Kết quả mô phỏng dòng chảy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 82 - 86)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.5.4. Kết quả mô phỏng dòng chảy

Trên cơ sở số liệu lưu lượng dòng chảy từ năm 2010 đến năm 2019, luận văn đã thực hiện mô phỏng dòng chảy với kịch bản lớp phủ thực vật năm 2010 và 2019 nhằm ước tính và xác định sự thay đổi dòng chảy ảnh hưởng so với thực tế bởi yếu tố thực phủ. Thông qua phần mềm HEC-HMS cho kết quả mô phỏng như Hình 3.25 sau:

Hình 3.25. Minh họa mô phỏng dòng chảy trên phần mềm HEC-HMS tại lƣu vực sông Lại Giang

73

a) Kết quả mô phỏng dòng chảy theo kịch bản lớp phủ năm 2010

Hình 3.26. Lƣu lƣợng dòng chảy (năm 2010-2019) theo kịch bản lớp phủ năm 2010

b) Kết quả mô phỏng dòng chảy theo kịch bản lớp phủ năm 2019

74

c/ So sánh biến động lưu lượng dòng chảy (năm 2010-2019)

Hình 3.28. So sánh Q (m3/s) theo tháng ứng với kịch bản lớp phủ năm 2010 so với kịch bản lớp phủ năm 2019

Kết quả phân tích ở Hình 3.26, 3.27 và 3.28 cho thấy trong vòng 10 năm (2010-2019) lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm theo kịch bản lớp phủ năm 2010 so với năm 2019 của lưu vực có xu thế giảm dần (1,1 lần) trong mùa khô (đặc biệt tháng 3 và tháng 4) và giảm 1,0 lần trong mùa mưa (đặc biệt tháng 10). Ngoài ra, tổng lưu lượng thực đo tại trạm thủy văn An Hòa từ năm 2010-2019 là 159613,2 m3/s. Trong khi đó theo kịch bản tương ứng lớp phủ năm 2010 khoảng 166997,7 m3/s tăng 1,04 lần và giảm 1,01 lần theo kịch bản lớp phủ năm 2019. Đối với tổng lưu lượng dòng chảy theo kịch bản lớp phủ năm 2019 giảm 1,06 lần so với kịch bản lớp phủ năm 2010 (Hình 3.29).

75

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự biến đổi tổng lưu lượng dòng chảy có xu hướng giảm do một số nguyên nhân sau:

+ Do diện tích đất lâm nghiệp tăng 63,104 ha, diện tích đất ở tăng 62,258 ha, đất chưa sử dụng giảm đi 72,337 ha. Do nạn chặt phá rừng tự nhiên, đặc biệt khu vực thường nguồn tại huyện An Lão. Một số khu vực rừng, đồi núi đã được chuyển đổi sang rừng trồng nên chất lượng rừng giảm, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giữ và điều tiết nước trên lưu vực vào mùa mưa lũ cũng như mùa khô.

+ Diện tích đất ở, đất giao thông, công trình đô thị có xu hướng tăng cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ dòng chảy lũ, giảm khả năng giữ nước của đất.

3.6. Đánh giá chung

* Bằng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản đã đề ra như:

- Đã thành lập được bản đồ hiện trạng lớp phủ cho ba năm 2010, 2015 và 2019; thành lập được bản đồ biến động lớp phủ qua ba giai đoạn 2010 – 2015, 2015 – 2019 và 2010 – 2019. Đánh giá được hiện trạng cũng như tình hình biến động lớp phu rừng qua các giai đoạn trên;

- Đã xây dựng được bộ dữ liệu đầu vào cho mô phỏng mưa-dòng chảy từ năm 2010 đến 2019;

- Đã đưa ra kịch bản mô phỏng dòng chảy toàn lưu vực từ năm 2010- 2019 theo kịch bản lớp phủ năm 2010 và lớp phủ năm 2019;

- Đã tính toán và tìm ra được mối quan hệ giữa biến động lớp phủ với sự thay đổi dòng chảy. Từ đó đánh giá được vai trò của lớp phủ trong việc điều tiết dòng chảy trên lưu vực sông, trong đó lớp phủ rừng đóng vai trò rất quan trọng trong điều tiết dòng chảy mùa khô và mùa mưa của lưu vực sông.

76

- Ảnh vệ tinh landsat 5 và 8 còn hạn chế độ phân giải không gian, ảnh hưởng bởi mây nên kết quả giải đoán ảnh, phân loại lớp phủ còn có sự nhầm lẫn giữa các loại thực phủ bề mặt;

- Diện tích lưu vực lớn nên công tác điều tra thực địa chưa bao quát hết toàn bộ lưu vực, các địa điểm lấy mẫu thực địa chủ yếu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nên chắc chắn còn có sự nhầm lẫn trong công tác phân loại và kiểm định sau phân loại ảnh vệ tinh nhằm xây dựng bản đồ lớp phủ;

- Hệ thống mặt cắt ngang sông chưa được cập nhật mới, quá trình biến động đường bờ, bồi lắp phù sa, nạn khai thác cát đã ảnh hưởng đến độ chính xác trong mô phỏng mưa-dòng chảy của mô hình HEC-HMS.

- Trạm quan trắc lưu lượng chỉ có một trạm ở nhánh sông An Lão. Ở nhành sông Kim Sơn không có trạm khí tượng, thủy văn nên kết quả mô phỏng dòng chảy khó đạt độ chính xác cao toàn lưu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)