Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.4. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Hình 1.7. Sơ đồ quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu

+ Dữ liệu địa hình có vai trò rất quan trọng trong việc xác định ranh giới lưu vực, tính toán các thông số hình thái của lưu vực như diện tích, độ cao địa hình trung bình, độ dốc trung bình, hệ số hình dáng lưu vực. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu địa hình từ mô hình số độ cao (DEM) có độ phân giải 12,5m miễn phí có tại địa chỉ https://search.asf.alaska.edu/.

+ Dữ liệu vệ tinh được lấy từ ảnh landsat TM, landsat 8 của ba năm 2010, 2015 và 2019 (Phụ lục 3). Trong giai đoạn 2010 - 2019 đã liên tiếp xảy ra nhiều trận lũ lớn như năm 2013, 2016 và 2018, vì vậy đề tài chọn các mốc thời gian này nhằm cho thấy kết quả nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn trên lưu vực.

+ Để tạo khóa giải đoán cũng như kiểm chứng độ chính xác sau phân loại, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thực địa (Phụ lục 1 và 2). Để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ, đề tài sử dụng phần mềm của GIS để phân loại ảnh vệ tinh sau đó thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ cũng như chồng xếp, tạo

36

+ Để tính hệ số CN, đề tài tiến hành thu thập thêm dữ liệu bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Định tỉ lệ 1:100.000 sau đó cắt theo ranh giới lưu vực sông Lại Giang (ranh giới lưu vực được chia bởi phần mềm SWAT từ DEM địa hình có độ phân giải không gian 12.5m). Dựa vào thành phần cơ giới và khả năng thấm nước của đất (Phụ lục 5), đề tài tiến hành phân các loại đất có trên lưu vực thành 3 nhóm đất thủy văn.

Hệ số CN cho mỗi loại hiện trạng lớp phủ, tác giả tiến hành chồng xếp nhóm đất thủy văn với hiện trạng lớp phủ trong phần mềm của GIS, kết hợp bảng tra CN do cơ quan bảo vệ thổ nhưỡng Hoa Kì thành lập bảng tính sẵn. Đề tài tiến hành chia lưu vực lớn ra thành 9 tiểu lưu vực và phân ra thành 3 vùng: Thượng lưu, Trung lưu và Hạ lưu trên cơ sở độ dốc của địa hình, sau đó tính CN trung bình ở mỗi tiểu lưu vực trên phần mềm ArcGIS.

+ Dữ liệu thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu được phân loại thổ nhưỡng theo sự phân loại của FAO được đề tài thu thập từ nguồn OpenDevelopment Mê Kông. Dữ liệu thổ nhưỡng được xây dựng năm 2005 có tỷ lệ 1:100.000.

+ Dữ liệu mặt cắt ngang lòng sông phục vụ tính toán mô phỏng thủy văn được đề tài thu thập từ 22 mặt cắt năm 2016 thuộc dự án “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý thoát lũ một số sông không có đê khu vực miền Trung, trên cơ sở đó đề xuất cơ chế quản lý lũ các sông không có đê” thuộc Dự án Quản lý Thiên tai (VN/Haz-WB5)”.

37

CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT VÀ DÒNG CHẢY MẶT LƢU

VỰC SÔNG LẠI GIANG

2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)