sát. Anh quan sát một cách không phán xét, không phân tích, không suy nghĩ. Anh quan sát vì đơn giản hiện tượng đang diễn ra như là chính nó quan sát đơn giản là cảm nhận. Nhưng chính từ sự quan sát ấy, dù đã đi ra khỏi chiến tranh, người lính ấy vẫn sống với từng mẩu ký ức bám chặt lấy mỗi nếp nhăn não bộ, không làm thế nào để tẩy xóa được. Đến khi bước ra khỏi chiến tranh,nhân vật Anh bị ám ảnh đến nỗi đánh mất chính mình, đánh mất sự khát khao với cuộc sống chỉ còn lại sự thờ ơ,vô cảm. Kể cả khi ôm chặt cô gái điếm có cái tên phiếm chỉ Son Phấn trong tay, anh vẫn thiếu vẻ từng trải của một gã trai đã dạn dày sương gió biên thùy. Ở Hoang tâm, ta thấy Nguyễn Đình Tú đã thể hiện chiều sâu trong cách thể hiện đó là thay vì đứng nhìn từ bên ngoài sự việc, anh bắt đầu đi vào bên trong nhân vật, để thấy rõ hơn những chuyển dịch tinh thần lẫn tâm hồn kết hợp yếu tố tâm linh đã phác họa một thế giới nội tâm được rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Đối với Xác phàm nơi những tâm trạng riêng tư được bộc bạch đó là những nỗi boăn khoăn đi tìm con người của chính mình. Nhân vật đi từ đầu đến cuối tác phẩm đã dần nhận ra bản thân mình thật sự muốn gì,bản thân mình là ai và tại sao mình lại tồn tại trên cõi đời này. Chính lúc tìm ra được bản thể của chính mình thì lúc ấy cuộc đời của nhân vật cũng kết thúc. Bởi nhân vật mà Nguyễn Đình Tú xây dựng chẳng qua chỉ là một xác phàm không hơn không kém.

Con người sống trong thực tại, luôn muốn tìm cho mình những lối thoát,phải chăng đó là do là cách ta được tìm về chính mình. Được sống chính là mình như Nam trong Xác phàm hay muốn tìm lại con người mình trước đây

61

như Anh trong Hoang tâm. Nguyễn Đình Tú đã xây dựng nhân vật của mình dưới nhiều cung bậc khác nhau để rồi đem đến cho người đọc những cảm xúc nhất định.

Tiểu kết: Qua những vấn đề nêu trên,ta có thể thấy chiến tranh trong tiểu thuyết Hoang TâmXác Phàm của Nguyễn Đình Tú được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Ngoài thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, còn có nỗi đau của con người thời hậu chiến và cả những người phụ nữ hậu phương. Qua chiến tranh, tác giả đã gửi cho chúng ta nhiều thông điệp về khát khao được tìm lại con người chính mình, được yêu và sống đúng với con người mình. Là tiếng nói tri ân đến những vị anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước, vì độc lập dân tộc. Tác giả muốn nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải nhớ đến những công lao to lớn ngày xưa, phải biết trân trọng và giữ gìn. Là nét đẹp văn hóa,văn học mang đậm bản sắc được thể hiện qua đặc trưng của từng dân tộc anh em. Những cuốn tiểu thuyết tuy nhỏ nhưng sức chứa đựng vô cùng lớn,thể hiện nội dung ở nhiều khía cạnh khác nhau làm cho người đọc luôn cảm thấy rất “ mãn nguyện ” khi trải nghiệm tác phẩm.

62

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 59 - 67)