Tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.1. Tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Tư liệu viễn thám với những ưu việt là tính cập nhật và đồng bộ về thông tin, tính khái quát hóa tự nhiên các đối tượng và khả năng phủ trùm khắp mọi nơi trên Trái Đất (một tấm ảnh chụp từ vệ tinh Landsat TM phủ trùm diện tích 32.400 km2).

Cùng với sự phát triển mạnh về công nghệ như cung cấp thông tin ngày càng nhanh chóng, chính xác hơn, đã đem lại giá trị đích thực của phương

30

pháp bản đồ trong nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại của các đối tượng, các hiện tượng, như các đối tượng biến động thảm thực vật, tài nguyên rừng,... đem lại khả năng thực tiễn cho xu hướng thành lập bản đồ theo quan điểm đồng bộ, hệ thống. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, thể hiện dữ liệu địa lý phục vụ các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và môi trường [16].

Viễn thám (Remote Sensing) là một khoa học sử dụng phương tiện thông tin bằng máy tính, công nghệ vũ trụ và kinh nghiệm của các chuyên gia, nhằm thu nhận các thông tin có ích về một vật hoặc một hiện tượng, xảy ra trên Trái Đất và quyển khí, bằng cách sử dụng các ảnh chụp về vật, hiện tượng dưới dạng ảnh, và ảnh số thu được từ các bộ cảm biến trên vệ tinh và công nghệ radar, mà không cần tiếp xúc trực tiếp vào các vật và các hiện tượng đó.

Công cụ viễn thám và GIS với các phần mềm có chức năng phân tích, xử lý dữ liệu nhanh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây, GIS được sử dụng như một công cụ đắc lực trong công tác nghiên cứu, quản lý, khai thác cũng như bảo vệ môi trường. Các bản đồ quy hoạch, bản đồ xói mòn đất tiềm năng, bản đồ hiện trạng rừng, hiện trạng giao thông … có thể được thành lập bằng kĩ thuật GIS.

Nhìn chung, dữ liệu ảnh viễn thám thuận tiện cho việc thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất, tạo các bản đồ chỉ số như chỉ số thực vật. Dựa vào độ phân giải thời gian của ảnh ta có thể nhận ra biến động lớp phủ mặt đất. Sản phẩm của dữ liệu viễn thám, kết hợp với dữ liệu GIS nhằm tạo ra thông tin hữu ích cho việc đánh giá, trợ giúp quyết định liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và lớp phủ nói riêng [16].

31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)