Bản đồ hiện trạng lớp phủ trên lưu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 65 - 69)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2. Bản đồ hiện trạng lớp phủ trên lưu vực

Để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng trên lưu vực sông Lại Giang, Luận văn đã sử dụng phần mềm ArcGIS để phân loại, bằng phương pháp phân loại có kiểm định với công cụ Maximum Likelihood. Kết qủa phân loại thể hiện qua Bảng 3.1 sau:

56

Bảng 3.1. Độ chính xác trung bình của kết quả phân loại

Năm Độ chính xác toàn

cục OA (%) Hệ số Kappa

2010 86,61% 0.84

2015 84.86% 0,82

2019 84,41% 0.82

Qua Bảng 3.1 cho thấy kết quả phân loại lớp phủ từ ảnh Lansat 8 và 5 TM đạt được độ chính xác khá cao với độ chính xác toàn cục OA (Overall Accuracy) trên 84,0% và hệ số Kappa trên 80,0%. Cao nhất là kết quả phân loại ảnh năm 2010 với OA = 86,61% với chỉ số Kappa bằng 0,84. Với kết quả này là cơ sở đáng tin cậy để thành lập bản đồ hiện trạng rừng trên lưu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở kết quả giải đoán ảnh viễn thám và sử dụng kĩ thuật GIS để quản lý, biên tập bản đồ thông qua phần mềm ArcGIS, bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng các năm 2010, 2015 và 2019 trên lưu vực sông Lại Giang được thành lập (Hình 3.2, 3.4 và 3.6) để phục vụ cho công tác thành lập bản đồ biến động và đánh giá sự thay đổi lớp phủ thực vật.

3.1.2.1. Hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Lại Giang năm 2010

Hình 3.3. Cơ cấu diện tích các loại lớp phủ trên lƣu vực năm 2010

Hình 3.2. Hiện trạng lớp phủ năm 2010

57

Dựa vào Hình 3.2 và 3.3 cho thấy ở lưu vực sông Lại Giang có lớp phủ rừng diện tích lớn nhất với 110830,41 ha, chiếm 79,0%; diện tích thực phủ lớn thứ hai là đất nông nghiệp với 17702,80 ha chiếm 13,0%. Các loại thực phủ như mặt nước, giao thông, đồi núi trọc, đất ở, CT, NM và đất trống chiếm tỉ lệ thấp khoảng 8,0%. Như vậy, năm 2010, độ che phủ rừng trên toàn lưu vực chiếm tới 79,0% tổng diện tích trên lưu vực sông Lại Giang. Do đó, lớp phủ rừng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong điều tiết dòng chảy mặt lưu vực sông Lại Giang. Chi tiết bản đồ ở Phụ lục số 6.

3.1.2.2. Hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Lại Giang năm 2015

Hình 3.4. Hiện trạng lớp

phủ năm 2015 Hình 3.5. Cơ cấu hiện tích các loại lớp phủ trên lƣu vực năm 2015

Qua Hình 3.4 (bản phóng to ở phụ lục 6) và Hình 3.5 cho thấy, diện tích lớn nhất vẫn là lớp phủ rừng với 96734,87 ha, chiếm 69,0%. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2010 thì diện tích rừng giảm đi 14095,54 ha (giảm 10,0%). Các loại lớp phủ khác như mặt nước, giao thông, đồi núi trọc, đất ở, CT, NM, đất trống và đất nông nghiệp chiếm 31,0% diện tích toàn lưu vực.

Năm 2015 tổng diện tích lớp phủ rừng trên lưu vực sông Lại Giang là 96734,87 ha, độ che phủ rừng đạt 69,0% diện tích toàn lưu vực, giảm 10,0%

58

so với năm 2010. Nguyên nhân giảm ở đây có thể do quá trình đô thị hóa, nạn chặt phá rừng tự nhiên ở rừng đầu nguồn (huyện An Lão), chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất rừng sang đất tròng cây hàng năm. Chi tiết bản đồ ở Phụ lục số 6.

3.1.2.3. Hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Lại Giang năm 2019

Trong năm 2019, qua tính toán cho thấy diện tích lớn nhất vẫn là lớp rừng với 93914,4 ha, chiếm 67,0%, giảm 2,0% so với năm 2015 và giảm tới 12,0% so với năm 2010. Diện tích thực phủ lớn thứ hai là đất nông nghiệp với 12202,80 ha chiếm 9%và cùng với tỉ lệ chiếm 9,0% là đất trống; tiếp đến là diện tích đất đồi núi trọc với 8686,17 ha, chiếm 6,0%. Diện tích của đất trống, đất giao thông, đất ở, CT, NM và đất mặt nước trong năm này chiếm 9,0% diện tích lưu vực sông Lại Giang.

Như vậy, năm 2019 tổng diện tích lớp phủ rừng trên lưu vực là 93914,4 ha, độ che phủ rừng đạt 67,0% diện tích toàn lưu vực, giảm 2,0% so với năm 2015 và 12,0% so với năm 2010. Chi tiết bản đồ lớp phủ ở Phụ lục số 6.

Hình 3.6. Hiện lớp phủ lƣu vực năm 2019

Hình 3.7. Cơ cấu diện tích các loại lớp phủ lƣu vực năm 2019

59

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)