Con người đợi chờ vô vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 49 - 54)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Con người đợi chờ vô vọng

Trải qua hơn ba mươi năm kháng chiến, trong thể loại truyện ngắn,tiểu thuyết hiện đại thì hình tượng người phụ nữ chiếm một vị trí khá vững chãi.Nhiều tác giả đã lựa chọn người phụ nữ là nơi gửi gắm tư tưởng, tố cáo tội ác của chiến tranh. Boris Vasilyev từng nói: “Những cuộc chiến tranh có bắt đầu nhưng chẳng có kết thúc. Nó dai dẳng trên nước mắt những người vợ góa, người mẹ, nỗi buồn của trẻ mồ côi, tiếng rên rỉ của người lính bị thương. Những vết thương trên mặt đất biến dần, bãi chiến trường xưa thay bằng những luống cày mới, nhưng rất lâu, rất lâu trong mẩu bánh vẫn lưu lại mùi vị chua của bụi đất, thương đau”[54]. Thật vậy, dù có trải qua bao nhiêu thời kì đi chăng nữa thì nỗi đau chiến tranh vẫn còn mãi, ngoài nỗi đau về thể xác còn có nỗi đau về tinh thần là niềm đau dai dẳng mãi khôn nguôi. Ngay từ thời kì văn học trung đại thì hình ảnh người phụ nữ có chồng ra chiến trường đã trở thành đề tài được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến. Trong văn học trung đại, để lên án sự suy tàn của xã hội phong kiến, đồng thời ngợi ca khát khao hạnh phúc của con người, nhiều thi nhân gửi tâm sự, nỗi bất bình của mình vào các bài thơ, khúc ngâm. Thời Đường ở Trung Quốc, Vương Xương Linh oán ghét chiến tranh phi nghĩa, mà viết “Khuê oán”. Thời Lê ở nước ta, Đặng Trần Côn cảm thông sâu sắc trước số phận những người phụ nữ có chồng đi lính mà làm nên tuyệt tác “ Chinh phụ ngâm ”. Đến văn học 1945- 1975 người phụ nữ xuất hiện là những người mẹ, người vợ, người yêu làm

45

hậu phương vững chắc cho chồng con ra trận; họ cũng là những người tham gia cách mạng ở địa phương, đảm đang việc gia đình. Họ thường được miêu tả với phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Những người phụ nữ có chồng, con ra trận là niềm tự hào, điều tất yếu. Các cô gái tiễn chồng hoặc người yêu ra trận, tham gia thanh niên xung phong với niềm lạc quan phơi phới, coi nhẹ gian khổ, hy sinh. Nhưng khi kết thúc chiến tranh, họ rơi vào nhiều cảnh huống éo le, thương tổn, dở dang... tạo nên nhiều kiểu nhân vật mới mẻ. Ta có thể kế một vài kiểu nhân vật như: Nhân vật phụ nữ thủy chung chờ đợi, nhân vật phụ nữ với bi kịch chiến tranh, nhân vật phụ nữ tha hóa. Môtip nhân vật phụ nữ thủy chung chờ đợi xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn chiến tranh từ sau 1975. Điểm chung của họ là chờ đợi thời gian quá dài, thậm chí hơn nửa đời người, vẫn luôn giữ mối chung tình với người đi xa dù có thể còn chưa một lời thề nguyền hẹn ước. Đó là Ân, Mật trong Hai người đàn bà xóm Trại của Nguyễn Quang Thiều, đợi chồng từ lúc ngoài hai mươi tuổi đến khi trở thành hai bà lão. Dù chồng đã có giấy báo tử về nhưng họ vẫn giữ thói quen chờ đợi, hy vọng. Đó còn là Hai Mật trong Trên mái nhà người phụ nữ của Dạ Ngân, những người lính xuất hiện trong đời chị, rồi ra đi vĩnh viễn như một quy luật tàn khốc của chiến tranh. Hai mươi năm đợi chờ, hy vọng, chị vẫn là con gái, vẫn lẻ bóng khi đứa con nuôi đã là thiếu nữ, hiểu trong đôi mắt mở hàng đêm nhìn lên mái nhà của má rằng chiến tranh chưa hề nguội lạnh. Còn chị Tuân ở Những giấc mơ có thực của Vũ Thị Hồng, thậm chí còn đợi chờ, khi còn chút hy vọng cũng đi

tìm người chiến sĩ chị thầm thương mến mà cả hai chưa kịp ngỏ lời gì. Còn rất nhiều nhân vật khác như Hiên trong Dòng sông trinh nữ của Sương Nguyệt Minh, Xoan trong Tình yêu một đời của Nguyễn Ngọc Chụ... đều dành gần trọn cuộc đời để đợi chờ người mình thương mến, để rồi hầu hết là kết thúc không có hậu. Họ tạo thành hệ thống nhân vật vọng phu với nhiều

46

dáng vẻ, điển hình cho nhân cách, phẩm chất, cách ứng phó với cuộc sống sau chiến tranh của không ít phụ nữ Việt Nam [39].

Truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh đã khắc họa hình tượng những người phụ nữ từ góc độ bi kịch trong số phận cá nhân. Bi kịch của họ cũng là bi kịch chung của con người đi qua chiến tranh. Nhiều nhân vật người mẹ xuất hiện trong truyện ngắn thời kỳ này với nỗi đau không gì khỏa lấp khi mất đi những đứa con. Không chỉ phải chịu đựng nỗi đau mất đi một phần máu thịt, mà họ còn đau đáu tìm được hài cốt con về, rồi bao nhiêu xúc cảm đeo đẳng suốt phần đời còn lại. Nhân vật người bà trong Nắng chiều của Thụy Anh đã 80 tuổi, kiệt sức sau nhiều năm hỏi han tin tức cậu Bình, vẫn phấn chấn như hồi sinh khi tìm được người tổ chức đoàn đi tìm mộ con vào Quảng Ngãi, rồi khi biết ngôi mộ đã có người chuyển ra Huế thì lại tiếp tục lần theo. Bà gặp một bà mẹ liệt sĩ khác, được đề nghị coi là con chung, không làm động đến mồ mả nữa. Bên cạnh những người mẹ mất con là những người vợ tiễn chồng ra trận. Nhân vật này được miêu tả với đặc trưng truyền thống, nếp nghĩ của phụ nữ Việt Nam giàu lòng thủy chung, đức hy sinh, niềm hy vọng vô bờ nên khi chồng thành liệt sĩ thì họ sống một mình nuôi con hoặc cô quạnh. “Đó là nhân vật mẹ của tôi trong Chuyện xưa kết đi, được chưa? của Bảo Ninh, ở vậy nuôi dạy ba người con trưởng thành; được sự giúp đỡ của đồng đội chồng, bà sống với sự khắc cốt ghi tâm tình nghĩa đó, dường như không còn nghĩ đến tình cảm riêng tư của bản thân mình. Còn người mẹ trẻ cùng đứa con gái cao đến tai mẹ đi thăm mộ chồng là liệt sĩ trong Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng là cảnh ngộ của bao phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó” [39].

Người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Đình Tú cũng đang lặng lẽ gánh chịu những nỗi đau không thể nói bằng lời. Trong Xác Phàm,là hình ảnh người phụ nữ chung thủy chờ đợi.“ Mẹ Nam còn trẻ lắm.Mười chín tuổi lấy

47

chồng. Lấy được ba hôm thì chồng đi bộ đội. Chờ phép năm sau của chồng về mới có chửa.Hai mốt tuổi sinh con.Tính tổng cộng mẹ được ở bên chồng hai mươi ba ngày.Cộng thêm hai ngày chồng được “ thưởng phép đặc biệt ” về chờ vợ đẻ nữa là hai lăm ngày. Chả biết đến bao giờ đứa bé mới chịu chui ra,chuyện nhà binh không thể chần chừ, chồng đành phải theo xe lên đơn vị cho kịp điểm danh cuối ngày.Chồng lên đơn vị hôm trước thì hôm sau bọn Khợ đánh sang biên giới. Khi mẹ ngồi ôm Nam trong căn buồng quanh năm vắng chồng, buồn buồn tủi tủi nhận những lời chúc “ mẹ tròn con vuông ” từ họ hàng nội ngoại và hàng xóm láng giềng thì cũng là lúc bọn Khợ đánh thốc qua pháo đài Cảnh giác, tràn vào thị xã vùng biên. Chồng mẹ ở lại đó, không về nữa” [62,tr15]. Người vợ với nỗi đau mất chồng,người mẹ đơn thân nuôi con một mình trải qua biết bao năm tháng cũng nhưng chưa từng từ bỏ hy vọng sẽ có những điều kì tích xảy ra. Chiến tranh đã cướp đi một người chồng vừa là một người cha. Mẹ của Nam từ khi mang thai tới khi sinh Nam chưa một lần gặp lại cha Nam,mẹ Nam vừa đảm nhận vai trò làm mẹ vừa phải làm cha. Và đặc biệt hơn,Nam lại là một đứa trẻ không bình thường, không giống như bao đứa trẻ khác, là một trường hợp hiếm có và chưa ai có thể lí giải được như “ một sự trách phạt của tạo hóa ”, một “ xác phàm không giới tính ”.Với đứa con từ khi sinh ra đã chịu số phận không may mắn như vậy thì mẹ Nam không cho phép mình được yếu đuối. Ngày ngày bà mạnh mẽ, kiên cường và chăm chỉ nhưng khi đêm về lại một mình gặm nhấm những nỗi đau

“Đêm đêm mẹ ôm chặt Nam vào lòng,nén những tiếng khóc thầm. Nước mắt mẹ nhỏ xuống đứa con bé bỏng,ngây thơ hết đêm này qua đêm khác..một

mình đối mặt với những thổn thức u buồn” [62,tr16]. Người phụ nữ ấy ngoài

sự buồn than còn có cả trách cứ cho số phận,trách cứ người đàn ông đã ra đi mà không một lời từ biệt “ Chồng ơi là chồng,chồng đang ở đâu, sống chết thế nào,sao những lúc muốn có chồng bên cạnh như lúc này để hỏi một câu

48

thôi cũng không thể được? Sống thì có hình, có tiếng, chết thì có cố, có vong, sao chồng chết mà chả cho vợ con biết nằm ở đâu để vái lạy, cúng bái ,thờ

phụng?” [62,tr16]. Đôi lúc yếu đuối là thế nhưng người phụ nữ có chồng là

liệt sĩ đã hi sinh trong chiến trận rất mạnh mẽ và quyết liệt. Bà hay bênh vực những người phụ nữ yếu đuối bị chồng ức hiếp, uống rượu say rồi về đánh đập vợ con. Mẹ Việt cũng có chồng là liệt sĩ, sau đó bà đi bước nữa, bà rất sợ bố Việt mỗi khi ông uống rượu say “Mẹ Việt không dám ngồi lại,sụt sà sụt sịt bước theo,vừa đi vừa thụt lại phía sau,dò dẫm,nghe ngóng.Nam chưa thấy ai sợ chồng như mẹ Việt. Lúc nào nỗi sợ hãi cũng làm tứ chi người đàn bà ấy co

rút lại” [62,tr26]. Bố dượng Việt cứ mỗi lần uống rượu say là về nhà đánh mẹ

con Việt. Nhớ lại lần đó,bố dượng đánh Việt, đánh chán chê rồi lấy dây thừng ra treo ngược lên xà nhà. Mẹ Việt không cản được đành phải chạy sang nhà mẹ Nam giúp. Mẹ Nam với tư thế của người phụ nữ có chồng là liệt sĩ, phần vì bà là người phụ nữ mạnh mẽ và quyết liệt nên khi nghe tin bà đã lập tức đi ngay “ Chị cứ ở đây,để em đi!”, “Tôi thả nó xuống đấy. Anh muốn làm gì thì làm tôi đây này?Tôi hỏi anh: Nó có tội gì?”.Cái khí thế hừng hực của mẹ Nam còn thể hiện qua ánh mắt “Bố Việt mấy lần định giơ tay lên đánh mẹ Nam nhưng không hiểu sao trước ánh mặt rừng rực của người phụ nữ cũng có chồng liệt sĩ kia,cánh tay của bố dượng Việt không thể vung lên

được”[62,tr28].

Người phụ nữ mãi trở thành những bến đợi cô đơn, vì chiến tranh không giữ được người chiến sĩ của mình ở lại.Hình ảnh đó không chỉ có trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú mà còn bắt gặp trong rất nhiều tác phẩm khác cùng viết về đề tài chiến tranh.Họ tạo thành một hệ thống nhân vật với nhiều dáng vẻ, điển hình cho nhân cách, phẩm chất, cách ứng phó với cuộc sống sau chiến tranh của không ít phụ nữ Việt Nam. Kiểu nhân vật đợi chờ này không chỉ là biểu tượng của lòng thủy chung, kiên nhẫn mà còn là tiếng nói về hậu

49

quả chiến tranh để lại với những con người nặng tình. Xây dựng kiểu nhân vật này thể hiện cái nhìn thấu hiểu, sẻ chia của nhà văn về người phụ nữ Việt Nam đi qua chiến tranh. Qua đó cũng thể hiện bản sắc riêng của người phụ nữ Á Đông với những đặc trưng tính cách truyền thống, môi trường văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 49 - 54)