Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 86 - 112)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.7. xuất các giải pháp

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biến động lớp phủ đối với dòng chảy lưu vực sông, để đảm bảo cân bằng nước, hạn chế dòng chảy lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô, luận văn đưa ra một số giải pháp như sau:

* Giải pháp về chính sách, quản lí

- Phòng cháy, chữa cháy rừng:

+ Các hạt kiểm lâm các huyện trên địa bàn lưu vực sông Lại Giang cần triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của ngành về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô đến cấp xã, cấp huyện để cho các địa phương phải thực hiện đúng những quy định về phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 12/CT- UBND ngày 18/5/2016 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ

77

rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh;

+ Phần lớn diện tích rừng của lưu vực là rừng trồng nên các hạt kiểm lâm trên lưu vực cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý thực bì sau khai thác để trồng lại rừng của các chủ rừng, tránh để xảy ra các sự cố cháy rừng do đốt thực bì.

- Giải pháp bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng và lấn, chiếm đất lâm nghiệp:

+ Tập trung lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, đồng thời huy động các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của chủ rừng để thường xuyên tuần tra truy quét để ngăn chặn tình hình phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật;

+ Giám đốc các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và Giám đốc các công ty lâm nghiệp phải tổ chức thống kê cụ thể diện tích cây trồng đã thành rừng do phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp thì tổ chức khoanh nuôi bảo vệ và khai thác theo quy chế quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;

+ Các hạt kiểm lâm trên địa bàn lưu vực cần tăng cường phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng thực hiện nghiêm việc chốt chặn trên các tuyến đường để kiểm tra ngăn chặn việc vận chuyển lâm sản trái pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng phá rừng;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã cần xây dựng kế hoạch và phương án sử dụng đất rừng cụ thể, đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất sản xuất lâm nghiệp cho nhân dân theo đúng quy định của pháp luật;

+ Các hạt kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn… cần tăng cường kiểm tra việc vận chuyển lâm sản, gỗ rừng trồng trên các tuyến đường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các

78

đối tượng vi phạm;

Hình 3.30. Phá rừng ở An Lão năm 2017 (Nguồn: Baobinhdinh.com.vn)

+ Các đơn vị chủ rừng xây dựng các mô hình bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân, để huy động lực lượng quần chúng nhân dân cùng phối hợp bảo vệ rừng, tố giác những kẻ phá rừng cho cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn;

+ Các cơ quan chức năng cần rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện trên lưu vực sông Lại Giang;

+ Tài nguyên rừng trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông;

+ Các địa phương trên lưu vực cần có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẽ lợi ích cũng như trách nhiệm chung trong việc quản lí bảo vệ rừng trên lưu vực sông Lại Giang, nhằm khai thác tài nguyên trên lưu vực một cách bền vững.

- Giải pháp về phát triển rừng:

79

đảm bảo duy trì và nâng cao độ che phủ rừng;

+ Tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác.

* Giải pháp về tuyên tuyền giáo dục

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của rừng đối với tự nhiên, đối với cuộc sống của con người, giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển rừng một cách sâu rộng, thường xuyên trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như: họp dân, đưa tin trên Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh huyện, xã; phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện, xã tổ chức lồng ghép tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân biết, thực hiện.

* Giải pháp về công nghệ

- Ứng dụng các phần mềm của GIS cũng như tư liệu ảnh vệ tinh đa thời gian, đa chũng loại (hồng ngoại, quang học, radar,…) để quản lý giao đất, giao rừng cũng như giám sát biến động rừng, các vụ cháy rừng.

- Công tác cập nhật, bổ sung vào bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ địa chính phải kịp thời đối với công trình, dự án, kế hoạch đã thực hiện và đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ tốt cho quản lý và chỉ đạo, điều hành của các cấp.

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Trên cơ sở các số liệu thu thập và kế thừa số liệu mặt cắt ngang lòng sông nhằm mô phỏng các kịch bản biến động dòng chảy theo các kết quả phân tích sự thay đổi lớp phủ thực vật ở lưu vực sông Lại Giang, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Phương pháp viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép đánh giá sự thay đổi lớp phủ thực vật, đặc biệt lớp phủ rừng rất hiệu quả. Với ưu điểm có khả năng xác định nhanh diện tích lớp phủ, giám sát, đánh giá sự thay đổi diện tích lớp phủ trên phạm vi lớn, lập báo cáo nhanh về biến động diện tích lớp phủ thảm thực vật.

- Diện tích lớp phủ rừng trong khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các lớp phủ. Chỉ riêng năm 2010 diện tích lớp phủ rừng có tỷ lệ 79% so với tổng diện tích toàn lưu vực. Biến động các lớp phủ diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn 2010-2019, có 9707,71ha lớp phủ rừng bị mất đi chuyển sang diện tích đất trống. Biến động cuối giai đoạn 2015-2019 có xu hướng giảm xuống do giai đoạn này người dân tham gia trồng rừng để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ gỗ các loại cây keo tăng lên. Xu hướng biến động của các lớp phủ thảm thực vật ở lưu vực sông Lại Giang diễn ra theo hai nhóm chính:

+ Nhóm mất lớp phủ rừng do những tác động cận biên (vấn nạn chặt phá rừng tự nhiên, làm nương rẫy) làm thay đổi diện tích rừng và đất rừng (chuyển sang đất trống).

+ Nhóm làm suy giảm chất lượng rừng: chuyển từ diện tích rừng tự nhiên sang trạng thái phục hồi.

- Mô phỏng lưu lượng dòng chảy từ năm 2010 đến năm 2019 dựa trên số liệu mưa từ các trạm đo khí tượng nhằm xác định lưu lượng dòng chảy theo các kịch bản lớp phủ rừng khác nhau nhằm thể hiện mối liên hệ giữa biến

81

động lớp phủ thực vật đối với biến động dòng chảy lưu vực.

- Đã đề xuất các giải pháp giúp chính quyền địa phương trong việc xúc tiến tái sinh rừng và trồng lại rừng bằng cây bản địa ở những nơi đất trống nhằm mục đích phục hồi lại hệ sinh thái rừng đã bị tác động và đa dạng hóa thành phần các loài thực vật. Đề xuất các giải pháp hướng đến sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ rừng tự nhiên.

Kiến nghị

Từ các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng biến động lớp phủ thực vật trên lưu vực sông Lại Giang, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác duy trì độ che phủ thực vật ở khu vực thượng nguồn của sông như sau:

- Cần tiếp tục tăng cường trồng rừng và bảo vệ chăm sóc rừng đầu nguồn trên lưu vực sông Lại Giang để giảm dòng chảy mặt, điều hòa dòng chảy ngầm;

- Cần xây dựng thêm hệ thống quan trắc lưu lượng dòng chảy, khí tượng ở nhánh sông Kim Sơn;

- Không xây dựng công trình thủy điện ở thường nguồn, ảnh hưởng đến sự biến động lớp phủ rừng do lấy mặt bằng làm thủy điện và dân sinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . Nguyễn Kim Ngọc Anh (2015), “Tính toán cân bằng nước lưu vực sông Lam”, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] . Báo cáo điều tra bổ sung, chỉnh lí bản đồ đất tỉnh Bình Định tỉ lệ 1/100.000 năm 2005, Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.

[3] . Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định (2017), "Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng năm 201"6.

[4] . Chi cục kiểm lâm Bình Định (2017), "Số liệu thống kê hiện trạng các loại rừng năm 2017", tỉnh Bình Định.

[5] . Cục khí tượng thủy văn, "Số liệu thống kê khí tượng thủy văn của cục khí tượng thủy văn, tỉnh Bình Định.

[6] . Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm (2002), "Tài nguyên rừng", Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[7] . Nguyễn Anh Dũng (2011), “Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình”, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.

[8]. Đỗ Đức Dũng (2009), “Phương pháp xác định lưu vực sông”, Chuyên đề,Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

[9] . Nguyên Hữu Khải, Nguyễn Thanh Sơn (2003), "Mô hình toán thủy văn", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 195 trang.

[10]. Võ Đại Hải (1996), “Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ khoa học

nông nghiệp.

[11]. Võ Đại Hải (2004), “Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn và kết quả nghiên cứu về xói mòn đất dưới các thảm thực vật khác nhau ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

[12]. Lê Thị Hạnh (2017), “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến cân bằng nước lưu vực sông Kôn - Hà Thanh”, Luận văn thạc sĩ thủy văn học,

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

[13]. Nguyễn Thị Tường Hạnh và nhóm tác giả ( 2011), “Rừng và tầm quan trọng của rừng”, Báo cáo môn Khoa học môi trường, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.

[14]. Nguyễn Thị Huyền (2015), "Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang", Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[15]. Nguyễn Văn Huy (2011), “Vai trò của cây xanh và rừng trong việc điều hòa khí hậu thủy văn và bảo vệ môi trường”, http://baochinhphu.vn/ [Truy cập ngày 6/11/2018].

[16]. Đoàn Duy Hiếu - Nguyễn Thám (2016), “Ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lí đánh giá biến động tài nguyên rừng huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2000 - 2014”, Tạp chí khoa học và giáo dục,Trường Đại học sư phạm Huế.

[17]. Đỗ Thị Lan (2012), “Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhằm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

chảy dựa vào chuỗi số liệu nhiều năm”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, tập 2- Thuỷ văn và môi trường,Viện Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996), “Kết quả bướcđầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[20]. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984), “Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệp một số biệp pháp chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên”, UBKHKTNN – các báo cáo khoa học thuộc chương trình điều tra tổnghợp vùng Tây Nguyên, Hà Nội 1984.

[21]. Nguyễn Minh Ngọc (2012), “Sử dụng viễn thám và Gis đánh giá vai trò của rừng đối với dòng chảy mặt lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn”, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. [22]. Hoàng Niêm (1994), “Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy”, Tạp chí

Khí tượng Thuỷ văn 7- 1994.

[23]. Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2017.

[24]. Nguyễn Thị Minh Phương (2015), “Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2000 - 2010”, Luận văn thạc sĩ khoa học Trái Đất, Trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

[25]. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006), Báo cáo chuyên đề “Giá trị cải thiện độ phì đất cung cấp nguồn phân bón của rừng’’, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

[26]. Ngô Đình Quế và nnk (2005), “Điều tra, đánh giá tác động của rừng khu vực Miền Trung – Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường nhằm đề xuất cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn môi trường Lâm nghiệp”, Báo cáo khoa học Viện Khoa họcLâm nghiệp Việt Nam.

[27]. Nguyễn Thanh Sơn (2005), “Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[28]. Nguyễn Thanh Sơn (2008), “Hiệu chỉnh công thức tính độ sâu tổn thất ban đầu trong phương pháp SCS bằng thực nghiệm số cho lưu vực sông Tả Trạch trạm Thượng Nhật”, Bài báo khoa học, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[29]. Nguyễn Ngọc Thạch, Đinh Thị Bảo Hoa, Thị Thị Hồng, Nguyễn Vũ Giang, Dư Vũ Việt Quân (2017), "Viễn thám - GIS nghiên cứu lớp phủ, sử dụng đất". NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 363 trang.

[30]. Trần Trung Thành (2010), “Nghiên cứu diễn biến một số yếu tố môi trường dưới tác động của các công thức sử dụng đất thuộc dự án RENFODA khu vực xung yếu vùng lòng hồ Hòa Bình”, trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội.

[31]. Nguyễn Văn Thêm (2008), “Rừng và môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

[32]. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương, Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy Lợi, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt (2014), "Sách giáo khoa địa lí 12", Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[33]. Trần Thị Thương (2011), “Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định”, Khóa luận tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin địa lý ứng dụng, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

[34]. Thái Văn Trừng (1978), “Thảm thực vật rừng Việt Nam (trên quan điểm sinh thái)”, NXB khoa học kĩ thuật Hà Nội.

[35]. Ngô Anh Tú (2014),“Evaluation environnementale du risque d’inondation dans le delta du fleuve Ha Thanh (Centre Viêt-Nam)”, Université d’Orléans.

[36]. Ngô Đình Tuấn và nnk (2005), “quản lí tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba sông Kôn”, Bài báo khoa học, Đại học Thủy lợi Hà Nội [37]. Nguyễn Thị Tư, Đỗ Phát Tiến, Dương Văn Năm, Huỳnh Thị Phước, Lê

Hảo, Trần Thanh Sang (2013), "Rừng và vai trò của rừng", Báo cáo khoa học môi trường, Khoa môi trường và tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

[38]. Lương Thị Vân (2002), "Đánh giá yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất vùng đồi núi tỉnh Bình Định", Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

[39]. Luật lâm nghiệp năm 2017, Ban hành theo luật số 16/2017/QH14, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

[40]. UBND tỉnh Bình Định, quyết định số 3609/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2020. [41]. UBND tỉnh Bình Định (2019), "Về việc phê duyệt Chương trình phát

triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 của UBND tỉnh Bình Định". Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 02/8/2019.

[42].“Vai trò sinh thái của rừng”, Chương VII, tập bài giảng, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.

[43]. Trang web: https://en.wikipedia.org/wiki/Runoff_curve_number. [Truy cập ngày 27/05/2020].

[44]. Trang web: http://tailieu.tv/tai-lieu/dai-cuong-ve-song-ngoi-va-su-hinh- thanh-dong-chay-song-ngoi-8355/. [Lần ngày: 30/05/2020].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 86 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)