Công tác quy hoạch phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2. Công tác quy hoạch phát triển đô thị

Trên địa bàn lưu vực sông Lại Giang có các đô thị hiện hữu từ thượng nguồn đến hạ lưu như thị trấn An Lão, thị trấn Tăng Bạt Hổ, thị xã Hoài Nhơn. Trong những năm qua, các vùng đô thị này là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của ba huyện (An Lão, Hoài Ân, thị xã Hoài Nhơn). Đặc biệt kể đển thị xã Hoài Nhơn được thành lập tháng 4 năm 2020, thị xã có 11 phường và 6 xã. Trong đó, phần lớn diện tích các phường đều liên quan đến vùng hạ lưu sông Lại Giang.

Theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 02/8/2019, Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 của UBND tỉnh Bình Định. Đến năm 2035, đô thị Hoài Nhơn sẽ phát triển theo 4 khu vực.

Trong đó, khu vực 1 phát triển đô thị trung tâm Bồng Sơn (gồm thị trấn Bồng Sơn và các xã Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức), là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, dịch vụ thương mại… Đây cũng chính là trung tâm hành chính – chính trị của thị xã Hoài Nhơn. Khu vực 2, phát triển thị trấn Tam Quan và các xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền và dịch vụ du lịch.

Còn trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp du lịch văn hóa lịch sử và phát triển khu ở mới Hoài Thanh Tây là khu vực 3 và khu vực 4 là trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại và khu ở mới xã Hoài Hương. Để phát triển đô thị Hoài Nhơn trong tương lai, huyện đã có đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; cấp điện; xây dựng các

52

khu dân cư mới…

Trong khu vực đô thị, lập quy hoạch các khu dân cư Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương; xây dựng quỹ đất 2 bên sông Cạn. Đồng thời, hình thành khu đô thị mới dọc đường kết nối Quốc lộ 1A cũ với Quốc lộ 1A mới tại Km 1145+540, thị trấn Bồng Sơn; các khu Thương mại dịch vụ tại khối 1, 3 thị trấn Bồng Sơn; Tam Quan; dọc sông Lại Giang (Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Đức); dọc Quốc lộ 1A, như khu đồng Phú Trăng - Hoài Tân; khu Đồng Đất Chai - Hoài Thanh Tây…

Các khu đô thị Phú Mỹ Lộc (Tam Quan); ven sông Lại Giang (Hoài Xuân); khu dân cư và nhà ở xã hội - dịch vụ bến xe Bồng Sơn… Cùng với đó, xây dựng mới các công trình công cộng; hoàn chỉnh công trình di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch; các cơ sở y tế, giáo dục, công trình văn hóa, trung tâm thương mại dịch vụ, siêu thị… Ngoài ra, sẽ hình thành các cụm công nghiệp mới (Theo Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Hoài Nhơn đến năm 2035 của UBND tỉnh Bình Định).

Với sự phát triển và mở rông các khu đô thị mới, hình thành các khu công nghiệp mới thì bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho địa phương, những mặt trái của việc đô thi hóa này sẽ dẫn đến nhiều vùng đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích, hệ thống đất ngập nước, vùng đất trũng sẽ được san lấp thay vào đó là là hệ thống giao thông, đất ở, đất khu công nghiệp…làm chậm khả năng thấm nước và khả năng thoát lũ của sông Lại Giang.

2.4. Đánh giá chung

Hoạt động kinh tế - xã hội ở lưu vực sông Lại Giang đang phát triển nhanh, có nhiều khởi sắc, dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu mở rộng diện tích đất sản xuất, đất chuyên dùng và đất thổ cư tăng theo, mức độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cùng với đó là việc xây dựng nhà máy thủy điện ở nhánh sông An Lão, làm suy giảm diện tích lớp phủ, đặc biết là lớp phủ rừng đầu nguồn, điều này tác động không nhỏ đến dòng chảy trên lưu vực. Phần thượng lưu sông Lại Giang, là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người như Ba Na, H’rê, Chăm… trình độ

53

dân trí còn thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sống dựa vào rừng vì vậy nhiều diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá, hoặc chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, dẫn đến khả năng điều tiết nước của rừng bị giảm đi. Bên cạnh đó, công tác giao đất giao rừng được các cấp ban ngành quan tâm nên nhiều diện tích đất lâm nghiệp và nhiều ha rừng được giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí, bảo vệ. Vì vậy, diện tích rừng đang ngày càng tăng lên, tuy nhiên chất lượng rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng do sự suy giảm của diện tích rừng tự nhiên.

54

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ THỰC VẬT ĐỐI VỚI DÒNG CHẢY MẶT LƢU VỰC

SÔNG LẠI GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến động lớp phủ thực vật đến dòng chảy lưu vực sông lại giang, tỉnh bình định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)