Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 87 - 92)

6. Kết cấu luận văn

3.4.1. Không gian nghệ thuật

Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người. Không gian chính là môi trường con người chúng ta đang sống cùng với sự tồn tại của các sự vật. Không gian chính là hình thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. Còn không gian nghệ thuật được hiểu theo nhiều cách khác nhau “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao ,rộng, xa, thì không cón hình tượng nghệ thuật nào là không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”

[40,tr115]. Hoặc theo Lê Bá Hán “ Không gian nghệ thuật là hình thức bên

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [15.tr162].

Theo Trần Đình Sử lí giải “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng

thế giới nghệ thuật” [39,tr88]. Tức là “không có hình tượng nghệ thuật nào

83

thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện

một quan điểm nhất định về cuộc sống” [39.tr88,89]. Không gian nghệ thuật

có vai trò rất quan trọng đối với thế giới nghệ thuật của nhà văn, trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống. Sự miêu tả hay trần thuật trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn trong không gian,thời gian cụ thể. Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật sẽ cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, quan niệm về cuộc sống,thế giới quan, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học.

Không phải không gian trong tác phẩm văn học nào cũng giống nhau mà ở mỗi tác phẩm đều có một hình thức không gian đặc trưng phù hợp với thể loại, với hệ thống nhân vật của nó. Tùy vào thể loại của tác phẩm mà tác giả sẽ xây dựng không gian sao cho phù hợp với cốt truyện, hệ thống nhân vật sẽ được hình thành một cách chỉnh chu và hoàn thiện. Không gian nghệ thuật không đứng yên mà vận động, biến thiên do nhiều nguyên nhân trong đó giữ vai trò quan trọng vẫn là quan niệm nghệ thuật về con người. Không gian nghệ thuật luôn vận động cho nên đó là một hình tượng nghệ thuật sinh động chứ không khô cứng. Vì vậy ta phải cảm nhận tác phẩm bằng những cảm xúc, đặt mình vào tâm trạng của nhà văn để thấu hiểu hết cái mà tác giả muốn truyền tải. Không gian nghệ thuật tập trung vào điểm nhìn, điểm quan sát. Điểm nhìn là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian, thể hiện cách nhìn, phương hướng nhìn, đặc điểm của khách thể mà chủ thể nhìn.Về điểm nhìn không gian, trong Hoang tâmXác phàm, nhà văn đã để nhân vật của mình trong những vùng không gian khác nhau. Trong Hoang tâm là sự dịch chuyển từ cuộc sống đời thường ngoài xã hội rồi sau đó đi vào không gian chiến trường của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, theo chân nhân vật Anh cùng cô bạn đồng hành Son Phấn đi vào

84

không gian của những trầm tích văn hóa cổ xưa lâu đời của các dân tộc ít người như người Mã, người Khi, người Mụ. Bên cạnh những không gian chính còn có những không gian nhỏ như nhà ga Nguyên Thủy, khu du lịch cửa Núi, sảnh khách sạn, phòng khách sạn..

Còn ở Xác phàm, không gian mở đầu tác phẩm là phòng khám của bác sĩ Tha tại Thái Lan, rồi sau đó dịch chuyển đến quê nhà của Nam là thị xã vùng Biên, rồi từ không gian ao sen trong làng đến không gian tại chiến trường biên giới phía Bắc cụ thể là nơi pháo đài Cảnh Giác. Cùng với sự dịch chuyển ấy thì tính cách cũng như số phận nhân vật cũng được thay đổi. Tuy mỗi một tác phẩm có khá nhiều vùng không gian nhưng chung quy vẫn có một không gian nghệ thuật chính xoay quanh nhân vật, đó được xem là không gian bao quát, chứa nhiều không gian nhỏ khác nhau. Từ một không gian chính từ đó tác giả sẽ triển khai ra nhiều vùng không gian phụ. Bởi không gian không đơn giản chỉ là bối cảnh mà còn là nơi để nhân vật bộc lộ tính cách, truyền đạt tư tưởng của tác phẩm. Về không gian chính trong Hoang tâmXác phàm ta có thể thấy đó chính là không gian kì ảo, tâm linh. Không gian kì ảo, tâm linh là kiểu không gian không quá xa lạ mà cũng không quá thân thuộc trong văn học Việt Nam. Tiểu thuyết trong những năm trở lại đây, xu hướng vẽ nên không gian ảo diệu, mang màu sắc tâm linh đang ngày ngày càng phát triển và nhất là đối với các tác phẩm tả thực. Không gian kì ảo là khi tác giả đặt nhân vật của mình dịch chuyển giữa các vùng không gian lẫn thực và hư. “Cái ảo xuất hiện trong tác phẩm tả thực một phần là để hạn chế sự trần trụi,nghiệt ngã của cái thực,

một phần là để góp phần lột tả cái thực một cách thực hơn” [45,tr81].

Trong Xác phàm không gian kì ảo là những giấc mơ của Nam nhằm đi tìm và trải nghiệm để tìm thấy bản ngã của chính mình. Nam quằn quại trong những cơn ốm bất thường mỗi khi mùi buồn xuất hiện và vây chặt lấy Nam.

85

Giấc mơ đến và đưa anh về với câu chuyện của những chiến sĩ trên chiến trường ở pháo đài Cảnh Giác, cụ thể là câu chuyện của bố Anh, bố Em,..Không gian cố thủ tại pháo đài Quốc Môn trong chiến tranh biên giới phía Bắc liên tục xuất hiện qua lời kể của Nam. Lúc này có sự chuyển dịch không gian từ nhà Nam sang không gian về những lớp tầng hầm của pháo đài. Không gian ấy được mở rộng từ cõi thực đến cõi mộng, từ rõ nét đến mơ hồ. Ngoài ra ta còn thấy không gian của ngôi chùa Minh Thông là nơi mẹ Nam thường lui đến để chia sẻ với sư thầy về những cảm nhận bất thường của con mình. Và đây cũng là ngôi chùa mà mẹ Nam đã từng mang Nam đến để gửi với mong muốn con mình được trở thành người bình thường như bao đứa trẻ khác. Trong không gian huyền ảo tâm linh ấy ta bắt gặp những lý thuyết nhà Phật về vòng tuần hoàn sinh tử của con người, về thần thức, về xác phàm,..“Cái hiểu về linh hồn của nhà cô khác với nhà chùa chúng tôi. Đạo phật không chấp nhận có một cái linh hồn trước sau như nhất và càng không

chấp nhận cái hồn đó đi đầu thai,như người đời lầm tưởng” [62,tr20].

Người khi chết thần thức xuất ra. Nói thần thức,chính là cái nghiệp thức. Nghiệp thức ấy là do những chủng từ thiện hoặc ác mà kết thành. Chính nghiệp thức này là đầu mối của việc thọ sinh đời sau” [62,tr21]. Ra khỏi không gian nhà chùa là không gian của ao sen sau nhà là nơi mà Nam tắm và suýt bị chết đuối lúc nhỏ và từ đó Nam như trở thành một người hoàn toàn khác. Tiếp theo là sự xuất hiện của thần thức, Nam lúc này chỉ là một xác phàm là nơi trú ẩn của những linh hồn liệt sĩ. Và không gian ao sen được lặp lại một lần nữa khi Nhài vợ của Việt chết đuối dưới hồ, lúc này linh hồn của Nhài đã giúp Nam một lần nữa được tái sinh và cái xác phàm ấy lại được tiếp tục một vòng sinh tử. Ngoài không gian kì ảo ấy thì đan xen cả không gian hiện thực đó là không gian tại phòng phẫu thuật chuyển giới của bác sĩ Tha tại Thái Lan, đây cũng chính là không gian bắt đầu và kết thúc của của tác phẩm.

86

Còn đối với Hoang tâm không gian kì ảo được thể hiện qua nhân vật Anh đã lạc vào cõi mộng để tìm lại bản năng của chính mình. Nhân vật Anh đã đi vào cơn mộng của bảy ngày, đi qua những vùng đất lạ của các dân tộc thời nguyên thủy. Đến mỗi vùng đất gợi mở nhiều không gian huyền bí khác nhau tạo nên tính chất huyền thoại lịch sử. Nguyễn Đình Tú đã giúp người đọc tiếp cận với những nét đẹp văn hóa dân tộc từ thời xa xưa và gợi lên nhiều sự liên tưởng trong cách tiếp nhận tác phẩm. Mở đầu là không gian khu du lịch Cửa Núi với sự trở về của bộ tộc người Mã,cùng với vị anh hùng Marcus “ Chuyện người Mã kể cho Anh nghe thì sẽ rõ hơn, còn theo tổ tiên em truyền lại, Marcus là người giàu nhất nước Mã. Ông ta đã bị cám dỗ bởi những vinh quang chiến tranh nên bất chấp sự ngăn cản của nghị viện, đưa mười lăm quân đoàn băng qua sa mạc Lưỡng hà để xâm lược vùng Path..Chính suy nghĩ ngạo mạn đó đã làm nên thất bại của quân Mã ở thị trấn, từ đó đế quốc Mã chính thức suy tàn và bị chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ” [61,tr76]. Tiếp đó là không gian của dòng sông vượt sóng với chiếc thuyền nhỏ đầy bí ẩn đã đưa Anh tới vùng đất của bộ tộc người Khi. Và bộ tộc người Khi gắn liền với câu chuyện, không gian văn hóa rùng rợn của man rợ - ăn não người “ Người Khi luôn nợ loài khỉ một bộ óc, vì vậy chờ đến ngày cuối cùng trong năm, bao nhiêu nợ nần sẽ được đem ra tính sổ. Người Khi mang óc đến đó dâng trả và ghi nhớ công ơn của họ hàng nhà khỉ trú ngụ và mang óc đến đó dâng trả và ghi nhớ công ơn của họ hàng nhà khỉ bằng cách diễn tả lại động tác mổ não” [61,tr240]. Và đến vùng đất người Mụ ta bắt gặp văn hóa mẫu hệ, một nét văn hóa thường thấy trong lịch sử nước ta thời nguyên thủy “ Người Mụ bọn em vẫn theo chế độ mẫu hệ. Ở bộ tộc em ,quyền lực luôn thuộ c về phụ nữ..”

[61,tr305]. Ở mỗi vùng đất đều có câu chuyện lịch sử riêng,nguồn gốc riêng. Các không gian văn hóa có ý nghĩa giúp con người đi lần tìm lại bản thể của mình. Nhân vật Anh chỉ có thể tìm lại mình khi được sống trong các trầm tích

87

văn hóa do chính con người tạo nên. Đó là những không gian lịch sử, không gian văn hóa dân gian cũng tín ngưỡng thờ mẫu vào tác phẩm của mình, được nhà văn sáng tạo theo cách riêng của mình bằng những thủ pháp hư cấu,tưởng tượng, kì ảo. Không gian gắn với những miền tâm linh,kì ảo như rừng thiêng nước độc, hang đá, mộ địa, dòng sông và con thuyền độc mộc..trên đường đến với đất nước của người Mụ “ Nước lật úp rồi lại lật ngửa, chiếc thuyền độc mộc như chiếc lá xe xoay theo dòng nước xiết, dập dềnh, xoáy lượn, rơi trượt với một tốc độ chóng mặt. Bọn nước tỏa hơi mát lạnh, bao phủ lấy người Anh. Anh cố mở mắt ra nhưng chỉ thấy dòng nước như van xin xả lũ, mỗi lúc một mở rộng,cuồn cuộn, xối xả lao ầm ầm xuống đáy vực. Rồi nước lại chùm lên mặt, xộc cả vào mũi, trôi xuống cổ họng, Anh phải phồng mang trợn má. Lát sau con thuyền lại trồi lên, đủ cho Anh hớp lấy không khí và phì phì phun nước trong mũi ra trước khi dìm Anh xuống…”[61,tr280.281].

Và đâu đó ta lại thấy hành trình của nhân vật Anh như thể là cuộc vượt thác oai hùng trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cái tính chất mộng mị, huyền ảo, được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Nhân vật Anh rơi vào cơn mất ngủ triền miên do dư chấn của chiến tranh để lại và rồi Anh cùng cô gái Son Phấn sống trong những hoang tâm và chu du khắp miền kí ức. Cái kết của tiểu thuyết thực sự rất bất ngờ, bởi câu chuyện về chuyến hành trình từ đầu đến cuối chỉ là một giấc mơ của nhân vật chính. Chính vì vậy Nguyễn Đình Tú đã làm nên nét riêng, vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình. Chắc hẳn rằng đây là một màu sắc riêng không hòa lẫn với bất kì màu sắc nào trong dòng chảy của văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)