Kết cấu truyện lồng trong truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 75 - 77)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Kết cấu truyện lồng trong truyện

Kết cấu truyện lồng trong truyện ở góc độ là một thủ pháp văn chương đã xuất hiện sớm trong lịch sử văn học thế giới. Tác phẩm có kết cấu truyện lồng

71

xen vào nhau một cách linh hoạt tạo ra ấn tượng về sự chân thật của chuyện được kể, kéo độc giả gần hơn với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Mặt khác đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, làm cho nhân vật được xem xét dưới nhiều góc độ, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại. Hiểu một cách đơn giản là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập vào tác phẩm chính trong quá trình diễn biến của tác phẩm. Với truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỉ XX, kết cấu truyện lồng truyện là lối kết cấu mới mẻ. Lúc này nền văn học chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây rõ nét, có thể kể đến tác phẩm truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản là tác phẩm thể hiện rõ nét nghệ thuật kết cấu truyện lồng trong truyện.

Nếu như Hoang tâm sử dụng lối kết cấu song song thì Xác phàm sử dụng lối kết cấu truyện lồng trong truyện. Người đọc dù đọc từ đầu hay đọc ở giữa cho đến cuối tác phẩm thì cũng đều có thể lĩnh hội nội dung tác phẩm một cách đầy đủ. Mở đầu tiểu thuyết là câu chuyện nhân vật Nam được người bạn thân tên Việt đưa sang Thái Lan để phẫu thuật chuyển giới, nhờ đó mà anh có năng lực đặc biệt được mách bảo về mười một ngày chiến đấu anh dũng của cha mình. Và khi tìm được hài cốt của người cha và đồng đội, thần thức được giải thoát, Nam chỉ là xác phàm rồi chết. Câu chuyện bề ngoài ấy đã dẫn dắt vào câu chuyện chính là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Hai tuyến truyện đan xen lẫn nhau giữa thực tại cuộc đời Nam với đầy sự phũ phàng, buồn tủi và quá khứ về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh anh dũng. Hai tuyến truyện đan xen từ đầu đến cuối, nhưng người đọc sẽ không thể ngừng chú ý khỏi cuộc chiến đấu không cân sức của các chiến sĩ quân ta. Chỉ sau loạt đạn pháo công kích đầu tiên, quân ta trên mặt trận đã mất liên lạc ,mất chỉ huy, tiếp viện, và quân ta phải tự chiến đấu đơn độc với tinh thần của những người chủ nhân của đất nước để bảo vệ pháo đài.

72

Từ biên giới đến pháo đài cách 17 km, mà quân địch đông gấp mười lần phải mười một ngày mới chiếm được. Một cuộc chiến đấu đau thương và bi tráng. Toàn bộ đơn vị đều chiến đấu hết sức đến hơi thở cuối cùng. Các nhân vật bố Anh, bố Em là cha của Việt và Nam, nhân vật ông Hạng, chị mặc áo thiên thanh,cu Lỏi..những con người gặp nhau tình cờ trong chiến đấu, tự nguyện họp thành đơn vị, cùng chiến đấu trải qua bao nhiêu gian khổ, thời khắc sinh tử đã để lại những ấn tượng sâu sắc, những hình ảnh đẹp trong lòng người đọc. Kết thúc tiểu thuyết còn có bài văn bia, một bài văn tế, thậm chí là bài báo cáo rất gân guốc và xúc động. Nguyễn Đình Tú đã thắp lên nén hương thơm tưởng nhớ những vị anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến rất gần với chúng ta nhưng dường như vẫn còn rất ít người biết đến. Nguyễn Đình Tú đã gợi lại trong lòng những người dân Việt Nam một phần lịch sử hào hùng không thể nào quên. Qua đó con người chúng ta sẽ tự nhìn nhận lại mình, biết ơn và trân trọng những hi sinh ấy. Bất kì sự hi sinh nào ngã xuống vì Tổ quốc chúng ta đều không được phép lãng quên. Bên cạnh đó, tuyến truyện ở hiện thực đã để lại những ý nghĩa về cuộc sống vô cùng sâu sắc. Nguyễn Đình Tú đã đề cập đến những vấn đề nóng hổi của xã hội như buôn lậu,chuyển giới, đặc biệt là nói lên khát vọng muốn được sống là chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 75 - 77)