Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu về ảnh hưởng biến động lớp phủ bề mặt, sử dụng đất đến dòng chảy lưu vực sông đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước... trong đó cả việc giữ đất và kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát. Việc mất đi lớp thảm phủ mặt đất, đặc biệt là lớp phủ rừng do việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý ở vùng đầu nguồn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với vùng hạ lưu [52]. Bên cạnh đó, việc quy hoạch các khu đô thị vùng hạ lưu, nơi vốn là các rốn lũ, vùng chứa nước nhằm hạn chế lũ được lấp đầy bởi các công trình dân sự ngày có xu hướng gia tăng.

Các nghiên cứu của các tác giả cũng quan tâm nhiều tới vai trò của rừng trong việc phòng hộ môi trường, đề cập tới vấn đề dinh dưỡng đất, chế độ nước, khả năng ngăn cản xói mòn, dòng chảy. Tác giả Gosh (1978) đã đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại Ấn Độ và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có những kết luận khẳng định. Theo Gosh các mối lợi về kinh tế do Bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với mặt hại nếu có [32].

Theo Farley và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng khi đất trảng cỏ và đất cây bụi chuyển sang rừng trồng thì lượng dòng chảy năm giảm đi 44% và 31%. Tác động làm giảm dòng chảy kiệt của rừng trồng còn thể hiện rõ hơn cả lượng dòng chảy trung bình năm. Theo Nisbet (2001) rừng có thể có tác dụng làm giảm dòng chảy mặt và chống xói mòn tốt; tuy nhiên các hoạt động trồng rừng và tác động vào rừng như: làm đường giao thông, làm đất khi trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác,... có thể dẫn tới làm tăng dòng chảy mặt

24

và xói mòn cho lưu vực [30].

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tăng lớp phủ rừng đã làm giảm sản lượng nước bình quân và dòng chảy trong mùa khô của lưu vực. Trong không ít trường hợp, dòng chảy kiệt bị giảm đáng kể sau khi lớp phủ rừng tăng lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó lại tăng dòng chảy ngầm và dòng chảy kiệt nhờ có việc làm tăng tính thấm nước của đất. Trung bình sự giảm sản lượng dòng chảy do trồng rừng biến động trong khoảng từ 50 mm/năm đối với vùng khô cho đến 300 mm/năm đối với vùng ẩm ướt. Điều đó có thể làm giảm sản lượng nước tương đối năm ở mức 20 - 40% [30].

Một trường hợp nghiên cứu về các lưu vực lớn ở thượng nguồn của lưu vực sông Minjiang ở Trung Quốc. (X. Cui1, S.Liu1, and X. Wei 2, 2012). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã cho thấy rằng việc khai thác rừng hoặc thay đổi độ che phủ rừng đã làm tăng đáng kể lượng nước chảy tràn trên bề mặt do giảm khả năng chặn nước của tán rừng và thoát hơi nước do loại bỏ thảm thực vật [58].

Theo một cách tiếp cận được đề xuất năm 2007 bởi nhóm nghiên cứu do Evans và các cộng sự cho rằng, định lượng tác động của thay đổi lớp phủ bề mặt và quản lý đất đai tại lưu vực là vấn đề cốt lõi trong quan lý lưu vực [51]. Thực tiễn quản lý đất đai đóng vai trò rất quan trọng, nếu công tác quản lý này đúng “quy hoạch” có thể hạn chế sự gia tăng dòng chảy bề mặt dẫn đến hạn chế tần suất lũ lụt. Ngược lại, công tác quản lý đất đai không đúng theo “quy hoạch”, thiếu lòng ghép yếu tố môi trường, không tính hết những rủi ro thiên tai sẻ làm giang tăng nguy cơ lũ lụt vùng hạ lưu, cung như làm chậm đường thoát lũ bề mặt ở các cửa sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)