7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Lại Giang
a. Vùng khí hậu của lưu vực
Có thể chia lưu vực Lại Giang theo các vùng:
Vùng I: Khí hậu vùng núi phía Tây Bắc bao gồm một phần huyện Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi, các xã phía Bắc của huyện An Lão và các xã phía Tây và Tây Nam huyện Hoài Ân thuộc tỉnh Bình Định. Vùng này có:
+ Tổng lượng mưa năm từ 2222 mm trở lên; + Nhiệt độ trung bình năm dưới 26oC.
Vùng II: khí hậu vùng trung du và đồng bằng phía Đông Bắc bao gồm các xã Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Thạnh thuộc huyện Hoài Ân và các xã Hoài Mỹ, Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Hương thuộc huyện Hoài Nhơn. Vùng này có:
44
+ Tổng lượng mưa năm từ 1900 mm trở lên; + Nhiệt độ trung bình năm 28 oC.
b. Mưa tại lưu vực sông Lại Giang
Theo sô liệu thống kê đo mưa từ các trạm trên lưu vực sông Lại Giang, năm có lượng mưa lớn nhất từng xuất hiện ở lưu vực là năm 1982 với tổng lượng mưa có nơi đo được gần 5000 mm/năm tại trạm đo An Hòa.
Bảng 2.3. Đặc điểm mƣa tại lƣu vực sông Lại Giang
Trạm Mƣa trung bình năm Năm mƣa lớn nhất Năm xuất hiện Năm mƣa nhỏ nhất Năm xuất hiện
Bồng Sơn 2180 3492 1998 1219 1982
Hoài Nhơn 2026 3491 1981 1014 1982
Hoài Ân 2222 3422 1998 1541 1982
An Hòa 3033 4907 1998 1663 1982
( Nguồn: [5])
c. Dòng chảy năm lưu vực sông Lại Giang
Tại An Hòa có diện tích lưu vực Flv=383 km2, qua số liệu thực đo dòng chảy năm từ năm 1982 đến nay cho thấy lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm Qo = 30,19 m3/s tương ứng với mô số dòng chảy M = 78,83 l/s.km2
và tổng lượng dòng chảy năm Wo = 952,1 triệu m3.
Tính đến cửa biển An Dũ có Flv=1.466 km2, Qo=67,18 m3/s, M=45,83 l/s.km2 và tổng lượng dòng chảy Wo=2,18 tỷ m3/năm.
Bảng 2.4. Đặc điểm dòng chảy năm lƣu vực sông Lại Giang
Vị trí Flv (km2) Xo (mm) Qo (m 3/s) Mo (l/s.km2) Wo (10 6m3) An Hòa 383 2803 30,19 78,82 952 Đập Lại Giang 694 2449 38,4 55,09 1211 Đập Bồng Sơn 1300 2328 59,57 45,83 1879 Toàn lƣu vực 1466 2328 67,18 45,83 2119
45
2.1.6.Đặc điêm diện tích rừng lƣu vực sông Lại Giang
Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm, trên địa bàn các huyện An Lão, Hoài Ân và thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, trong giai đoạn 2009 đến 2017 diện tích rừng của ba huyện trên có xu hương tăng từ 106.27 ha lên 122.46 ha.
Bảng 2.5. Diện tích rừng hiện có phân theo các huyện/thị xã Năm Địa phƣơng 2010 2013 2014 2015 2016 2017 An Lão 47.927 5.0030 50.054 51.584 54.380 56.012 Hoài Nhơn 14.959 18.702 18.716 19.534 17.374 18.709 Hoài Ân 43.388 46.600 46.852 53.476 46.382 47.736 Tổng số 106.27 70.31 115.62 124.59 118.14 122.46 (Nguồn: [23])
Ngoài ra, theo số liệu thống kê về cách phân loại rừng dựa vào nguồn gốc và theo trữ lượng, năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định như bảng sau:
Bảng 2.6. Diện tích rừng phân theo nguồn gốc và trữ lƣợng gỗ tự nhiên năm 2017
Phân loại rừng
Tổng diện tích
Đặc dụng Phòng hộ
Sản xuất Ngoài quy hoạch
R&ĐLN 426.921,13 33.217,66 192.752,89 168.007,57 32.943,01 RPTNG 327.538,04 27.660,61 163.813,80 114.610,09 21.453,54 1. RTN 217.413,89 26.204,78 137.176,33 53.031,74 1.001,04 - RNS - - - - - - RTS 217.413,89 26.204,78 137.176,33 53.031,74 1.001,04 2. RT 110.124,15 1.455,83 26.637,47 61.578,35 20.452,50 3. RGTN 213.589,56 26.204,10 133.878,33 52.587,31 919,82 - RG 19.283,04 4.532,60 7.213,99 7.529,00 7,45 - RTB 63.582,87 10.436,32 36.295,44 16.810,18 40,93 - RN 130.723,65 11.235,18 90.368,90 28.248,13 871,44 (Nguồn: [4])
Theo cách phân loại rừng dựa vào nguồn gốc, ta thấy rừng tự nhiên chiếm đến 66,4%, tuy nhiên 100% rừng tự nhiên là rừng thứ sinh như vậy chất lượng rừng rất thấp.
46
Xét theo cách phân loại rừng dựa vào trữ lượng gỗ tự nhiên ta thấy, rừng giàu chỉ chiếm 9,0% tổng diện tích rừng phân theo trữ lượng gỗ, còn nếu xét trên tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp thì rừng giàu chỉ còn chiếm 4,5% diện tích, trong khi đó loại rừng nghèo chiếm đến 61,2% tổng diện tích rừng phân theo trữ lượng gỗ và chiếm 30,6% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng diện tích rừng giàu hiện còn rất ít, bằng 30,3% diện tích rừng trung bình, chỉ bằng 14,7% diện tích rừng nghèo. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Cụ thể, năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 223 vụ phá rừng với diện tích rừng bị phá là 276,53 ha, trong đó huyện An Lão 162 vụ, diện tích 169,04 ha (thời điểm vi phạm năm 2013, diện tích 9,2 ha; năm 2014, diện tích 14 ha; năm 2015, diện tích 18,74 ha; năm 2016, diện tích 127,1 ha); huyện Hoài Ân 21 vụ, diện tích 33,55 ha,…; So với năm 2015, toàn tỉnh có diện tích rừng bị phá tăng 88,54 ha (Năm 2015, diện tích rừng bị phá 187,99 ha). Trong năm 2017, ở huyện An Lão, nơi đầu nguồn của lưu vực sông Lại Giang đã xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn với hơn 64,1 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất bị chặt phá [41].
Hình 2.6.Rừng bị tàn phá tại xã An Hƣng, huyện An Lão năm 2017
47
2.1.7. Đánh giá chung
Dòng chảy mặt lưu vực sông Lại Giang, ngoài việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nơi nó chảy qua, thì còn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với lớp phủ trên lưu vực. Các đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, nhìn chung rất thuận lợi cho rừng phát triển, đặc biệt là phần thượng lưu sông Lại Giang. Trong giai đoạn 2010 – 2017, diện tích rừng tăng lên, tuy nhiên rừng chủ yếu là rừng tái sinh trên đất trống đồi núi trọc và rừng trồng, khả năng giữ nước kém hơn so với loại rừng rậm nguyên sinh, nhiều tầng tán, lớp thảm mục dày. Ngoài ra, rừng hiện tại chủ yếu là rừng trồng sản xuất nên khả nưng phòng hộ, giữ nước hầu như rất kém vì liên quan đến tính chất cây rừng chủ yếu là cây keo công nghiệp, cây trồng được 3 đến 5 năm thường bị đốn chặt để tái tạo cây keo trồng mới. Bên cạnh ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thì chính sự suy giảm chất lượng rừng do phá rừng bừa bãi đã tác động tới dòng chảy trên lưu vực sông Lại Giang, về mùa kiệt, dòng chảy trong sông rất nhỏ, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm, trong khí đó trong mùa khô, nguồn nước ngầm bị hạ thấp do lớp phủ rừng bị suy giảm về chất lượng, dẫn đến có năm dòng chảy kiệt kéo dài từ tháng IV đến nửa đầu tháng IX. Trong khi đó mùa mưa, do tầng thảm phủ rừng mỏng, kết hợp với địa hình có độ dốc lớn nên khi có mưa tập trung trong thời gian ngắn thì sông Lại Giang thường xuất hiện lũ.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm dân cư
Năm 2018, dân số ước tính trên lưu vực khoảng 321.67 người, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng hạ lưu sông Lại Giang, trong đó thị xã Hoài Nhơn có tổng dân số cao nhất (210.547 người) và thấp nhất là huyện An Lão (24.791 người).
48
2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Ở lưu vực sông Lại Giang, thị xã Hoài Nhơn là đơn vị có nền kinh tế tương đối phát triển. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc vào loại cao nhất tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng khoảng 32%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2018 đạt gần 16 triệu đồng.
Huyện Hoài Ân, mặc dù là huyện trung du, miền núi nhưng những năm gần đây đã có sự phát triển khá với vai trò đầu tàu thị trấn Tăng Bặt Hổ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,98 %, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Công nghiệp – xây dựng chiếm 32,0%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 31,6%, nông lâm – ngư nghiệp đạt 42,7%. Tổng sản phẩm xã hội/người/năm đạt 12,43 triệu đồng.
Bảng 2.7. Thống kê cơ cấu sản xuất các huyện trên địa bàn lƣu vực sông Lại Giang
Ngành kinh tế Huyện Tổng Tỷ lệ
(%)
An Lão Hoài Ân Hoài Nhơn
Nông nghiệp 339.066 2427.036 2544.203 5310.305 28.7% Lâm nghiệp 65.69 114.549 368.646 548.885 3.0% Thủy sản 1.59 3367.844 3380.108 6749.542 36.4% Công nghiệp, xây
dựng 24.964 2839.601 3060.993 5925.558 32.0%
Tổng 431.31 8749.03 9353.95 18534.3 100%
Trong khi đó, An Lão là huyện miền núi, vùng cao, với 30% dân số là đồng bào dân tộc H’rê và Ba Na, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Hiện vẫn là huyện nghèo nhất cả tỉnh theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/04/2017.
2.2.5. Vấn đề giao đất, giao rừng
Theo quyết định 526/QQĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 24 tháng 9 năm 2012 về việc “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020” đã nêu rõ: “Hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng, thực
49
hiện xã hội hóa nghề rừng. Giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với quy hoạch sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài”. Theo đó,trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân.
Tổng diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Định năm 2017 là 426.921,13 ha, trong đó, đất đã giao quyền sử dụng là 280.573,07 ha; đất chưa giao quyền sử dụng là146.348,06 ha. Diện tích đất rừng đã giao cho tổ chức, doanh nghiệp gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng 23.854,05 ha; Ban Quản lý rừng phòng hộ 159.917,51 ha; Doanh nghiệp Nhà nước 43.741,75 ha; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.455,98 ha; Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước 9,762.61 ha; Hộ gia đình, cá nhân 34.822,69 ha; cộng đồng 4.392,99 ha; Đơn vị vũ trang 4.998,26 ha; các tổ chức khác 1.652,53 ha và UBND các xã quản lý 142.322,76 ha. Như vậy diện tích đất rừng đã giao cho các tổ chức cá nhân chiếm 65,7 % tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp [4]. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2017 tăng từ 44,79% lên 53,95%, tăng 9,16%.
Đối với huyện An Lão, số liệu diện tích rừng giai đoạn 2014-2019 có xu hướng tăng từ 123.1 ha lên 502.6 ha. Diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng sản xuất (cây keo).
Công tác quản lý, bảo vệ rừng của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình được thực hiện tốt hơn sau khi nhận giao khoán. Tỷ lệ che phủ rừng không ngừng được nâng lên, thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống sạt lở đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi; bảo vệ an toàn và tích nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi và nguồn nước sinh hoạt của người dân.
2.2.6. Các công trình thủy điện, thủy lợi
Trên lưu vực sông Lại Giang, cho tới thời điểm hiện tại chưa có công trình thủy điện. Tuy nhiên, dự kiến sẽ có công trình thủy điện đi vào hoạt
50
động cuối năm 2021 từ đập hồ Đồng Mít với công suất 7MW. Hồ chứa nước thủy lợi Đồng Mít có dung tích 90 triệu m3, cung cấp lượng nước tưới cho 6.742 ha đất canh tác; 147 ha nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người chủ yếu ở huyện An Lão.
Hình 2.7. Công trình đập chứa nƣớc thủy lợi hồ Đồng Mít ở nhánh sông An Lão
(Ảnh: Anh Tú, 2020)
Ảnh hưởng đầu tiên từ thủy điện đập Đồng Mít là đã có hàng nghìn ha rừng phòng hộ đầu nguồn phải nhường chỗ cho dự án thủy điện này thi công. Diện tích đất phải thu hồi hơn 1.300 ha; phải di dời toàn bộ 443 hộ người đồng bào dân tộc H'rê, với 1.725 nhân khẩu của xã An Dũng đến nơi ở mới tại 2 khu tái định cư ở các xã An Trung và An Hưng. Điều này có thể gây áp lực lớn đến người đồng báo H’rê tìm chổ canh tác các vùng đất mới từ rừng.
Bên cạnh hồ chứa nước Đồng Mít, thì lưu vực sông Lại Giang có 34 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích toàn hồ chứa khoảng 52,52 triệu m3 nước phục vụ tưới cho 3.948 ha.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị vùng hạ lƣu sông Lại Giang Giang
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Đề tài tập trung giới thiệu hiện trang sử dụng đất của các huyện thuộc lưu vực Lại Giang nằm trên địa bàn tỉnh Bình Định. Số liệu được thu thập
51
năm 2018 với các nội dung như bảng sau:
Bảng 2.8. Cơ cấu diện tích tự nhiên các huyện thuộc lƣu vực sông Lại Giang
Huyện Diện tích (ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất chuyên dùng Đất ở An Lão 68.241,7 6.821,7 34.302,2 - 791,4 203,1 Hoài Nhơn 39.657,7 8.124,2 9.246,2 85,6 1.563,6 901,0 Hoài Ân 71.274,2 8.776,9 59.937,7 - 1.897,1 662,5 Tổng cộng 179.173,6 23.722,8 103.486,1 85,6 4.252,1 1.766,6 Cơ cấu (%) 17,79 77,63 0,06 3,19 1,33
2.3.2. Công tác quy hoạch phát triển đô thị
Trên địa bàn lưu vực sông Lại Giang có các đô thị hiện hữu từ thượng nguồn đến hạ lưu như thị trấn An Lão, thị trấn Tăng Bạt Hổ, thị xã Hoài Nhơn. Trong những năm qua, các vùng đô thị này là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của ba huyện (An Lão, Hoài Ân, thị xã Hoài Nhơn). Đặc biệt kể đển thị xã Hoài Nhơn được thành lập tháng 4 năm 2020, thị xã có 11 phường và 6 xã. Trong đó, phần lớn diện tích các phường đều liên quan đến vùng hạ lưu sông Lại Giang.
Theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 02/8/2019, Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 của UBND tỉnh Bình Định. Đến năm 2035, đô thị Hoài Nhơn sẽ phát triển theo 4 khu vực.
Trong đó, khu vực 1 phát triển đô thị trung tâm Bồng Sơn (gồm thị trấn Bồng Sơn và các xã Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức), là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, dịch vụ thương mại… Đây cũng chính là trung tâm hành chính – chính trị của thị xã Hoài Nhơn. Khu vực 2, phát triển thị trấn Tam Quan và các xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền và dịch vụ du lịch.
Còn trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp du lịch văn hóa lịch sử và phát triển khu ở mới Hoài Thanh Tây là khu vực 3 và khu vực 4 là trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại và khu ở mới xã Hoài Hương. Để phát triển đô thị Hoài Nhơn trong tương lai, huyện đã có đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; cấp điện; xây dựng các
52
khu dân cư mới…
Trong khu vực đô thị, lập quy hoạch các khu dân cư Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương; xây dựng quỹ đất 2 bên sông Cạn. Đồng thời, hình thành khu đô thị mới dọc đường kết nối Quốc lộ 1A cũ với Quốc lộ 1A mới tại Km 1145+540, thị trấn Bồng Sơn; các khu Thương mại dịch vụ tại khối 1, 3 thị trấn Bồng Sơn; Tam Quan; dọc sông Lại Giang (Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Đức); dọc Quốc lộ 1A, như khu đồng Phú Trăng - Hoài Tân; khu Đồng Đất Chai - Hoài Thanh Tây…
Các khu đô thị Phú Mỹ Lộc (Tam Quan); ven sông Lại Giang (Hoài Xuân); khu dân cư và nhà ở xã hội - dịch vụ bến xe Bồng Sơn… Cùng với đó, xây dựng mới các công trình công cộng; hoàn chỉnh công trình di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch; các cơ sở y tế, giáo dục, công trình văn hóa, trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị… Ngoài ra, sẽ hình thành các cụm công nghiệp mới (Theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 Về việc phê