Xây dựng nhân vật qua tình huống truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 67 - 69)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1. Xây dựng nhân vật qua tình huống truyện

Tình huống chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, phẩm chất, tính cách, tình cảm của nhân vật bộc lộ sắc nét nhất.Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của Nguyễn Đình Tú, tình huống rất đa dạng, tạo thành nét riêng, thể hiện rõ ý đồ của tác giả trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Hoang Tâm là một tình huống gây cho người đọc nhiều sự bất ngờ khi câu chuyện kể về hành trình của nhân vật Anh lạc vào trận đồ bằng đá của người Mã để rồi khám phá nét đẹp văn hóa trong đời sống của họ; là tình huống được người Khi cứu thoát khỏi hai con quái vật và lần nữa lại được làm quen với tập tục của bộ tộc mới; là tình huống trở về với bộ tộc người Mụ gắn liền với văn hóa mẫu hệ, và cuối cùng bất ngờ biết người đàn bà đồng hành cùng mình lại là nữ tộc trưởng quyền uy. Ở cuối tác phẩm nhân vật anh đang nằm ngủ một giấc dài trên chiếc ghê sôpha, tỉnh dậy và nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Tất cả tình huống đó tạo nên sức hấp dẫn, cốt truyện li kì. Và cuộc hành trình ấy đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, giúp cho nhân vật Anh tìm lại giấc ngủ của mình. Nguyễn Đình Tú xây dựng nhiều tình huống như vậy là để tạo nên một sự trở về hoàn chỉnh, đa dạng, giúp nhân vật Anh gần hơn với lịch sử, đánh thức bản năng trong con người. Những sự kiện,nhân vật xảy ra trong suốt hành trình ấy không có thật nhưng đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc. Cũng qua hành trình ấy nhân vật Anh đã tìm lại bản thân mình trong vô thức.

63

Nếu như ở Hoang Tâm là những tình huống li kì, hấp dẫn đan xen thực ảo để đưa nhân vật Anh trở về với những trầm tích văn hóa lịch sử trong quá trình đi tìm lại bản thể thì ở Xác Phàm người đọc lại gặp những tình huống xoay quanh tuổi thơ của nhân vật Nam và Việt những đứa con liệt sĩ sinh ra ở làng quê Bắc bộ. Tình huống mở đầu tác phẩm đó là lúc Nam nằm trên bàn phẫu thuật chuyển giới và thần thức đã đưa anh về với mười một ngày đêm trận địa ác liệt ở thị xã Vùng Biên,điểm nhấn là Pháo đài Cảnh Giác. Những tình huống đầy nghịch lí về số phận nhân vật Nam xoay quanh cốt truyện Nam sinh ra chỉ là một xác phàm không hơn không kém và không có linh hồn. Xác phàm ấy chỉ là nơi để những linh hồn khác trú ngụ để kể về những câu chuyện còn dang dở trong cuộc chiến. Là nơi kí gửi linh hồn của các chiến sĩ trong cuộc chiến bảo vệ pháo đài ở Quốc Môn. Khi hài cốt các liệt sĩ ở Quốc Môn được trả về đúng vị trí cũng chính là lúc xác phàm đi hết một vòng sinh tử. Ta có thể thấy tiểu thuyết chính là một góc nhìn về sự bí ẩn, những khoảng trống chưa lý giải được của con người, một thực thể độc đáo trong vũ trụ bao la muôn trùng này. Con người là gì? Con người là ai? Sự sống và cái chết của nó mang những mật mã huyền bí nào đó chưa thể thấu tỏ ngọn nguồn. Phần xác người ta dễ dàng giải phẫu, tìm hiểu nhưng phần hồn, phần tâm và cả cái chết chứa đựng bao nhiêu khoảng trống bí ẩn chưa có câu trả lời hay giải mã. Thực ảo đan xen, nhiều không gian, thời gian gài trộn vào nhau, Xác phàm mở ra cho ta nhiều vùng cảm xúc, nhận biết, tri ngộ và suy ngẫm. Xác phàm chỉ là một đóa hoa tỏa hương thay cho loài khác nên khi ca phẫu thuật chuyển giới thành công cũng là lúc Xác phàm biến mất khỏi cuộc đời. Là tình huống vừa lúc,vợ Việt chết đuối ở hồ sen, xác phàm được lưu lại nhân gian thêm một năm để được ở cùng với người mà mình thương và lúc này Nam mang mùi thơm của Nhài..Các tình huống đan cài, xen lẫn với nhau khiến người đọc khó có thể hình dung và đoán những gì sắp xảy ra. Chính vì

64

thế, câu chuyện luôn lôi cuốn,hấp dẫn và dẫn dắt người đọc khám phá cuộc đời của mỗi nhân vật,về với cuộc chiến đấu anh dũng ở pháo đài Quốc Môn. Tình huống trong Xác phàm có mở đầu,có cao trào và có kết thúc. Khi cuộc chuyển giới thành công, xác phàm không còn tồn tại và đây cũng là lúc người trinh sát có được câu trả lời về Nam về tầng hầm thứ 4 - nơi mà Nam không thể dùng thần thức của mình nhìn thấy được. Tầng hầm thứ 4 đó đại diện cho những tệ nạn sản xuất, vận chuyển và buôn bán thuốc phiện,sự tha hóa của nền kinh tế thị trường. Nguyễn Đình Tú đã xây dựng tình huống ở nhiều góc độ phản ánh, truyền tải các lớp nội dung đến người đọc.

Nguyễn Đình Tú đã thành công trong việc xây dựng những tình huống truyện đặc sắc cho hai tiểu thuyết của mình. Đó là một bước tiến dài trong tư duy nghệ thuật và sự sáng tạo riêng, độc đáo của tác giả. Yếu tố đó đã làm cho tác phẩm trở nên lôi cuốn, hấp dẫn với người đọc góp phần tạo nên giá trị sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 67 - 69)