Con người đi tìm bản thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 54 - 59)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Con người đi tìm bản thể

Chiến tranh, là cái sống, cái chết của những thân phận người, những kiếp người. Sự quyết đoạt sự sống từ người khác chỉ là mảy may gang tấc cho khoảnh khắc nâng súng lên và ngắm bắn. Và từ cõi chết trở về, hiếm ai có thể biết sống một cách đúng nghĩa, dù là chỉ nhắm mắt quên ký ức và đối mặt với hiện tại. Rồi khi hiện tại lại trở thành ký ức, thì lại quay quắt nhớ. Chiến tranh qua đi, người lính trở về với cuộc sống thực tại của mình với nhiều nỗi lo, trăn trở. Bước ra khỏi chiến trường ngay lập tức người lính phải lao vào một cuộc chiến mới đó là cuộc mưu sinh chen chúc,nỗi lo cơm áo gạo tiền, sự vất vả trong cuộc sống đầy rối ren. Không chỉ dừng lại ở nỗi lo lắng ấy, mà người lính còn đối mặt với những di chứng về mặt tinh thần và thể xác do chiến tranh để lại. Dư chấn nặng nề của chiến tranh và sự phức tạp của đời sống thực dụng đã khiến nhân vật Anh trong Hoang tâm rơi vào bi kịch lạc lõng, cảm thấy xa lạ với tất cả, xa lạ ngay với chính bản thân mình. Anh đã đánh mất giấc ngủ, đánh mất khao khát tình dục, đánh mất cả hạnh phúc gia đình. Nhân vật Anh đã quyết định ra đi tìm về con người bản thể của mình. Cuộc hành trình của Anh đến với khu du lịch Cửa Núi và gặp được người con gái mang tên Son Phấn đã giúp anh tìm lại chính mình và lần căn bệnh của Anh được hóa giải. “ Nghĩ cũng lạ, cái có thể xoa dịu nỗi thương tổn tinh thần kia không phải là sự văn minh, giàu có của đời sống hiện đại mà trái lại là những gì thô sơ và hoang dã như thời nguyên thủy xa xưa. Thứ đánh thức những khát khao nhân tính của con người không tồn tại trong ánh sáng mà tồn tại ở một nơi quanh năm không có ánh mặt trời. Cuộc

50

sống hiện đại đầy rối ren nhiều khi khiến con người đánh mất sự bình yên trong bản thể, khiến tâm hồn trở nên hoang hoải, nhàu nhĩ ” [31]. Để tìm lại giấc ngủ, đánh thức “mầm dục”, anh đã phải cùng Son Phấn phiêu lưu trong Cửa Núi, tìm đến với tộc người Mã, người Khi, người Mụ - những tộc người còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết, hoàn toàn xa lạ với những ồn ào, náo động của đời sống hiện đại. Khoảng thời gian ở suốt trong Cửa Núi, người đàn bà mang tên Son Phấn đã đánh thức khát khao tình dục trong Anh “ Cô làm rất từ từ, như thầy thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân, như người mẹ hút những ung nhọt trên cơ thể con trai, như con chó cái liếm lành

vết thương cho con chó đực” [61,tr106]. Ở bên cạnh người phụ nữ ấy mang

lại cho Anh những cảm giác thân thuộc,những cảm xúc của ngày đầu dần được tìm lại. “Từ người Son Phấn tỏa ra một từ trường rất lạ lùng.Ở bên cô, Anh thấy gần gũi vô cùng,như bên người vợ thủa nào,như bên cô giáo dạy địa lý tên Hương,như bên những người phụ nữ ruột già máu mủ của Anh.Ở

bên cô, Anh cũng thấy bình yên và nhân thiện” [61,tr98]. Bản năng tình dục

là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính người, là một nỗi khát khao đầy nhân bản. Khi mầm dục sống lại, cũng có nghĩa là nhân vật đã tìm lại được chính mình. “Anh tìm thấy mình hùng hổ trong ánh mắt tê dại của Son Phấn…Anh lăn mình vào đống chăn gối, thiếp đi.Trên môi vương một

nụ cười mãn nguyện” [61,tr193].

Đối với nhân vật Nam trong Xác Phàm lại mang một số phận bi kịch hiếm có.Từ khi được sinh ra cho đến lúc trưởng thành Nam luôn bị dằn vặt trong chính bản thân mình,luôn trăn trở đi tìm cho mình một đáp án: Tôi là ai? Vì sao tôi được sinh ra? Vì sao tạo hóa lại đối xử với tôi như vậy? Nam là một cậu bé khác thường, lúc sinh ra người ta không phân định được giới tính của Nam,không biết Nam là trai hay gái. “ Đúng là sáu tuổi rồi mà Nam vẫn không biết mình là con trai hay con gái.Điều này ngay cả mẹ Nam cũng

51

không biết.Khi Nam chui ra từ cửa mình của mẹ thì bà đỡ ở trạm xá làng đã không thể thốt lên được rằng nó là trai hay gái.Giữa hai đùi đứa bé chỉ là một cái hốc nhỏ…ở đâu người ta cũng ngạc nhiên về trường hợp không thể gọi tên ra được giới tính của sinh thể kỳ lạ này ” [62,tr9]. Người đặt ra câu hỏi ấy trước cả Nam chính là Việt. “ Cái trưa màu hè oi bức ấy, khi hai đứa tụt quần ra để lao xuống đầm sen tắm thì Việt đã ngỡ ngàng khi hỏi Nam : “Mày là ai vậy? ...mày là con trai hay con gái? Việt hỏi tiếp câu ấy cùng ánh mắt lia xuống vùng giữa háng của đứa bé sáu tuổi khiến Nam giật mình..Tại sao một tư thế đứng đái bình thường và kiêu hãnh như Việt mà Nam cũng chưa một

lần có được?” [62,tr10.13]. Những suy nghĩ ấy tràn ngập trong tâm hồn của

một đứa trẻ. Những ẩn ức bên trong của một xác phàm nhỏ bé luôn đi tìm câu trả lời cho mình “ Đôi lúc Nam không biết mình là ai. Khoảng cách giữa thể xác và tâm hồn như một miệng vực trống huơ, trống hoác mang đến những cảm giác hoang hoải, bồn chồn rỗng rễnh đến đáng sợ ” [62,tr128]. Thời gian khiến Nam trưởng thành cơ bản về mặt sinh học Nam nhưng bên trong con người ấy vẫn tồn tại những điều chưa thể gọi tên. Đành rằng, Nam mang dáng vẻ của một thầy tu nhưng không thể không thừa nhận một điều những đường cong khác giới cũng từng làm làm Nam bồn chồn. Nhưng lạ thay khi Nam

“nhìn thấy bộ ngực bạn gái qua lớp vải mỏng thấm ướt” [62,tr202] thì ánh

mắt vẫn như mặt hồ trong veo, lóng ngóng nhưng tâm không gợn dục, bối rối nhưng lòng không hứng tình, rạo rực nhưng da thịt không thèm khát. Ngược lại khi đứng trước Việt, trong Nam lại dâng lên một cảm giác rạo rực, một cảm xúc mãnh liệt muốn chiếm trọn “ Nam lăng xăng ở lại bên cạnh phục vụ Việt với một sự háo hức, vui vẻ chưa từng thấy. Nam còn cảm nhận mùi mồ

hôi toát ra từ người Việt như đã thân thuộc lắm” [62,tr206]. Chính sự khát

khao ấy, Nam đã đi đến một quyết định chuyển giới để trở thành chính mình, được sống với bản năng và con người thật sự. Người ta nhìn nhận những

52

người chuyển giới như Nam là đang lấy thân xác của mình ra để đùa với sự sống và cái chết. “Ai bảo sinh ra là đàn ông nhưng lại cứ một mực nhận mình là đàn bà? Ai bảo đang yên đang lành lại chối từ hình thức bên ngoài của mình? Ai bảo cứ tự nhận rằng trong sâu kín con người mình luôn ẩn chứa một tâm hồn của giới khác? Và ai bảo cứ phải thay đổi vóc dáng thì thể xác và tâm hồn mới chính thức hòa quyện làm một? ” [62,tr206]. Ẩn sâu bên trong đó là tính cách thiên về tính nữ và niềm khát khao được sống với người đàn ông mình yêu. Đó mới thật sự là bi kịch của cuộc đời Nam. Nam yêu Việt, Nam muốn trở thành vợ của Việt và chăm sóc cho con gái của Việt như một người mẹ. Nhưng Nam vẫn không được, không phải là mình bởi thể xác của con người này chỉ là cỗ xe do những linh hồn khác lái. Khi những linh hồn bay đi hay nói cách khác, nó không còn trú ngụ trong thân xác Nam nữa thì cá thể này trở nên hoang rỗng. Vòng tuần hoàn sinh tử của xác - phàm - Nam kết thúc sau cuộc phẫu thuật chuyển giới ở trên đất nước Thái Lan.

Phải chăng hành trình nhân vật Anh tìm về bản thể của mình cũng là hành trình Anh tìm về với nguồn cội của dân tộc. Những nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc riêng của từng tộc người lại chính là phương thuốc đánh thức bản năng trong anh. Hành trình của Anh còn là hành trình đi khám phá nét đẹp riêng ,phong tục tập quán của tộc người Mã,người Khi ,người Mụ.

Tộc người Mã với những ngôi nhà được làm bằng đá có thiết kế độc đáo.Mỗi ngôi nhà là một đại gia đình chứa cả trăm hộ ở bên trong, hộ giàu ở trong hang đá, hộ nghèo ở trong những căn lều da thú. Để vào được ngôi nhà này phải bước qua rất nhiều bậc thang bằng đá, xếp thoải mái theo triền đồi. Đến bậc thang đá cuối cùng là một ngôi nhà đặc biệt hay gọi chính xác hơn là một đền thờ. Đền xây rộng rãi với những cột trụ đá khổng lồ. Người Mã rất kì công để đưa những phiến đã lớn lên đỉnh đồi, tạo ra công trình tâm linh đáng

53

đồi lên đến đỉnh đồi cũng bằng đá, chính điện tọa lạc một bức tượng hình đầu người cao khoảng 5 mét. Đầu người đó là ông tổ của người Mã, tóc xoăn, mũi lõ, cằm chẻ, râu quai nón. Riêng con mắt được khắc sống động với những nếp nhăn ở đuôi và mí, cho thấy tổ tiên của người Mã cũng nhiều đăm chiêu, lắm nghĩ ngợi, chứ chẳng hồn nhiên mà thoát trần. Chiếc đầu người bằng đá được đặt trên một trụ đá hình vuông. Trụ đá ấy nhô lên khỏi mâm đá khoảng ba mươi phân. Hai bên đầu đá mỗi bên có bốn chân nến bằng đá. Trên tường có nhiều lỗ cắm đuốc. Người Mã chế tạo ra rất nhiều đèn chùm bằng đồng, có thể cắm được cả trăm ngọn nến,trông rất đẹp và tinh xảo.

Đến tộc người Khi là một nét đẹp văn hóa độc lạ với cửa hang được cấu tạo như một cổng thành, bên trong lót đá,có những trạm gác và phải đi qua nhiều lớp cửa. Người Khi tiếp đón khách bằng chiếc kiệu có mái sơn son thếp vàng,xung quanh có rèm che kim tuyến ,bên trong đặt ghế ngồi như ngai vàng lót lông thú, giống bậc vua chúa, quan lại ngày xưa vẫn dùng để đi lại. Hai bên lòng hang đặt nhiều những bức tượng hình con khỉ với đủ các tư thế khác nhau. Qua lớp cửa cuối cùng thì ngôi nhà trình đất lợp mái ngói màu đỏ tạo cảm giác gần gũi với con người hiện đại. Căn phòng có mái trần khá thấp, được sơn một lớp xi màu vàng và có những hoa văn màu đỏ. Các vách tường đều lát gỗ hoặc che rèm. Nền nhà cũng được sơn một lớp xi vàng nhưng lót thêm thảm nâu lên trên. Đồ đạc trong phòng hầu như được làm từ đất nung. Khỉ là hình tượng có thể bắt gặp ở bất kì đâu trên đồ dùng của tộc người này. Bàn, ghế, giường, tủ đều khắc hình khỉ. Phù điêu, tranh, tường cánh cửa cũng có hình khỉ. Những đồ dùng bé nhỏ như chiếc cốc hay nắp vung nồi cũng có hình đầu khỉ ở tay hoặc núm cầm. Rèm che, thảm trải cũng dệt hình khỉ ẩn chìm trong những sắc màu đậm nhạt. Trang phục của người Khi nhiều màu sắc. Người Khi rất thích màu đỏ. Bất cứ vật gì cũng được điểm xuyến sắc đỏ. Đến với tộc người Mụ là những gì đơn sơ và mộc mạc nhất. Quần áo được

54

dệt từ những sợi tầm gai, được khoét tay, tạo ống đơn giản, khoác vào người, buộc chỉ hoặc quấn đai đại là xong. Quần lót của họ là mảnh mềm hình tam giác, nhỏ bằng bàn tay. Người Mụ có một nơi trú ẩn rất đặc biệt đó là căn nhà có hình khối tròn như một quả bóng to có thể chứa dăm chục con người, quả bóng tròn nổi trên mặt nước ngụy trang giống quả núi. Mỗi khi gặp nguy hiểm hay bão lũ thì người sẽ trú ẩn vào đó. Qủa cầu có bốn cửa đối xứng với nhau, khung cửa hình elip, đủ rộng để cho một con ngựa có thể chui vào. Câu chuyện của người Mụ khiến ta liên tưởng đến sự tích Qủa bầu mẹ nói về nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Hành trình khám phá những nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân vật Anh là để tìm lại chính con người mình nhưng qua đó cũng gợi lại những nét truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Muốn khơi gợi và nhắc nhở con người ngày nay với cuộc sống bộn bề phức tạp chúng ta không được quên nguồn cội tổ tiên của mình, phải luôn nhớ về nguồn gốc nơi mình sinh ra để luôn phụng sự và cố gắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 54 - 59)