Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 78 - 81)

6. Kết cấu luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch. Ngôn nhữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì ngôn ngữ nhân vật phải đảm bảo kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, mặt khác phải phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của tầng lớp nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp…Trong văn học trung đại, cá tính cá nhân chưa phát triển mạnh mẽ, chưa có được sự cá thể hóa sâu sắc và chưa phân biệt với ngôn ngữ tác giả. Với chủ nghĩa hiện thưc, cái tôi cá nhân được khẳng định sâu sắc, cho nên ngôn ngữ nhân vật được coi là đối tượng miêu tả, cá tính hóa trở thành một nhu cầu, yêu cầu thẩm mỹ. Ngôn ngữ nhân vật tồn tại dưới hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Đối thoại và độc thoại có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng dựa trên mối tương quan của lời nói ngoài và ý nghĩ thầm kín bên trong. Đối thoại và độc thoại trong tác phẩm văn học có thể bao gồm lẫn nhau. Người đối thoại có thể dễ dàng đưa vào đối thoại những phát ngôn mang tính độc thoại. Các độc thoại trần thuật có khi cũng bao gồm cả những đối thoại của những lời dẫn truyện nói đến. Vì thế ngôn ngữ nhân vật là một trong những vấn đề đáng quan tâm của các nhà văn khi đặt bút sáng tác. Nhà văn phải lựa chọn ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật như thế nào cho hợp lí với bối cảnh,không gian và thời gian. Đó là thử thách cho khả năng sáng tạo, vốn hiểu biết, kiến thức và khả năng suy tưởng, tưởng tượng của mình. Ngôn ngữ nhân vật góp phần định hình phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn.

Trong Hoang tâm ngôn ngữ nhân vật được tác giả xây dựng một cách đặc biệt. Ban đầu, khi người đọc bước vào tác phẩm, ngôn ngữ nhân vật chưa thể

74

hiện rõ nét mà chỉ thông qua hành động của nhân vật để biết về lai lịch, tình huống truyện. Nhân vật Anh được nhìn với những góc độ khác nhau lúc thì chiến tranh trong quá khứ, lúc thì đang trong chuyến hành trình thám hiểm khu du lịch Cửa Núi ở hiện tại. Ngôn ngữ nhân vật không được sử dụng nhiều, chủ yếu tác giả khắc họa nhân vật qua hành động. Đó cũng là một trong những nét mới trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Nhưng điều đặc biệt trong Hoang tâm chính là càng đi sâu, khám phá vào tác phẩm ta sẽ nhận ra nhân vật dần dịch chuyển từ đời sống xã hội vào đời sống tâm lý, tâm linh. Tác giả tái hiện thế giới tâm lý - tâm linh đầy những hồi ức, bí ẩn trong đó có cả những khắc khoải tình dục, khát khao tìm lại bản năng, bản thể con người. Đi vào sâu bên trong tác phẩm, ngôn ngữ nhân vật càng được thể hiện rõ nét, không còn thể hiện nhân vật qua hành động mà còn được thể hiện qua lời đối thoại giữa các nhân vật. Đối thoại được khai thác triệt để với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, thể hiện sự đa dạng trong tính cách,tạo thành tuyến nhân vật riêng của tác giả. Ngôn ngữ đối thoại thường ngắn gọn, bình dị, tự nhiên và sinh động đủ để chuyển tải nội dung, dụng ý của tác giả đến với người đọc.

- Anh nằm nghỉ luôn đi,cho đỡ mệt - Còn cô thì sao

- Em nằm giường này - Sao cô không về nhà - Thì em..em tìm khách

- Đêm nào cũng ở ngoài đó đến tầm này à - Vâng.Nhưng hôm nay chả có khách gì cả - Làm nghề này lâu chưa

- Nghề gì ạ?

- Thì..cái nghề bắt khách ấy [61,tr13,14]

75

vị,qua những lời đối thoại người đọc sẽ dần hiểu thêm về nguồn gốc cũng như tính cách của nhân vật. Nguyễn Đình tú đã gửi sự kiêu hãnh và có phần thách thức vào nhân vật Son Phấn qua những lời thoại “Không, em không cần tiền.

Em chọn người nào mà em thích ”[61,tr13,14]. Có lúc là sự nhẹ nhàng,đằm

thắm của người con gái “Em cũng thấy lạ,lâu rồi em mới có cảm giác này” [61,tr207]. Nguyễn Đình Tú đã thật sự thành công khi xây dựng nhân vật người phụ nữ Son Phấn qua việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại.

Trong Xác Phàm, Nguyễn Đình Tú đã khắc họa rõ nét nhân vật mẹ của Nam và Việt thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật. Mẹ Nam và Việt đều là những người phụ nữ có chồng hi sinh ngoài chiến trận và tần tảo sống nuôi con. Họ là những người giàu đức hi sinh,bản lĩnh và gai góc. Mẹ Việt vì hoàn cảnh cuộc sống đã đi bước nữa. Bà là một người phụ nữ nhẫn nhịn, cam chịu

Chị nhìn lão ấy đánh thằng bé, chị buốt ruột gan..sao cái số chị lại khổ thể

này hả em?..lão mà biết chị kể lể với người ngoài thế này,lão giết chị..” [62,tr28]. Trái lại, mẹ Nam luôn tỏ ra là một người bản lĩnh, cứng rắn. Mỗi lần bố dượng hành hạ, đánh đập Việt thì mẹ Nam luôn là người đứng ra bảo vệ,sẵn sàng đương đầu để giúp Việt. “ Ông là con người hay con thú? Hả?

Sao lại hành hạ thằng bé thế kia? [62,tr29]… Ngôn ngữ đối thoại trong Xác

phàm nhìn chung mang một nét buồn man mác, lan tỏa sâu trong tâm thức

người đọc. Chỉ vài nét phác họa bằng ngôn ngữ mà người đọc đã cảm nhận hết hoàn cảnh, tính cách của hai người mẹ trong chiến tranh.

Nếu như đối thoại tạo màu sắc riêng, sinh động trong phong cách nhân vật thì độc thoại lại góp phần tạo nên chiều sâu cho nhân vật. Nếu đối thoại tạo vẻ hình thức bên ngoài thì độc thoại tạo chiều sâu con người bên trong, đời sống nội tâm của nhân vật. Vì bản chất của độc thoại là tiếng nói bên trong, ngôn ngữ bên trong của nhân vật. Nhân vật trải lòng, bộc bạch những trăn trở, những suy tư thầm kín trong sâu thẳm tâm hồn mình. Ở Hoang tâm đó là nỗi

76

ám ảnh một thời của anh K, những vết thương lòng bị kìm nén bởi hội chứng của người lính sau chiến tranh. Còn Xác phàm là những suy tư trăn trở của Nam về chính bản thân mình, mình là ai? vì sao mình tồn tại? những câu hỏi vẫn còn chưa tìm được đáp án xoay quanh cái xác phàm ấy. Ta thấy nhân vật độc thoại thường là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Thông qua độc thoại những ước mơ, khát vọng bên cạnh đó là những nỗi lo sợ, những điều thầm kín,những bí mật, uẩn ức được thể hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)