Khái lược truyện kinh dị trong văn xuôi hiện đại Việt Nam trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Khái lược truyện kinh dị trong văn xuôi hiện đại Việt Nam trước

năm 1945

1.2.1. Cơ sở hình thành

1.2.1.1. Cơ sở khách quan

Văn học là tấm gương phản chiếu xã hội. Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh một nền văn học nhất định mà còn là nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy. Theo mối quan hệ biện chứng này thì vào đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã xuất hiện đầy đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời với nhiều thể loại, nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có khuynh hướng truyện kinh dị.

Sau các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có qui mô hoàn chỉnh. Tầng lớp tiểu tư sản được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến đầu thập kỷ 30 đã phát triển đông đảo và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số các đô thị. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây đã đem đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sản thành thị những tình cảm mới, những rung động mới: “Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt ở đầu thế kỉ XX, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng

phương Tây và lối sống đô thị hoá cũng làm cho ý thức cá nhân được thức tỉnh. Ý thức cá nhân mới nảy sinh và phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp thị dân mà trước hết là ở bộ phận trí thức tân học. Họ có quan điểm hoàn toàn khác với thế hệ trước về cái đẹp, về đạo đức, nhân sinh và đặc biệt là về văn hoá nghệ thuật. Họ cho rằng những quy phạm chặt chẽ trong văn chương thời trung đại đã trở thành vật cản trên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà. Họ lên tiếng chống lại sự trói buộc trái tự nhiên của thi pháp cổ điển mang tính phi ngã một thời là mẫu mực cho các sáng tác văn chương nghệ thuật. Họ đòi hỏi một sự cách tân để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ mới và kích thích cá tính sáng tạo trong nghệ thuật văn chương.

Bên cạnh đó, báo chí góp phần không nhỏ vào sự đổi mới của xã hội nói chung và văn nghệ nói riêng. Từ năm 1913, báo chí bắt đầu đổi mới và có khuynh hướng, chương trình rõ rệt hơn, hình thức báo chí cũng được cải tiến. Báo chí chính là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trao đổi ý kiến đánh giá tác phẩm, phổ biến lý luận kinh nghiệm sáng tác. Đặc biệt, báo chí còn góp phần đấu tranh cho sự thắng lợi của văn hoá tiến bộ, cho sự thắng thế của chữ quốc ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới văn học. Báo chí nhanh chóng mang đến cho công chúng một nhu cầu mới bên cạnh nhu cầu thông tin: đọc văn chương. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta chứng kiến tác phẩm văn chương công bố bằng trang báo. Nói khác đi, công chúng văn chương bắt nguồn từ công chúng báo chí. Và văn học hiện đại Việt Nam nẩy mầm trên báo chí.

Hơn thế nữa, theo sự phát triển của xã hội, viết văn trở thành một nghề kiếm sống tuy rất khó khăn, chật vật. Tản Đà từng than thở: “Văn chương hạ

giới rẻ như bèo”. Để tồn tại trong cuộc mưu sinh bằng nghề, văn học buộc

phải đáp ứng được thị hiếu của công chúng. Trong đó, sự ra đời và phát triển của truyện kinh dị trong nền văn xuôi Việt Nam đã thổi một làn gió mới đến

đời sống văn học, đời sống báo chí, có sức hút mạnh mẽ với độc giả. Nhiều tác giả với những trang viết mang màu sắc kinh dị, ma quái đã bước đầu gây được sự chú ý của công chúng văn chương. Có thể kể đến những cái tên như: Thế Lữ, Lan Khai, Tchya, Bùi Hiển, Nguyễn Tuân…

Như vậy có thể khẳng định rằng những biến chuyển trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội là tiền đề rất quan trọng cho sự ra đời một khuynh hướng mới trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam– khuynh hướng truyện kinh dị. Bên cạnh đó, vì nảy sinh trong một hoàn cảnh lịch sử– xã hội đặc thù nên truyện kinh dị Việt Nam cũng mang nhiều đặc trưng riêng biệt.

1.2.1.2. Cơ sở chủ quan

* Truyện kinh dị Việt Nam chịu ảnh hưởng văn học lãng mạn

Văn học lãng mạn thời kỳ 1932 - 1945 gần như chiếm địa vị độc tôn trên thi đàn văn học công khai và góp phần rất quan trọng trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam. Chính những đặc trưng cơ bản của văn học lãng mạn đã chi phối ít nhiều đến sự ra đời và phát triển của truyện kinh dị. Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao các tác giả của văn học lãng mạn lại đồng thời là những cây bút viết truyện kinh dị xuất sắc.

Văn xuôi lãng mạn mang tính chất thoát ly: trong vòng cương tỏa của xã hội với những khuôn khổ, sự trói buộc thì nhu cầu thoát lý khỏi hiện thực cuộc sống, khỏi không khí ngột ngạt trở thành yêu cầu bức thiết. Bởi vậy, các tác giả văn xuôi lãng mạn thường tưởng tượng nên những câu chuyện không có trong đời thực để bày tỏ nỗi niềm và khát vọng của mình. Không những thế có tác giả tìm vào quá khứ của lịch sử dân tộc để dệt nên những chuyện tình say đắm mà không bị hiện thực cuộc sống kiềm tỏa như Lan khai với tác phẩm Đỉnh non Thần. Đặc biệt các nhà văn tìm về với chốn rừng thiêng nước độc chứa đựng bao điều kì dị, huyền ảo và thêu dệt nên những mối tình li kì ở chốn thâm sơn cùng cốc như: Tiếng gọi nơi rừng thẳm, Suối đàn của

Lan Khai; Ai hát giữa rừng khuya, Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn. Đó chính là những cách thức để các nhà văn thoát ly khỏi hiện thực bức bối của xã hội lúc bấy giờ.

Văn học là hình thái ý thức xã hội luôn phản ánh tồn tại xã hội mà trung tâm là hình tượng con người. Bởi vậy, Nguyễn Minh Châu đã từng nhận định: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con

người”. Con người trong xã hội bị o ép, bị bóc lột trên mọi phương diện, họ

chìm trong đau khổ và không tìm thấy cứu cánh cho cuộc đời. Vì thế, họ đã chạy trốn thực tại, đi sâu vào trong tâm hồn, trong bản ngã, tìm về cái tôi của mình và sống với thế giới tâm hồn riêng. Con người đã phát hiện ra thế giới tâm hồn của mình vô cùng phong phú đa dạng như cây đàn muôn điệu, khu vườn đầy hương sắc, bản nhạc của mọi thanh âm, đồng thời thể hiện nó một cách đầy ám ảnh và xúc động trên trang giấy. Nếu như chủ nghĩa hiện thực phản ánh cuộc sống một cách khách quan, thì chủ nghĩa lãng mạn lại phản ánh cuộc sống một cách chủ quan thông qua tình cảm, cảm xúc của người nghệ sỹ. Bởi vậy, mọi định hướng mọi chuẩn mực trong các tác phẩm văn xuôi lãng mạn đều do cái tôi quyết định.

Trong khi đó, chất liệu không thể thiếu của truyện kinh dị là trí tưởng tưởng bay bổng. Trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tưởng tượng lãng mạn là một nhu cầu thiết yếu để sáng tác. Những năm 1932 – 1945, các nhà văn được tiếp xúc với văn hóa phương Tây, được mở mang tầm mắt, được hít thở không khí tự do dân chủ trong văn hóa, văn học phương Tây. Từ đó họ ấp ủ một cái tôi lãng mạn đầy cá tính và muốn được thể hiện cá tính ấy giữa cuộc đời. Thế nhưng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn tồn tại những tư tưởng quân phiệt, độc đoán, ngột ngạt trong những trói buộc cấm đoán. Vì thế, cái tôi cá nhân trong văn xuôi lãng mạn vừa ra đời đã hóa thành ngay “con bướm

nó lại xa rời cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, nên cái tôi đó rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng, bơ vơ, không lối thoát. Để thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống chật chội, quẩn quanh, tù túng ấy, các nhà văn tìm đến nhiều phương thức để thoát ly. Và thế giới kì ảo- sản phẩm của trí tưởng tượng chính là một trong những cách để nhà văn thỏa mãn được những khát khao giải phóng cá tính và giải phóng tự do cá nhân của con người. Đồng thời đi vào thế giới kì ảo còn là cách để nhà văn cân bằng đời sống tinh thần. Truyện kinh dị ra đời như là một phương thức tuyệt hảo có tác dụng kích thích năng lực tưởng tượng của nhà văn, đem người đọc đến một thế giới bay bổng, diệu kỳ, đầy huyễn hoặc. Nhờ trí tưởng tượng, các nhà văn đã tạo ra những câu chuyện vừa li kì ma quái, khác lạ, hấp dẫn, lại vừa đem đến những câu chuyện tình diễm lệ, mùi mẫm, đậm chất ngôn tình. Đó là câu chuyện tình lãng mạn, nồng say ngất ngây men tình ái giữa Tuấn và Hoàng Lan Hương trong truyện

Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ. Tác phẩm Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn không chỉ là truyền thuyết về các loại ma trành, hóa thân của những cái chết bất đắc kỳ tử đằng sau đó là câu chuyện tình yêu giữa đôi trai gái Peng Slao và Đèo Lầm Khẳng. Peng Slao, nàng chính là con ma trành, về sau thoát được cảnh tôi tớ, hầu hạ cho thần hổ do đã tìm được người thay thế, người rơi vào cái dớp của kẻ trước. Peng Slao có tiền duyên với Đèo Lầm Khẳng. Nàng đã quyến rũ được họ Đèo vào ngôi nhà sàn của mình để được ân ái. Cuộc ân ái cuồng si giữa một kẻ là người và một kẻ là ma. Thế là Peng Slao được giải thoát. Gặp được Đèo Lầm Khẳng, Peng Slao hạnh phúc vô cùng, nàng đã yêu chàng lúc còn sống, nhưng chàng là một thiếu niên chân chính quá, không để ý đến nàng. Bây giờ tuy kẻ là người, kẻ là ma, âm dương cách trở nhưng cuộc tình duyên đằm thắm làm cho nàng được khuây khỏa trong cơn sầu tịch. Cái tình của ma mà lại đắm say thắm thiết hơn cả tình người. Có thể khẳng định rằng, nhờ trí tưởng tượng bay bổng mà nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn đã dệt

nên những trang tình ái vô cùng lãng mạn, ngọt ngào, nồng nàn và say đắm. Tình yêu ấy đã vượt lên trên mọi sự cương tỏa, trói buộc để hướng đến sự tự do luyến ái, tự do được bộc lộ tình cảm, sống hết lòng với người mình yêu. Không những thế bằng trí tưởng tượng, các nhà văn đưa người đọc thoát khỏi cuộc sống trần tục đi vào cõi phiêu bồng với bao hư ảo, huyền diệu. Đó là thế giới của thiên đình, thượng đế, tiên cảnh trong trong tác phẩm

Trên đỉnh non Tản của Nguyễn Tuân, Đi tiêu dao của Cung Khanh. Đó còn là thế giới của cõi âm hồn đầy rùng rợn trong tác phẩm Chiều sương, Một trận bão cuối năm của Bùi Hiển, những sinh thể của cõi âm cũng có lúc muốn gặp gỡ, chuyện trò hoặc trêu đùa với con người như thể để tìm thấy chút hơi ấm của cuộc đời. Hay nói cách khác, sự lôi cuốn hấp dẫn của những câu chuyện được tạo ra từ chính khả năng tưởng tượng bay bổng của nhà văn.

Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi lãng mạn những năm 1932 – 1945 đã có ảnh hưởng và tác động trực trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945.

* Sự “tiếp sức” của văn học truyền kì thời trung đại

Sự hình thành và phát triển của truyện kinh dị Việt Nam là sự kế tục, tiếp nối của truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Tác phẩm Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp được coi là truyện đặt nền móng cho thể loại truyện kì Việt Nam. Đặc biệt với hai tác phẩm Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông - ? và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Nguyễn Đăng Na đã nhận định: “đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật, văn học lấy con người làm đối tượng

và trung tâm phản ánh” [23; tr.32]. Giờ đây yếu tố kì ảo trong truyện truyền

kì được sử dụng một cách có chủ đích, trở thành phương tiện nghệ thuật để diễn tả nội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lần đầu tiên, con người được đặt trong không gian mở rộng bốn cõi: thiên tào, địa ngục, trần thế và cả trong

giấc mơ; thời gian phi tuyến tính, có độ đàn hồi cao, có thể co dãn tùy theo dụng ý tác giả. Con người có thể tự do đi lại, di chuyển tự do từ không gian này đến không gian khác một cách dễ dàng. Thế giới nhân vật ấy không thuần nhất mà lẫn lộn ảo và thực, thấp hèn và cao thượng, ma quỷ sống cùng với thần tiên, cõi trần và cõi âm tương giao với nhau qua lại với nhau. Từ cuối thế kỷ XIX, truyện truyền kì không còn phát triển nữa nhưng những đặc trưng cơ bản của nó lại in dấu đậm nét trong truyện kinh dị đầu thế kỉ XX. Cụ thể, sự tác động và ảnh hưởng của truyện truyền kì trong truyện kinh dị có thể thấy ở các phương diện sau:

Thứ nhất, đó là sự hiện diện của yếu tố kì ảo. Truyện truyền kì trung đại sử dụng những yếu tố kì ảo để phơi bày hiện thực xã hội phong kiến qua những số phận cụ thể của những con người trong xã hội. Đồng thời gửi gắm vào đó một bài học đạo đức hay một lí tưởng sống. Trong truyện kinh dị trước năm 1945, những yếu tố kì ảo, huyễn hoặc, ma quái lại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trước hết, những yếu tố kì ảo, huyễn hoặc trong các truyện kinh dị được dùng để tạo không khí rùng rợn, làm cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn lôi cuốn người đọc, người nghe. Sau nữa, để gửi gắm những nỗi niềm, trăn trở của con người trước cuộc sống; có khi lại được dùng để thể hiện những quan niệm của người viết về con người, về cuộc đời; có lúc lại là phương tiện để các tác giả đi vào thế giới tâm linh của con người.

Thứ hai, các truyện truyền kì trung đại khai thác đề tài từ văn học dân gian với những câu chuyện có thể rất quen thuộc trong kho tàng cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn. Các truyện kinh dị trước năm 1945 cũng mang sắc màu dân gian nhưng đậm nét về tín ngưỡng dân gian hơn là về văn học dân gian. Truyện kinh dị dựa trên niềm tin của nhân dân ta từ xưa đến nay- tin rằng có ma quỷ- thần thánh- mà sáng tạo ra những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo, hoang đường. Tất cả điều đó xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh của

dân gian: tin rằng có sự tồn tại của thế giới cõi âm, thế giới siêu hình. Và chính cõi âm đó tạo nên một không khí rùng rợn đầy huyễn hoặc, kích thích sự hiếu kì của người đọc.

Thứ ba, giống như truyện truyền kì thời trung đại, các nhân vật nữ trong các truyện kinh dị trước năm 1945 đều rất đẹp. Đi liền với cái đẹp là tình yêu là khát vọng hạnh phúc của con người trần thế. Và môtip thường gặp nhất của thể loại truyền kì trong văn học trung đại được tìm thấy trong truyện kinh dị chính là môtip về sự gặp gỡ, yêu đương và ân ái giữa ma và người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 30)