Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 57)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.7. Đánh giá chung

Dòng chảy mặt lưu vực sông Lại Giang, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nơi nó chảy qua, thì còn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với lớp phủ trên lưu vực. Các đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, nhìn chung rất thuận lợi cho rừng phát triển, đặc biệt là phần thượng lưu sông Lại Giang. Trong giai đoạn 2010 – 2017, diện tích rừng tăng lên, tuy nhiên rừng chủ yếu là rừng tái sinh trên đất trống đồi núi trọc và rừng trồng, khả năng giữ nước kém hơn so với loại rừng rậm nguyên sinh, nhiều tầng tán, lớp thảm mục dày. Ngoài ra, rừng hiện tại chủ yếu là rừng trồng sản xuất nên khả nưng phòng hộ, giữ nước hầu như rất kém vì liên quan đến tính chất cây rừng chủ yếu là cây keo công nghiệp, cây trồng được 3 đến 5 năm thường bị đốn chặt để tái tạo cây keo trồng mới. Bên cạnh ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thì chính sự suy giảm chất lượng rừng do phá rừng bừa bãi đã tác động tới dòng chảy trên lưu vực sông Lại Giang, về mùa kiệt, dòng chảy trong sông rất nhỏ, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm, trong khí đó trong mùa khô, nguồn nước ngầm bị hạ thấp do lớp phủ rừng bị suy giảm về chất lượng, dẫn đến có năm dòng chảy kiệt kéo dài từ tháng IV đến nửa đầu tháng IX. Trong khi đó mùa mưa, do tầng thảm phủ rừng mỏng, kết hợp với địa hình có độ dốc lớn nên khi có mưa tập trung trong thời gian ngắn thì sông Lại Giang thường xuất hiện lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)