Quy trình chung xây dựng bản đồ lớp phủ lưu vực sông Lại Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 64 - 65)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.1. Quy trình chung xây dựng bản đồ lớp phủ lưu vực sông Lại Giang

Việc xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ có thể tiến hành bằng phương pháp đo vẽ bằng tay kết hợp khảo sát ngoài thực địa. Đây là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ không phải bao giờ cũng có thể khai thác những thông tin hiện thời nhất. Thời gian tổng hợp số liệu và thành lập bản đồ cho khu vực nghiên cứu càng kéo dài thì thông tin trên bản đồ càng lạc hậu và không chính xác.

Trong khi đó bản đồ đòi hỏi nhanh về thời gian, chính xác về loại hình, cập nhật về thông tin. Do đó, cần phải có phương pháp mới, nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống. Hiện nay với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều kĩ thuật, công nghệ mới, trong đó có công nghệ viễn thám và GIS được áp dụng để quản lí giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn tài nguyên rừng nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ để thành lập bản đồ hiện trạng rừng đã trở nên phổ biến và cho hiệu quả, độ chính xác khá cao.

Vì vậy trong đề tài này, tác giả đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat và kĩ thuật GIS nhằm xây dựng bản đồ lớp phủ trên lưu vực sông Lại Giang.

Quy trình xây dựng bản đồ lớp phủ được thực hiện như sơ đồ Hình 3.1. sau:

55

Thu thập dữ liệu

Ảnh vệ tinh Ranh giới lưu vực thực địaDữ liệu

Xử lí ảnh vệ tinh

Lựa chọn đối tượng Xây dựng khóa giải đoán

ảnh

Chọn mẫu giải đoán

Phân loại lớp phủ rừng Đánh giá độ chính xác, xử lí

sau phân loại

Thành lập bản đồ lớp phủ rừng

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ

Bản đồ lớp phủ được xây dựng trên cơ sở thu thập ảnh vệ tinh của 3 thời điểm năm 2010, 2015 và 2019 (Phụ lục 3). Ranh giới lưu vực được xác định thông qua phần mềm SWAT trên cơ sở nền DEM địa hình độ phân giải không gian 30m.

Ảnh vệ tinh sau khi thu thập tiến hành cắt theo ranh giới lưu vực, để phân loại lớp phủ, đề tài tiến hành lựa chọn loại đối tượng để phân loại, đi thực địa để xây dựng khóa giải đoán (Phụ lục 4), chọn mẫu giải đoán ảnh, sau khi giải đoán xong tiến hành khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng, đánh giá độ chính xác sau phân loại và chuyển sang phần mềm ArcGIS để biên tập bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)