Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 100 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Mỗi loại hình nghệ thuật đều có những chất liệu mang tính đặc trưng. Nếu hội họa là đường nét và màu sắc, âm nhạc là giai điệu và tiết tấu thì Văn học lấy ngôn ngữ làm chất liệu chủ yếu. Bởi vậy, nhà văn Gorki từng khẳng

định: “Yếu tố đầu tiên của văn học chính là ngôn ngữ”. Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ đóng vai trò then chốt trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng cũng như bộc lộ phong cách của từng nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Ngôn ngữ trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả

hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo

hình và biểu hiện ngôn ngữ” [10; tr.212, 213].

3.3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hóa

Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng cách sử dụng lại mang dấu ấn cá nhân. Để tạo ra những nhân vật có cá tính độc đáo, mang sắc thái của riêng mình, nhà văn phải vận dụng tổng hợp những cách thức phù hợp trong xây dựng nhân vật. Trong đó, ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản nhất và thiết yếu nhất để tạo nên sự sinh động, độc đáo cho diện mạo của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói, bao gồm các dạng thức cơ bản: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.

* Cá tính hóa trong ngôn ngữ đối thoại

Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau. Trong những truyện kinh dị trước năm 1945, các nhà văn đã cá thể hóa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật bằng nhiều cách: biểu hiện ở lối xưng hô, cách đặt câu, ghép từ, sự lặp lại những từ, những câu… tất cả tạo nên một cá tính rất riêng của nhân vật. Đoạn đối thoại trong tác phẩm Vàng và máu của Thế lữ, cái uy quyền của quan Châu Nga Lộc được thể hiện rõ trong đoạn đối thoại với tên người Thổ từ hang Văn Dú trở về: “- Mày vào đây làm gì?/ Rồi ông lại hỏi:- Nhưng mày đến Văn Dú hay sao mà biết?/ - Tôi ở Văn Dú về đây… Tôi đi với một người tên là Nùng Khai./ - Nó đâu?/ - Chết rồi./ -Nó chết rồi à? - Phải./ - Chúng

con trai chưa kịp trả lời, ông Châu lại hỏi: - Mày không biết Văn Dú là chỗ

ghê gớm sao?/ - Có chứ./ - Thế sao còn đến, đến làm gì? Nói mau!

Trong tác phẩm Mũi tên dẹp loạn của Lan Khai, nhằm tô đậm tính cách gan dạ, quyết sống mái với bọn giặc Mèo của chàng trai trẻ, nhà văn đã dựng nên cuộc đối thoại rất ấn tượng: “Kìa! Thế các ông không thấy gì khác à?... Vừa rồi, lúc về qua rừng Cấm, tôi gặp một thằng Mèo lảng vảng chừng lại đây nghe ngóng. Tôi tức mình cho nó một mũi tên rồi chém đầu vứt xuống vực…/ Mọi người tái mặt./ - Bác Khán! Bác làm thế tức là khai chiến với giặc…/-Thì đã sao? Đằng nào cũng chết mà!../ -Mình, ít người địch sao nổi; chi bằng chịu hàng… Chàng trẻ tuổi nổi giận: - Hàng à? Các ông tưởng hàng thì nó để cho sống hẳn?/ -Chứ gì!... Mình chịu theo, ai còn nỡ giết./ - Các ông lầm! Rồi tôi sẽ nói rõ để các ông nghe”.

Ngôn ngữ của chàng trai miền núi thể hiện rõ nét tính cách khẳng khái, mạnh mẽ phi thường qua việc sử dụng những đại từ nhân xưng, những động từ kiên quyết và cả khẩu khí qua những câu văn mệnh lệnh, cầu khiến dõng dạc.

Như vậy, việc cá tính hóa trong ngôn ngữ đối thoại sẽ góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật, đồng thời cho thấy rõ dấu ấn của sự sáng tạo và phong cách của từng nhà văn.

* Cá tính hóa trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Bên cạnh cá tính hóa ngôn ngữ đối thoại thì cá tính hóa trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc khai phá thế giới tâm hồn và tính cách nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người

trong dòng chảy trực tiếp của nó”. Truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945

cũng sử dụng khá phổ biến phương thức cá tính hóa ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Khi độc thoại nội tâm, các nhân vật thực hiện sự “tự giao tiếp” với chính

mình hay một sự giao tiếp tưởng tượng với một đối tượng khác. Nhân vật càng có cá tính độc đáo thì thường có một đời sống tinh thần phức tạp, nhiều bí ẩn. Và những bí ẩn đó thường bộc lộ ra ngoài qua hình thức độc thoại nội tâm. Đọc

Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ chắc người đọc vẫn mãi ám ảnh bởi những day dứt của nhân vật Tuấn khi nghĩ về người tình xinh đẹp Hoàng Lan Hương: “- Lan Hương ơi, em nỡ bỏ anh thực sao? Bao nhiêu cực khổ tạm nguôi chẳng được bao lâu, vết cũ lại mở ra, càng thêm đau xót lắm. Mắt anh nhòa trông ánh đèn. Anh đổ cho tại rượu. Anh đồ chừng thương nhớ chua cay lại sắp kéo dài hiu quạnh không biết đến bờ bến nào. Nỗi sầu đủng đỉnh nhắc lại những lời thơ não nùng. Thi nhân xưa đã chịu vò xé biết mấy mươi từng mà thấu được tình cảnh anh chàng đến thế?/ - Lan Hương ơi, em là người sống hay vật hư huyền, thì tâm hồn em cũng phải anh linh để mà cảm thông với anh chứ. Mà hoa, cây là giống đa tình cảm sao mà tệ ác được thế, sao mà để khổ cho nhau

đến bực nào?”. Chỉ những dòng độc thoại ngắn ngủi ấy thôi, Thế Lữ đã làm

nổi bật những khát khao bỏng cháy, những nhớ thương dâng trào của một trái tim yêu. Hàng loạt các tính từ là từ láy, từ ghép được vận dụng, những câu văn nhiều thanh huyền nhẹ như nỗi nhớ thương, những câu văn dài ngắn trầm bỗng hài hòa thể hiện rõ một nội tâm giàu xúc cảm. Qua đó, người ta thấy rõ một con người đa sầu, đa cảm và khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật Tuấn, đồng thời, thấy được ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn khi đi sâu vào ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật.

Trong tác phẩm Vàng và máu của Thế Lữ, đoạn độc thoại nội tâm vừa cho thấy đầu óc suy luận tài giỏi của quan Nga Châu Lộc vừa làm tăng thêm tính huyền bí, đáng sợ của hang Văn Dú: “- Hừ! Bọn quan tàu quỷ quyệt lắm! Cũng là một thứ lời di lại, mà một đằng là những câu dặn dò để tìm ra của, còn một đằng thì lừa cho người ta mắc phải những cái nạn gớm ghê… Nhưng ta, ta không mắc lừa đâu. Ta không nông nổi, u mê như bọn con cháu nhà họ

Hoàng, tưởng đây chỉ là những câu có quyền phép mầu nhiệm. Không. Ta biết. Rồi ta sẽ tìm cho ra nghĩa kín, ta sẽ khám phá cho kì được mới nghe. Ông lại hơi mỉm cười vì nghĩ đến cái kế độc mấy trăm năm nay sẽ bị ông hủy

đi mất, mà cái kho của kia tất sẽ về tay ông”. Bao câu hỏi vang lên dồn dập là

bấy nhiêu sự suy luận, phán đoán của vị quan Châu về bí mật của hang Văn Dú dần được sáng tỏ. Hay nói cách khác ngôn ngữ độc thoại đã góp phần quan trọng trong việc tô đậm tính cách và diễn biến tâm lí của nhân vật. Đồng thời làm cho câu chuyện được kể trở nên kì bí và hấp dẫn hơn.

3.3.1.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Đọc truyện kinh dị trước năm 1945, người đọc còn thấy ngôn ngữ mượt mà hàm súc, gợi ra muôn vàn âm thanh, sắc màu của sự sống. Nhờ ngôn ngữ hình tượng mà các nhà văn đã khắc họa nên những bức tranh sống động và nhuốm màu sắc huyền bí. Âm vang của núi rừng được nhà văn Lan Khai tái hiện vô cùng sống động trong tác phẩm Dưới miệng hùm: “tiếng suối đổ sườn non, tiếng thông reo kẽ đá, tiếng gió thở dài trên ngọn cây, tiếng hoẵng âm thầm trong quãng tối, trăm nghìn thanh âm gở lạ cùng xôn xao và cùng

hòa hợp thành cái lặng lẽ ghê gớm của đêm rừng”. Hay trong tác phẩm Mưu

thằng Đợi cũng vậy: “Cảnh rừng mỗi phút càng trở nên xôn xao. Tiếng bìm bịp kêu, tiếng gà rừng gáy vang, tiếng khướu, yểng, họa mi, chích chòe đua

nhau hót tưng bừng như những tiếng reo trong một đám hội”. Tất cả như một

bản hòa tấu rất đặc trưng của không gian đường rừng và nó góp phần quan trọng trong việc làm nền cho những câu chuyện kì bí, hoang đường.

Ngôn ngữ tạo hình mà các nhà viết truyện kinh dị sáng tạo đã tạo nên những mảng màu cuộc sống vô cùng sinh động và hấp dẫn. Đó chẳng khác nào như những thước phim quay chậm ghi lại từng khoảnh khắc của thiên nhiên và con người trong một không gian vô tận, ẩn chứa bao điều u huyền. Đọc truyện

nghe. Một dải suối róc rách ở gần, tiếng sáng như thủy tinh reo vào trong thứ giọng rù rì tối tắm của những con trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa ra những tiếng bí mật, khiến cho mình cảm thấy được cái sinh hoạt của nó trong đêm khuya. Một con hươu đang ngớ ngẩn nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất nhẹ của con sóc chạy trên cành; dưới tiếng lá cựa dưới mình một con vật đang nằm, một tiếng vỗ cánh nặng nề của con chim lớn. Từng trận gió thổi qua, một loạt lá rơi rào rạt, rồi tất cả lại im lặng như ngóng đợi, như nín hơi. Xa xa, rõ thực xa, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc một gần thêm, rồi lại xa dần, rồi lại như biến đi mất. Có khi nghe tiếng muôn nghìn người ồn ào đưa từ đâu tới; phảng phất trí não hình dung ra

những cảnh chợ búa xe pháo ở chốn thị thành”.

Còn trong tác phẩm Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai, với hệ thống ngôn ngữ giàu tính tạo hình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng được quan sát từ nhiều góc khác nhau: chiều cao, chiều sâu và chiều rộng. Bởi vậy, khi nhìn lên thì thấy: “Những chỏm núi xa vươn lên chân

mây phơn phớt hồng, chờ đợi thái dương, chim chóc trên cành đua nhau hót”.

Từ trên cao nhìn xuống lòng thung lũng thì thấy: “lúa chín gục đầu dưới những hạt sương lấp lánh. Suối róc rách chảy, tung bọt trắng lên những hòn

đá phủ rêu xanh”. Và khi đưa ánh mắt nhìn ra xung quanh lại thấy: “không

khí mát dịu thơm tho, vạn vật đều tưng bừng với ánh sáng với sự thông

thoáng, sự thở hút, sự vẫy vùng giữa cái khung cảnh mỹ miều…”. Bằng ngòi

bút sắc sảo và sự nhạy cảm tinh tế, Lan Khai đã viết lên những trang văn với những bức tranh thiên nhiên mang đậm chất họa, chất nhạc. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng ấy được dệt bằng những từ ngữ, hình ảnh ví von sinh động, làm say đắm lòng người và đọng lại những rung cảm sâu xa về một miền sơ cước đẹp như bức tranh.

tế trong một trường ngôn ngữ giàu tính tạo hình, các nhà văn đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm vô cùng thú vị. Và đó cũng là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 100 - 106)